- Quy định mức chi tiêu tiếp khách trong nƣớc: Căn cứ vào tính chất, nội dung làm việc của từng đoàn khách, Giám đốc (Hoặc phó Giám đốc đƣợc Giám
3.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, BVĐK huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện quản lý tài chính Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/04/2006 về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chứ bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nƣớc, công tác quản lý tài chính ở bệnh viện đã có những thay đổi quan trọng:
Thứ nhất, việc xây dựng và thực hiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Lộc Hà đã tuân thủ các chế độ chính sách tài chính của nhà nƣớc hiện hành.
Quá trình quản lý tài chính của bệnh viện ngày càng phù hợp với cơ chế thị trƣờng, theo xu hƣớng xã hội hóa và thể hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm theo tinh thần Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/04/2006 và gần đây nhất là Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ hai, hoạt động quản lý tài chính của BVĐK huyện Lộc Hà, đƣợc xây dựng, tổ chức thực hiện ngày càng phù hợp sát với nhu cầu thực tế.
- Nguồn thu của bệnh viện ngày càng đƣợc đa dạng hóa từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm 2 nguồn cơ bản: nguồn NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. NSNN cấp để đảm bảo chi hoạt động thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên của đơn vị biến động qua các năm. Kinh phí ngân sách cấp chú trọng cho các hoạt động chi thƣờng xuyên nhiều hơn so với cấp cho hoạt động chi không thƣờng xuyên; Nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện chủ yếu là viện phí và BHYT, gần đây còn có các nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ dịch vụ cho thuê bến bãi giữ xe…
Thứ ba, phân bổ hợp lý các khoản chi tiêu, tập trung nguồn kinh phí cho các nội dung hoạt động chính góp phần tăng tự chủ trong chi tiêu.
Trong quản lý tài chính, Bệnh viện đã chủ động khai thác nguồn thu và tích cực trong việc thực hiện tiết kiệm chi. Bệnh viện ban hành quy chế chi tiêu nội bộ với nội dung, định mức chi cụ thể và rõ ràng. Theo quy định, chi hoạt động thƣờng xuyên có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức chung do nhà nƣớc quy định. Điều này giúp cho bệnh viện chủ động hơn trong việc chi tiêu để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nhà nƣớc giao mà các khoản chi đó vẫn đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Phần chênh lệch thu chi, Bệnh viện đƣợc để lại chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức. Điều này đã khuyến khích Bệnh viện thực hiện tốt tăng thu, sử dụng kinh phí tiết kiệm và nâng cao hiệu suất lao động trong đơn vị. Bệnh viện đã tổ chức thảo luận công khai và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ cũng nhƣ áp dụng các giải pháp tích cực để tiết kiệm các khoản chi không cần thiết.
cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động.
Trên cơ sở nguồn kinh phí và khả năng tiết kiệm chi, phần chênh lệch thu chi cuối năm của bệnh viện đƣợc phân phối thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động trong đơn vị. Thu nhập sẽ quyết định đến hiệu quả và chất lƣợng của hoạt động khám chữa bệnh, gắn trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ với kết quả hoạt động chung của bệnh viện. Trong những năm qua, bệnh viện không những thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao mà thu nhập của cán bộ, viên chức và ngƣời lao động trong bệnh viện cũng đƣợc tăng lên đáng kể.
Thứ năm, Bệnh viện đã có một sự biến đổi lới trong nhận thức của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên bệnh viện.
Khác với trƣớc đây, công việc của ngƣời lãnh đạo chỉ quan tâm đến điều hành công tác chuyên môn thì đến nay khi đƣợc giao quyền tự chủ về bộ máy tổ chức, biên chế, tài chính, ban lãnh đạo bệnh viện phải có trách nhiệm với việc tạo ra nguồn thu cho đơn vị, nâng cao trách nhiệm quản lý tài sản, giải quyết hài hòa vấn đề phân phối thu nhập để nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên… Theo đó, trách nhiệm của Phòng Tài chính Kế toán cũng đã nâng lên một bƣớc để đáp ứng yêu cầu là bộ phận tham mƣu cho lãnh đạo đơn vị.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý tài chính của bệnh viện hiện đang còn những tồn tại cần khắc phục để nâng cao chất lƣợng góp phần tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý tài chính.