Công tác tổ chức thực hiện quản lý thuế TNCN đối với các doanh nghiệp có vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu kinh tế vũng áng, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 44)

1.3. Nội dung cơ bản của công tác quản lý Thuế TNCN trong các DN có vốn ĐTNN

1.3.2. Công tác tổ chức thực hiện quản lý thuế TNCN đối với các doanh nghiệp có vốn

nghiệp có vốn ĐTNN

1.3.2.1. Quản lý đăng ký cấp mã số thuế cá nhân

Mã số thuế là dãy số dùng để nhận biết, xác định từng ngƣời nộp thuế và đƣợc quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Nó có tác dụng vô cùng quan trọng giúp cơ quan thuế nắm đƣợc các thông tin cá nhân của ngƣời nộp thuế, xác định thu nhập chịu thuế của ngƣời nộp thuế nhận đƣợc ở các nơi...

Luật Quản lý thuế Thu nhập cá nhân đã quy định cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phải thực hiện đăng ký mã số thuế. Việc đăng ký mã số thuế giúp ngƣời nộp thuế đƣợc hƣởng một số quyền lợi khi tính thuế đó là: ngƣời nộp thuế chỉ đƣợc tính giảm trừ gia cảnh cho ngƣời phụ thuộc nếu ngƣời nộp thuế đã đăng ký thuế và đƣợc cấp mã số thuế; Đƣợc ủy quyền quyết toán hoặc tạm thời không khấu trừ thuế khi thu nhập chƣa đến mức; đƣợc giải quyết hoàn thuế thu nhập cá nhân nếu có số thuế nộp thừa....

Ngƣời nộp thuế TNCN có thể trực tiếp đăng ký với Cơ quan thuế để đƣợc cấp mã số thuế. Đối với các cá nhân có thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công do các tổ chức chi trả thì các tổ chức có trách nhiệm đôn đốc, hƣớng dẫn,

nhận hồ sơ đăng ký thuế của ngƣời nộp thuế, tổng hợp và nộp cho Cơ quan thuế trực tiếp quản lý để đăng ký thuế cho lao động nhận thu nhập trong doanh nghiệp mình.

Hồ sơ đăng ký mã số thuế đối với ngƣời nộp thuế là cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu quy định (mẫu 05-ĐK-TCT).

- Bản sao không yêu cầu chứng thực chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân đội hoặc hộ chiếu đối với ngƣời nƣớc ngoài.

Tại Cục Thuế Hà Tĩnh việc nộp Hồ sơ đăng ký thuế đƣợc thực hiện nhận và trả tại Bộ phận một cửa, thời gian cấp mã số thuế từ 03 đến 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

1.3.2.2. Quản lý đối tượng nộp thuế:

Trong nội dung này thì cơ quan thuế cần xác định rõ cơ sở đánh thuế theo tình trạng cƣ trú vừa có ý nghĩa quan trọng trong công tác xác định nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân vừa là cơ sở để tiến hành đàm phán, ký kết các hiệp định tránh thuế trùng với các nƣớc khác trong quan hệ quốc tế về thuế. Nguyên tắc này là cơ sở cho việc áp dụng các nguyên tắc còn lại khi đánh thuế TNCN.

Từ đây ta xác định đƣợc đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ sau:

- Cá nhân cƣ trú:

+ Các lao động Việt Nam.

+ Lao động nƣớc ngoài đƣợc tính là cá nhân cƣ trú nếu đáp ứng đƣợc một trong các điều kiện: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dƣơng lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; Có nơi ở thƣờng xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở

đăng ký thƣờng trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng có thời hạn.

- Đối với cá nhân không cƣ trú: Các cá nhân là lao động nƣớc ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện trên.

Đây là khâu đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân. Quản lý tốt đối tƣợng nộp thuế sẽ đảm bảo phần lớn hiệu quả của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Trong công tác quản lý đối tƣợng nộp thuế, chúng ta chƣa biết chính xác ai là những đối tƣợng phải nộp thuế trƣớc khi kê khai thu nhập của họ . Do đó, cần giám sát thu nhập của tất cả các đối tƣợng lao động, từ đó chúng ta có thể xác định đƣợc đối tƣợng nào phải nộp thuế và nộp thuế bao nhiêu. Hàng năm, cơ quan thuế phải tiến hành đăng ký đối tƣợng nộp thuế. Phƣơng thức thủ công và quản lý bằng mạng vi tính là hai phƣơng thức đăng ký đối tƣợng nộp thuế thƣờng đƣợc áp dụng. Vì đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân ở đây nhiều và không tập trung nên phƣơng thức quản lý bằng mạng vi tính thích hợp với công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Mọi thông tin cần thiết về đối tƣợng nộp thuế đƣợc nạp vào máy vi tính với một file riêng mà tên file là mã số của đối tƣợng nộp thuế. Khi cần kiểm tra một đối tƣợng nộp thuế, cơ quan quản lý chỉ cần mở file theo mã số của đối tƣợng đó, nhờ đó mà tránh đƣợc tình trạng bỏ sót các đối tƣợng nộp thuế đồng thời cũng đảm bảo sự nhanh gọn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế.

1.3.2.3. Quản lý thu nhập chịu thuế

Việc xác định thu nhập chịu thuế là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu đƣợc đề cập đến trong chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới. Căn cứ vào đó, ngƣời ta có thể thấy rằng loại

thuế thu nhập cá nhân áp dụng có công bằng không, thuế này tạo đƣợc nguồn thu nhƣ thế nào cho ngân sách nƣớc đó. Để tính đƣợc thuế TNCN phải nộp, trƣớc tiên phải xác định đƣợc những khoản thu nhập nào là thu nhập chịu thuế, khoản thu nhập nào là thu nhập không chịu thuế và tính toán thu nhập đó nhƣ thế nào. Sau đó, căn cứ vào một số quy định khác trong chính sách thuế nhƣ các khoản miễn giảm, khấu trừ… Cơ quan thuế xác định đƣợc thu nhập tính thuế. Từ thu nhập tính thuế và thuế suất sẽ xác định đƣợc thuế phải nộp, sao cho ngƣời nộp thuế chấp nhận và để luật thuế có tính khả thi cao. Có nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc mục tiêu kinh tế, xã hội trong việc thu thuế TNCN.

Các chuyên gia nƣớc ngoài làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có thu nhập cao gấp nhiều lần so với lao động trong nƣớc do đó đây là nội dung mà cơ quan thuế cần tập trung khai thác để kiểm sóat đƣợc nguồn thu nhập để tránh thất thu thuế.

1.3.2.4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế

Ngoài những quy định trong văn bản pháp quy có đƣợc hoàn hảo hay không thì sự thành công trong việc thực hiện các chính sách thuế còn phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết sâu sắc và ý thức chấp hành nghiêm túc của cán bộ thuế cũng nhƣ ngƣời nộp thuế. Để nội dung của chính sách thuế đến với mọi ngƣời dân trong xã hội, cơ quan thuế cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách thuế. Công tác này cần phải đƣợc thực hiện trƣớc hết từ cán bộ thuế, sau đó tới mọi ngƣời dân.

Để thành công trong tuyên truyền, phổ biến thuế thì các cơ quan thuế có thể thông qua phƣơng tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thuế thu nhập cá nhân…

+ Đối với cán bộ thuế: Việc tập huấn nghiệp vụ về một chính sách thuế nào đó cho các cán bộ ngành thuế, nhất là cán bộ cơ sở thƣờng đƣợc tiến hành ngay

sau khi Nhà nƣớc ban hành một chính sách thuế mới hoặc sửa đổi bổ sung một chính sách thuế đã có. Thông qua tập huấn, các cán bộ thuế có thể nắm chắc đƣợc các chính sách thuế từ mục đích, ý nghĩa đến nội dung cụ thể, đủ khả năng chuyên môn và làm tròn nhiệm vụ một tuyên truyền viên giỏi về thuế .

+ Đối với mọi ngƣời dân trong xã hội: công tác tuyên truyền phổ biến về nghĩa vụ thuế và nội dung của các chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cƣ cần phải đƣợc tiến hành đều đặn, thƣờng xuyên.

1.3.2.5. Công tác hoàn thuế TNCN

Hiện nay việc hoàn thuế TNCN đƣợc thực hiện theo quy định tại quyết định số 905/QĐ-TCT của Tổng Cục Thuế ban hành ngày 01 tháng 07 năm 2011. Theo quy định nếu số tiền thuế kê khai trong năm lớn hơn số thuế ngƣời nộp thuế quyết toán trong năm thì ngƣời nộp thuế đƣợc nộp hồ sơ hoàn thuế.

Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.

Đối với cá nhân đã uỷ quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân đƣợc thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì đƣợc bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.

Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.

1.3.2.5. Công tác đào tạo cán bộ công chức trong quản lý thuế

Thực hiện đƣợc mục tiêu trên, đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế sẽ đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng tập trung theo ba nội dung cơ bản:

Một là giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp, trách nhiệm pháp luật và phƣơng pháp giao tiếp, ứng xử.

Hai là đào tạo, bồi dƣỡng các kiến thức kinh tế, pháp luật liên quan nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý.

Ba là đào tạo, bồi dƣỡng các kiến thức và kỹ năng quản lý thuế theo cấp độ từ cơ bản đến chuyên sâu và nâng cao từng loại công chức thực hiện các chức năng và lĩnh vực quản lý thuế khác nhau, trƣớc mắt tập trung vào các kỹ năng tuyên truyền pháp luật thuế và hỗ trợ ngƣời nộp thuế; thanh tra, kiểm tra; quản lý kê khai và kế toán thuế; quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thu nợ thuế; dự báo thu ngân sách nhà nƣớc về thuế, quản lý thuế thu nhập cá nhân…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu kinh tế vũng áng, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)