Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế TNCN giai đoạn 2015 đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu kinh tế vũng áng, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 94 - 97)

1.4.2 .Nhóm yếu tố khách quan

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế TNCN giai đoạn 2015 đến năm 2020

đến năm 2020

4.2.1. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế độ khen thưởng, kỷ luật đối công chức thuế

Thứ nhất: Chú trọng việc đào tạo bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội

ngũ cán bộ thuế cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thuế, lĩnh vực kế toán, tài chính, kiến thức về quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ bồi dƣỡng tƣ tƣởng chính trị, phẩm chất đạo đức của ngƣời công chức thuế.

Thứ hai: Cục Thuế Hà Tĩnh cần có một kế hoạch lâu dài, mang tính

chiến lƣơck trong công tác đào tạo cán bộ cán bộ trẻ nhƣ cử cán bộ trẻ tham gia các khóa học chuyên sâu về Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn... để có thể giao tiếp, làm việc với ngƣời nƣớc ngoài mà không cần thông qua phiên dịch, tránh đƣợc tình trạng bất đồng ngôn ngữ nhƣ hiện nay. Đồng thời cần có các chính sách hỗ trợ cán bộ trẻ đi học và mạnh dạn bổ nhiệm vị trí công tác tại các phòng thanh tra, kiểm tra thuế, phòng quản lý thuế TNCN để tạo môi trƣờng cho họ rèn luyện, nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn.

Thứ 3:Cần chấn chỉnh việc chấp hành kỷ cƣơng, kỷ luật công tác; thực hiện đầy đủ quy chế làm việc của cả hệ thống ngành thuề, đảm bảo việc trả lời vƣớng mắc về thủ tục, chính sách thuế của cơ quan thuế với ngƣời dân phải kịp thời, đúng thời gian.

Thứ 4: Cần tổ chức khen thƣởng, biểu dƣơng kịp thời đối với những tập

thể, cá nhân xuất sắc những gƣơng điển hình tiên tiến có tinh thần xung kích trong công tác, sáng kiến trong quản lý thuế, phát động phong trào thi đua sâu rộng, đảm bảo quyết tâm triển khai thực hiện hoàn thành nhiệm vụ công tác thuế hàng năm.

4.2.2. Về Công tác tuyên truyền hỗ trợ

Tăng cƣờng và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế. Công tác hỗ trợ ngƣời nộp thuế phải đƣợc triển khai ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc phân loại NNT và đổi mới phƣơng thức, mở rộng các kênh hỗ trợ NNT. Tổ chức đối thoại thƣờng xuyên với ngƣời nộp thuế theo quy chế đã ban hành và cần lắng nghe ý kiến ngƣời nộp thuế. Bên cạnh đó Cơ quan thuế cần tuyên dƣơng kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho NSNN; đồng thời có các biện pháp xử lý đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân trong công tác chống trốn lậu thuế. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động hỗ trợ ngƣời nộp thuế, tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “một cửa”.

4.2.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về ngƣời nộp thuế, phân tích, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế, phân loại các doanh nghiệp có rủi cao để có cơ sở lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế, trong đó tập trung đối với các doanh nghiệp chi trả thuế nhiều năm chƣa đƣợc thanh tra, kiểm tra, các doanh

nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp đƣợc hƣởng ƣu đãi miễn giảm thuế; đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vì các doanh nghiệp này có sử dụng lao động nƣớc ngoài và có rủi ro cao về thuế.

Tổ chức thực hiện thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nƣớc các khoản thu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra. Phối hợp với cơ quan chức năng liên quan nắm bắt lao động nƣớc ngoài đến làm việc trên địa bàn, cũng nhƣ xử lý nghiêm các sai phạm nhằm răn đe, ngăn chặn vi phạm kịp thời và góp phần tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh bình đẳng giữa các ngƣời nộp thuế.

4.2.4. Về công tác thu nợ đọng thuế

Tập trung chỉ đạo công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế đảm bảo thực hiện đúng, đủ các biện pháp quản lý nợ đối với NNT còn nợ thuế theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và quy trình quản lý nợ thuế, không để phát sinh thêm số nợ thuế mới. Thực hiện công bố công khai thông tin các tổ chức khấu trừ thuế cũng nhƣ ngƣời nộp thuế nợ thuế lớn, chây ỳ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, các chủ đầu tƣđể thu hồi kịp thời tiền thuế nợ vào NSNN.

4.2.5. Về công tác phối kết hợp với các cơ quan, tổ chức trong tỉnh trong công tác quản lý thuế TNCN trong công tác quản lý thuế TNCN

Thứ nhất:Phối hợp có hiệu quả với Sở Kế hoạch đầu tƣ, Ban quản lý

KKT Hà Tĩnh và một số các cơ quan chức năng có liên quan rà soát, đối chiếu để xác định chính xác số doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài đang hoạt động, ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích...; Xác định rõ các doanh nghiệp thành lập hoạt động trong địa bàn đƣợc ƣu đãi thuế, số lao động làm ngoài khu vực ƣu đãi thuế nhƣng lại kê khai tại địa bàn đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế để trốn thuế TNCN… để từ đó có biện pháp kiểm soát việc chấp hành pháp luật thuế TNCN của ngƣời nộp thuế.

Thứ hai:Tăng cƣờng phối hợp tốt với các Sở, Ban, Ngành quản lý lao động nhƣ: Phòng quản lý xuất nhập cảnh, Sở lao động - thƣơng binh và xã hội tỉnh, Ban quản lý KKT Hà Tĩnh … để nắm rõ về thông tin về số lƣợng lao động, tình hình biến động lao động làm việc tại các tổ chức trả thu nhập, đặc biệt là lao động nƣớc ngoài ngay khi đến Hà Tĩnh để làm việc.

Thứ ba:Phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử

lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật thuế, cũng nhƣ việc tăng cƣờng công tác tuyên truyền pháp luật thuế, công tác biểu dƣơng các doanh nghiệp có thành tích trong chấp hành pháp luật thuế, đồng thời phê phán các đối tƣợng gian lận thuế. Qua đó tạo môi trƣờng trong sạch trong thực thi pháp luật thuế, tránh thắc mắc, kiện tụng, đảm bảo sự bình đẳng giữa các ngƣời nộp thuế, tạo đƣợc sự đồng thuận cao của mọi cấp, mọi ngành, mọi cơ quan trên địa bàn trong quản lý thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu kinh tế vũng áng, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)