CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3.3 Các cơ chế hợp tác thƣơng mại biên giới Việt – Trung
3.3.3.1. Thúc đẩy hợp tác phát triển “Hai hành lang một vành đai kinh tế”
Tháng 5/2004, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức của Thủ tƣóng Việt Nam tới Trung Quốc, Thủ tƣớng Việt Nam Phan Văn Khải và Thủ tƣớng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã thống nhất ý tƣởng hai nƣớc Việt Nam – Trung
Quốc hợp tác xây dựng hai hành lang kinh tế: Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Hà Khẩu – Côn Minh; Hải Phòng – Hà Nội – Lạng Sơn – Bằng Tƣờng – Nam Ninh và một vành đai kinh tế dọc Vịnh Bắc Bộ: Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hƣng – Hải Nam (đƣợc gọi tắt là “hai hành lang một vành đai kinh tế”. Tiếp đó, tháng 10/2004, “Bản ghi nhớ về việc thành lập Tổ chuyên gia hợp tác kinh tế và thƣơng mại Việt – Trung” đƣợc ký kết tại Hà Nội nhằm tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đề xuất các phƣơng án cụ thể cho phát triển kinh tế, thƣơng mại của “Hai hành lang một vành đai kinh tế”.
Từ phƣơng châm lớn đã đƣợc hai nƣớc xác định bằng 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hƣớng tới tƣơng lai”, Chƣơng trình “Hai hành lang một vành đai kinh tế” đƣợc thực hiện theo các quan điểm sau:
Hữu nghị, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tìm cách phát triển trên cơ sở điều kiện đặc thù và trình độ phát triển của mỗi nƣớc; đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội – an ninh – môi trƣờng của mỗi bên; đảm bảo phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nƣớc. Đối với từng vấn đề hợp tác, hai bên cùng lấy hữu nghị, bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển và cùng đứng trên góc độ toàn cục của quan hệ kinh tế – thƣơng mại hai nƣớc để tiến hành các cuộc đối thoại nhằm cùng nhau xây dựng môi trƣờng hợp tác lành mạnh.
Tiến hành trong khuôn khổ chung, có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa hai bên: các vấn đề hợp tác trong dự án đƣợc tính toán, tiến hành trong khuôn khổ các hợp tác tổng thể chung giữa hai nƣớc, của các ngành, các tỉnh hữu quan của hai nƣớc căn cứ vào đặc thù của mình mà đề ra các lĩnh vực hợp tác một cách có thứ tự, trong khuôn khổ sự bố trí chung của Chính phủ hai nƣớc.
Vấn đề hợp tác nào dễ thì làm trƣớc, tiến dần dần từng bƣớc: giai đoạn đầu sẽ tập trung vào các lĩnh vực dễ làm nhƣ thƣơng mại và đầu tƣ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, du lịch, xây dựng cơ bản, khai thác nguồn tài nguyên, bao thầu công trình; giai đoạn sau, mở rộng dần dần ra các lĩnh vực khác. Tiến hành hợp tác qua nhiều kênh (chính phủ, doanh nghiệp và tƣ nhân), đảm bảo vấn đề nào dễ và cấp bách thì tiến hành hợp tác trƣớc, tiến dần từng bƣớc từ các điểm phát triển thành tuyến và từ các tuyến đến diện.
Trong những năm qua, Việt Nam và Trung Quốc đã ƣu tiên đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng cơ sở thƣơng mại, dịch vụ. Đồng thời hai nƣớc cũng đã xây dựng các biện pháp, chính sách tạo thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế giữa hai nƣớc và các địa phƣơng trong hành lang, vành đai, đặc biệt đã có những ƣu đãi về thuế xuất nhập khẩu, đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu.
Việt Nam và Trung Quốc đã khuyến khích các địa phƣơng chủ động tham gia các sáng kiến, chƣơng trình hợp tác giữa các địa phƣơng theo quy hoạch và định hƣớng của hai Chính phủ. Hợp tác giữa các địa phƣơng đƣợc tiến hành trong khuôn khổ hợp tác chung của hai nƣớc, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng và thế mạnh để phát triển. Các địa phƣơng đã chủ động dành cho nhau những ƣu đãi để hợp tác trong các lĩnh vực có thế mạnh để phát triển, thực hiện thuận lợi hoá thƣơng mại, dịch vụ và đầu tƣ, du lịch, nuôi trồng và chế biến nông lâm thủy sản, khai thác nguồn tài nguyên... Hai nƣớc đã xây dựng những chƣơng trình khuyến khích các doanh nghiệp hai nƣớc đẩy mạnh giao lƣu kinh tế, mở rộng liên doanh, liên kết, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, ký kết các hợp đồng kinh tế.
3.3.3.2. Uỷ ban Hợp tác Kinh tế - Thương mại Việt – Trung
Uỷ ban Hợp tác Kinh tế - Thƣơng mại Việt – Trung đƣợc thành lập từ ngày 22 tháng 12 năm 1994 tại Hà Nội. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm đầu,
hoạt động của Uỷ ban này là không nhiều, đóng vai trò không đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - thƣơng mại giữa hai nƣớc. Cho đến kỳ họp lần thứ 5 (tháng 9/2005) tại Hà Nội, Uỷ ban mới tập trung vào những biện pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu những mặt hàng cụ thể và ổn định kim ngạch mậu dịch giữa hai nƣớc.Tại kỳ họp lần thứ 6 (tháng 6/2008) tại Bắc Kinh, Uỷ ban đã quan tâm giải quyết các vấn đề nhằm thúc đẩy phát triển mậu dịch biên giới.
Cùng với việc ổn định phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá có giá trị lớn, Uỷ ban đã đƣa ra các giải pháp đa dạng hoá các mặt hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới, đảm bảo sự ổn định của thƣơng mại biên giới. Tại kỳ họp lần thứ 6, Uỷ ban đã thống nhất: “…mậu dịch biên giới đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế tại khu vực biên giới hai nước, nâng cao đời sống của nhân dân khu vực biên giới… tiếp tục mở rộng mậu dịch biên giới, thực hiện ổn định chính sách biên mậu theo hướng khuyến khích phát triển mậu dịch biên giới, đồng thời kiên quyết áp dụng các biện pháp hữu hiệu cùng nhau ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, buôn bán chất độc hại… để thúc đẩy mậu dịch biên
giới hai nước phát triển lành mạnh, ổn định”.
Uỷ ban đã khuyến khích tăng cƣờng trao đổi thông tin qua hệ thống mạng điện tử để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp hai nƣớc khi làm thủ tục thông quan, đồng thời góp phần quản lý có hiệu quả hơn và ngăn chặn hiện tƣợng C/O giả; phối hợp nhanh chóng, thông báo kết quả xác minh những C/O mà Hải quan của bên kia có yêu cầu xác minh. Trung Quốc đã hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong việc tạo thuận lợi hoá thƣơng mại tại các cửa khẩu biên giới. Ngoài ra, Việt Nam và Trung Quốc đã thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phƣơng Việt - Trung (11/2006) và đã tiến hành 3 phiên họp (phiên thứ 3 họp tại Hà Nội tháng 3/2009).
3.3.3.3.Nhóm công tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc
Nhóm công tác thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc đƣợc thành lập để xử lý những vấn đề cụ thể, đặc biệt là những vấn đề nảy sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới đất liền. Nhóm công tác đã phối hợp, xây dựng những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy thƣơng mại biên giới Việt – Trung phát triển thuận lợi, phát huy tác dụng tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế - thƣơng mại khu vực biên giới, nâng cao mức sống của cƣ dân hai bên biên giới Việt – Trung.
Nhóm công tác đã từng bƣớc giải quyết vấn đề phía Trung Quốc chỉ định các cửa khẩu nhập khẩu đối với một số mặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam. Đồng thời thông báo cho các cơ quan quản lý và cƣ dân hai bên biên giới danh mục hàng hoá đƣợc phép và không đƣợc phép thông quan theo hình thức thƣơng mại cặp chợ biên giới.
Nhóm công tác đã hợp tác, xây dựng những giải pháp nhằm thuận lợi hoá thƣơng mại tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên các lĩnh vực nhƣ hải quan, kiểm tra chất lƣợng, giao thông vận tải… Hợp tác để thúc đẩy xuất khẩu tiểu ngạch các mặt hàng gạo, rau quả, thủy sản, sắn lát và tinh bột sắn sang thị trƣờng Trung Quốc. Qua trao đổi, phía Trung Quốc đã ngày càng tạo điều kiện thông quan các mặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch mau hỏng của Việt Nam nhƣ rau quả, thủy sản, hàng đông lạnh…
Nhóm công tác đã xây dựng những cơ chế nhằm khuyến khích hải quan, cơ quan chủ quản về kiểm nghiệm, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm đơn giản hoá thủ tục thông quan tại cửa khẩu biên giới, kịp thời phối hợp giải quyết các vấn đề cụ thể có liên quan đến thƣơng mại song phƣơng. Tạo điều kiện thuận lợi trong kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy định và thủ tục tại cửa khẩu đối với mặt hàng nông lâm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc Việt – Trung. Phía Trung Quốc đã tổ chức hƣớng dẫn, phổ biến việc giám sát
ghi nhãn trên bao bì các mặt hàng trái cây xuất khẩu tiểu ngạch vào Trung Quốc bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Nhóm công tác đã hợp tác, xây dựng hệ thống thông tin giúp các thƣơng nhân kiểm tra chứng thƣ về chất lƣợng, kiểm dịch và C/O điện tử nhằm giảm thiểu hiện tƣợng giả mạo chứng thƣ, chứng nhận, từ đó giảm rủi ro cho doanh nghiệp hai bên khi giao dịch.
3.3.3.4.Hợp tác song phương ở cấp địa phương
Chính quyền địa phƣơng các tỉnh biên giới Việt Nam và Trung Quốc thƣờng xuyên trao đổi, giao lƣu nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới. Trong khuôn khổ pháp luật và chính sách hiện hành, chính quyền các cấp hai bên biên giới thƣờng xuyên thông báo cho nhau chính sách thƣơng mại biên giới của mình, phối hợp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch hàng hoá qua biên giới, đề xuất kiến nghị giải pháp duy trì hoạt động thƣơng mại biên giới hai nƣớc phát triển lành mạnh và ổn định.
Thực hiện Thoả thuận về thành lập nhóm công tác liên hợp giữa 4 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Điện Biên (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phiên họp lần thứ nhất nhóm liên hợp đã đƣợc tổ chức tại Lào Cai vào ngày 26/9/2008; phiên họp lần thứ hai đƣợc tổ chức tại Vân Nam năm 2009. Đồng thời, phiên họp nhóm công tác liên hợp giữa 3 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng (Việt Nam) với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã diễn ra đƣợc hai phiên họp và phiên họp thứ ba sẽ đƣợc tổ chức tại Lạng Sơn vào năm 2010.
Kể từ năm 2001, Hội chợ thƣơng mại biên giới Việt – Trung do tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc phối hợp thƣờng niên luân phiên tổ chức tại thành phố Lào Cai và thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc) đã không ngừng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Qua các kỳ hội chợ đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc mở rộng thị
trƣờng, tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh liên doanh, liên kết, từ đó thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Đối với các kỳ hội chợ đƣợc tổ chức tại Vân Nam, phía Trung Quốc đã có chính sách cho doanh nghiệp Việt Nam đƣợc hƣởng miễn tất cả các loại thuế, lệ phí cho hàng hoá bán tại hội chợ. Bên cạnh đó, các địa phƣơng biên giới phía Trung Quốc nhƣ Đông Hƣng, Bằng Tƣờng, Thiên Bảo… thƣờng xuyên tổ chức các hội chợ và tạo điều kiện cho hàng hoá và doanh nghiệp của Việt Nam.