Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu kinh tế vũng áng, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 49)

1.4.2 .Nhóm yếu tố khách quan

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp và xử lý số liệu mang tính chất định tính, định lƣợng.

2.1.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này đƣợc dùng để thống kê số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ đƣợc tính toán để mô tả thực trạng công tác quản lý Thuế TNCN đối với các DN có vốn ĐTNN tại Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh và những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công tác quản lý. Bên cạnh đó luận văn còn tổng hợp, kế thừa số liệu các nghiên cứu khác để đƣa ra các ý kiến, nhận định cho nghiên cứu này.

2.1.2. Phương pháp phân tích so sánh

Phân tích so sánh là phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và đƣợc đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, trong cùng một vấn đề… ). Phƣơng pháp này dùng để so sánh đối chiếu số liệu có đƣợc từ công tác giám sát kê khai, thu nộp ngân sách, kiểm tra của phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân.

2.1.3. Phương pháp chuyên gia

Để có đƣợc rút ra đƣợc các nguyên nhân tồn tại và đề ra các giải pháp luận văn đã sử dụng các ý kiến phát biểu của các chuyên gia là ngƣời đứng đầu của các Sở, Ban, Ngành nhƣ Sở Lao động thƣơng binh và xã hội, Sở Kế

số cuộc họp có liên quan đến công tác quản lý Thuế TNCN và thu ngân sách.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Luận văn đƣợc tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Khu kinh tế Vũng Áng đƣợc thành lập và hoạt động theo quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ và Quyết định 19/2010/QĐ-TTg ngày 03/03/2010 về việc ban hành quy chế hoạt động của KKT Vũng Áng. Đây là nơi đƣợc chính phủ quy hoạch phát triển các ngành trụ cột có ý nghĩa chiến lƣợc quốc gia bao gồm: Khu liên hợp luyện gang thép, trung tâm Nhiệt điện, cảng nƣớc sâu Sơn Dƣơng, trung tâm lọc hóa dầu công , tổng kho ga xăng dầu và khí hóa lỏng phục vụ khu vực Bắc Trung bộ của Việt Nam và nƣớc CHDCND Lào. Hiện nay Khu kinh tế Vũng Áng có hơn 350 doanh nghiệp đã đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ, trong đó có 55 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với số vốn trên 16 tỷ USD và hứa hẹn trong tƣơng lai sẽ là khu kinh tế phát triển nhất cả nƣớc.

2.3. Tƣ liệu và số liệu nghiên cứu

2.3.1. Tư liệu nghiên cứu

- Các báo cáo tổng hợp kết quả công tác quản lý thuế các năm từ 2010 đến nay tại Cục Thuế Hà Tĩnh và báo cáo chi tiết về tình hình quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài về các mặt: Giám sát kê khai, nộp thuế, kết quả thanh, kiểm tra; xử lý hoàn thuế; công tác quản lý nợ về thuế TNCN, công tác tuyên truyền hỗ trợ.

- Các báo cáo của các Sở, Ban , Ngành liên quan đến quản lý các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Các Luật, Thông tƣ, Nghị định của Chính phủ về quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng, các quyết định của Bộ Tài chính về chức

năng nhiệm vụ các cơ quan thuộc ngành Thuế, ,các quy chế phối hợp giữa các ngành với ngành Thuế…

2.3.2. Số liệu nghiên cứu

- Nguồn số liệu đƣợc lấy từ các các báo văn phòng Cục Thuế Hà Tĩnh: + Báo cáo chi tiết về tình hình quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài về các mặt: danh bạ đối tƣợng quản lý; giám sát kê khai, nộp thuế, kết quả thanh, kiểm tra; xử lý hoàn thuế; công tác quản lý nợ về thuế TNCN, công tác tuyên truyền hỗ trợ.

+ Tổng hợp tờ quyết toán thuế các năm từ 2010 – 2013 của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Số liệu thu đƣợc từ ý kiến tham luận của các Lãnh đạo các Sở Lao động thƣơng binh và xã hội, Ban quản lý KKT Vũng Áng, Phòng Xuất nhập cảnh của Công An Tỉnh, Huyện trƣởng Công An huyện Kỳ Anh, Đồn trƣởng đồn công an các xã phƣờng thuộc khu kinh tế Vũng Áng...

- Các số liệu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc trong tỉnh có liên quan đến quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cụ thể:

+ Ban quản lý Khu kinh tế: Số liệu về các doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ; Danh sách chi tiết lao động nƣớc ngoài đƣợc ban quản lý cấp giấy phép lao động.

+ Công An Tỉnh Hà Tĩnh: Báo cáo định kỳ về tình hình quản lý ngƣời nƣớc ngoài trên địa bàn của Công An tỉnh với UBND; Số liệu chi tiết danh sách ngƣời nƣớc ngoài tạm trú trên địa bàn và.

+ Sở Lao động thƣơng binh và xã hội: Báo cáo về kết quả rà soát tình hình quản lý lao động làm việc tại các doanh nghiệp.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI KKT VŨNG ÁNG

3.1. Khái quát về KKT Vũng Áng

3.1.1. Điều kiện về tự nhiên

Khu kinh tế Vũng Áng đƣợc thành lập theo quyết định số 72/2006/QĐ- TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ. Ngày 03/3/2010 Thủ tƣớng có Quyết định 19/2010/QĐ-TTg ban hành quy chế hoạt động của KKT Vũng Áng thay thế phần quy chế hoạt động của QĐ 72/2006/QĐ-TTg.

Khu kinh tế Vũng Áng với tổng diện tích rộng 22.781ha bao gồm 9 xã: Kỳ Nam, Kỳ Phƣơng, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninh, thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Phía Bắc và phía Đông giáp biển Đông. Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình.Phía Tây giáp các xã Kỳ Khang, Kỳ Thọ,Kỳ Hải, Kỳ Hƣng và Thị trấn Kỳ Anh. Với địa thế thuận lợi, lƣng tựa vào núi, mặt hƣớng ra Biển đông, cách thành phố Hà Tĩnh và mỏ sắt Thạch Khê 60km về phía Bắc.

Từ KKT Vũng Áng theo đƣờng quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt Bắc Nam có thể giao lƣu kinh tế với mọi vùng trong cả nƣớc, theo đƣờng Quốc lộ 8A và 12A kết nối với đƣờng Hồ Chí Minh đi qua Cửa khẩu Cầu Treo và Cửa khẩu Cha Lo, đây là tuyến đƣờng ngắn nhất từ cảng biển Việt Nam đến các vùng Trung Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, là điều kiện rất thuận lợi cho mở rộng hợp tác phát triển kinh tế khu vực. KKT Vũng Áng nằm trên trục đƣờng giao thông Bắc Nam, hành lang kinh tế Đông Tây rất thuận lợi cho sự phát triển.

Về giao thông đƣờng thủy có Cụm cảng nƣớc sâu Vũng Áng - Sơn Dƣơng là một trong những cảng trọng điểm tuyến giao thông đƣờng biển

Đông Á trên tuyến vận tải biển quốc tế, có vị trí thuận lợi trên tuyến đƣờng hàng hải giữa khu vực Châu Á và thế giới, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5 đến 50 vạn tấn. Từ cảng nƣớc sâu Vũng Áng - Sơn Dƣơng theo tuyến đƣờng hàng hải quốc tế dễ dàng đến các nƣớc Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Âu.

3.1.2. Tổng thể quy hoạch Khu kinh tế Vũng Áng

Để tận dụng tối đã những lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức lập và trình duyệt Quy hoạch chung và Quy hoạch chi tiết các khu chức năng tại Khu kinh tế Vũng Áng với mục tiêu trọng tâm là phát triển các ngành trụ cột có ý nghĩa chiến lƣợc của Tỉnh Hà Tĩnh.

(nguồn: www.kkthatinh.gov.vn)

Khu kinh tế Vũng Áng đƣợc quy hoạch theo hai phân khu chức năng là phân khu phi thuế quan và phân khu thuế quan.

- Phân khu phi thuế quan gồm cảng Sơn Dƣơng và khu thƣơng mại - dịch vụ - công nghiệp hậu cảng.

- Phân khu thuế quan là khu vực quy hoạch còn lại của KKT Vũng Áng + Khu cảng - công nghiệp gồm Khu cảng Vũng Áng, Tổ hợp công nghiệp luyện cán thép - chế biến và công nghiệp sau cán thép, Nhà máy nhiệt điện I, Khu công nghiệp đa ngành

+ Khu dân dụng gồm: Các khu tái định cƣ, Các khu dân cƣ nông thôn, Các khu đô thị mới, Các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, Các khu công viên cây xanh và rừng phòng hộ ven biển.

Quy mô, vị trí của từng khu chức năng đƣợc xác định trong Quy hoạch chung xây dựng KKT Vũng Áng do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đƣợc chi tiết bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất của KKT Vũng Áng

Đơn vị tính: Ha

TT Hạng mục, Công trình Diện tích

I Khu bảo thuế (khu phi thuế quan): 730

1.1 Cảng Sơn Dƣơng 410

1.2 Khu thƣơng mại - dịch vụ - công nghiệp hậu cảng 320

II Khu thuế quan 9,421

2.1 Đất xây dựng cảng, công nghiệp và kho tàng 2,960

a Đất công nghiệp và kho tàng 2,145

b Đất xây dựng nhà máy nhiệt điện I và nhiệt điên II 190 c Đất xây dựng cảng và dịch vụ hậu cảng Vũng Áng 250

TT Hạng mục, Công trình Diện tích

e Đất công nghiệp sạch 90

2.2 Đất các khu du lịch khoảng 375

2.3 Đất xây dựng các khu dân cƣ đô thị khoảng 2,060

2.4 Đất các trung tâm 1,113

a Trung tâm chuyên ngành cấp đô thị 128

b Trung tâm thƣơng mại, tài chính và dịch vụ tổng hợp 425

c Các trung tâm giáo dục và khu công nghệ cao 560

2.5 Đất giao thông 1,250

a Đất giao thông chính đô thị 913

b Đất giao thông đối ngoại 337

2.6 Đất hành lang truyền tải điện và bãi xỉ than khoảng 874

2.7 Đất khác trong khu thuế quan 789

III Đất khác trong KKT (dân cƣ, dự trữ nông nghiệp

…) 12,630

Tổng diện tích 22,781

(Nguồn: Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ )

Việc xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, đƣa miền Trung hội nhập với sự phát triển của cả nƣớc.

Hiện đang có nhiều dự án quy mô lớn đƣợc triển khai tại Khu kinh tế Vũng Áng nhƣ: cụm cảng biển nƣớc sâu Vũng Áng - Sơn Dƣơng với quy hoạch 59 cầu cảng, đã triển khai xây dựng 18 cầu cảng, trong đó có 5 cầu cảng đã hoàn thành đƣa vào khai thác. Hệ thống dịch vụ cảng cũng đang ngày càng phát triển nhƣ: vận chuyển xăng dầu, khí hoá lỏng, dịch vụ hậu cần, xếp dỡ hàng hoá, máy móc thiết bị.

Dự án Khu Liên hợp gang thép của Tập đoàn Formosa tại Khu kinh tế Vũng Áng có công suất giai đoạn 1 là 7,5 triệu tấn, vốn đầu tƣ 10 tỷ USD (giai đoạn 2 nâng công suất lên 22 triệu tấn và vốn đầu tƣ tăng thêm 16 tỷ USD). Trong giai đoạn 2014 – 2017, Dự án sẽ hoàn thành từng hạng mục và đi vào hoạt động.

Từ khi thành lập cho đến nay Khu kinh tế Vũng Áng ngày phát triển sôi động, thu hút trên 350 doanh nghiệp đã đƣợc cấp đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tƣ với số vốn trên 16 tỷ USD.

Hiện nay đang triển khai các dự án lớn về luyện thép, nhà máy nhiệt điện, hệ thống cảng nƣớc sâu. Đây là điều kiện thuận lợi tạo động lực cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ phát triển.

Đầu tƣ sản xuất các sản phẩm từ thép, các ngành cơ khí chế tạo, khuôn đúc, sản phẩm hàng tiêu dùng phục vụ văn phòng và gia đình; phát triển công nghiệp phụ trợ sau lọc hóa dầu tại khu kinh tế Vũng Áng sẽ có nhiều lợi thế do có nguồn nguyên liệu, điện, nƣớc tại chỗ, chi phí vận chuyển hợp lý và có Cảng nƣớc sâu Vũng Áng - Sơn Dƣơng rất thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu, .... Khu kinh tế Vũng Áng sẽ trở thành Trung tâm công nghiệp nặng lớn nhất Việt Nam với các ngành: Luyện thép lớn nhất, Điện lực lớn nhất, Cảng biển sâu nhất và nhiều bến cảng nhất.

Sự phát triển của KKT Vũng Áng những năm gần đây đã góp phần làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh theo hƣớng tăng mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và từng bƣớc đƣa Hà Tĩnh trở thành hạt nhân tăng trƣởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.Cụ thể: Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân từ 2010 đến nay của Hà Tĩnh luôn trên 14%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn này tăng bình quân trên 50%/năm. Đặc biệt, trong năm 2013, các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng đã đóng góp cho ngân sách tỉnh hơn 1 ngàn tỷ đồng, một con số rất đáng ghi nhận trong

bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc và quốc tế đang có những biến động thất thƣờng nhƣ hiện nay…

Hiện nay tổng vốn đầu tƣ thu hút từ các doanh nghiệp và KKT Vũng Áng đạt khoảng 31 tỷ USD. Trong đó thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài 25,5 tỷ USD, vốn đầu tƣ trong nƣớc khoảng 5,5 tỷ USD. Đến năm 2020, tổng vốn đầu tƣ vào khu kinh tế này đạt 45 tỷ USD, trong đó vốn FDI là 39 tỷ USD, vốn đầu tƣ trong nƣớc khoảng 6 tỷ USD, vốn đầu tƣ tƣ nhân khoảng 18 nghìn tỷ đồng.

Trong thời gian tới, để trở thành trung tâm công nghiệp nặng của cả khu vực và đầu tàu xâu chuỗi các hoạt động kinh tế của Hà Tĩnh nói riêng và cả nƣớc nói chung, KKT sẽ đƣợc tập trung xây dựng, phát triển theo hƣớng đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực (công nghiệp, đô thị, dịch vụ ...). Trong đó, hạt nhân là trung tâm luyện cán thép, lọc hóa dầu, trung tâm nhiệt điện Vũng Áng gắn với cụm cảng nƣớc sâu Vũng Áng, Sơn Dƣơng.

3.1.3. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại Khu kinh tế Vũng Áng

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tƣ, các dự án đầu tƣ vào KKT Vũng Áng đƣợc hƣởng các ƣu đãi tối đa áp dụng đối với địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, cơ chế, chính sách về vốn, các phƣơng thức huy động vốn cho đầu tƣ phát triển KKT Vũng Áng đa dạng, từ nhiều nguồn lực và có tính mở. Đặc biệt, các dự án lớn, trọng điểm trong KKT Vũng Áng đã đƣợc Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tƣ. Ngoài ra, Tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành các chính sách riêng về ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ, chính sách đặc thù về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất để thực hiện các dự án trọng điểm trong KKT Vũng Áng; chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đối với dự án nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và nhà ở cho công nhân lao động tại KKT, khu công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh.

Có thể khái quát một số quy định tại Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 27/4/2007 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh đã quy định một số chính

sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ vào khu kinh tế Vũng Áng và vào các Khu công nghiệp của tinh Hà Tĩnh nhƣ sau:

* Chính sách thuế:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Đƣợc hƣởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh; Đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sau khi quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ, doanh nghiệp đƣợc chuyển khoản lỗ sang những năm sau để trừ vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu kinh tế vũng áng, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)