- Quy định mức chi tiêu tiếp khách trong nƣớc: Căn cứ vào tính chất, nội dung làm việc của từng đoàn khách, Giám đốc (Hoặc phó Giám đốc đƣợc Giám
4.2.5. Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra
Hiện nay, bệnh viện đã có bộ máy kiểm soát nội bộ thông qua thành lập ban thanh tra nhân dân. Tuy nhiên, mặc dù các thành phần đều có chuyên môn nghiệp vụ y tế vững vàng song kiến thức quản lý kinh tế còn hạn chế nên khó khăn trong công tác điều hành hoạt động tài chính đặc biệt trong cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Vì vậy, bệnh viện cần xây dựng một môi trƣờng văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách
nhiệm, quyền hạn và quyền lợi. Xây dựng các văn bản pháp quy làm hành lang pháp lý cho hoạt động bệnh viện; xây dựng quy trình quy định về chức trách, nhiệm vụ kiểm tra trong toàn bệnh viện cho mọi hoạt động phát sinh. Các quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ đƣợc văn bản hóa rõ ràng và đƣợc triển khai rộng rãi trong nội bộ bệnh viện và mọi thành viên trong bệnh viện phải nắm vững và cùng nghiêm túc thực hiện. Xác định rõ các hoạt động tiềm ẩn có nguy cơ rủi ro cao trong hoạt động bệnh viện. Mọi hoạt động quan trọng phải đƣợc ghi lại bằng văn bản; Bệnh viện quy định rõ ràng trách nhiệm kiểm tra và giám sát của bộ phận kiểm soát nội bộ và tiến hành các biện pháp kiểm tra độc lập định kỳ.
Hằng năm nên thực hiện thuê kiểm toán về kiểm toán lại sổ sách để nắm bắt kịp thời những sai sót trong điều hành hoạt động tài chính để kịp thời chấn chỉnh những sai sót tạo môi trƣờng tài chính lành mạnh; thực hiện tốt việc chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả để có thu nhập tăng thêm cho cán bộ.
Xây dựng và ban hành chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính. Để đánh giá hiệu quả quản lý tài chính, Bệnh viện cần xây dựng và ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá trên cơ sở phân tích mối tƣơng quan giữa rà soát mức độ tuân thủ quy định hiện hành thể hiện trong Quy chế chi tiêu nội bộ, nguồn kinh phí thu và sử dụng kinh phí trong hoạt động tài chính của Bệnh viện.
Rà soát các quy định về nội dung và định mức chi trong Quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở các quy định ban hành văn bản của Nhà nƣớc để xem xét mức độ tuân thủ và có điều chỉnh trong phạm vi cho phép. Đồng thời, kết hợp đánh giá mức độ biến động giá cả chung của thị trƣờng để điều chỉnh và đề xuất hƣớng điều chỉnh các mức chi tiêu phù hợp với tình hình nền kinh tế.
Đánh giá mức độ tăng thu định kỳ để có giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng khả năng mở rộng và khai thác nguồn thu. Đồng thời, xem xét đến tỷ trọng các khoản thu để có hƣớng tập trung vào khoản mục tạo doanh thu cao cho đơn vị làm ƣu thế và tập trung nguồn lực vào hoạt động mang lại hiệu quả tốt.
Đánh giá mức độ tăng chi định kỳ để có giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cƣờng khả năng tiết kiệm chi của đơn vị. Các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc quy định đang tiến tới trao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị. Vì vậy, các hoạt động nhằm tăng cƣờng tiết kiệm chi là giải pháp nhằm tạo nguồn thu cho đơn vị trong các hoạt động tăng chi thu nhập và chi hoạt động đơn vị.
Đánh giá mức độ trang trải chi phí hoạt động thƣờng xuyên từ nguồn thu sự nghiệp nhằm đánh giá mức độ tự chủ tài chính của đơn vị. Chỉ tiêu này càng cao, Bệnh viện có thể chủ động hơn trong việc hình thành Quỹ lƣơng chi trả cán bộ, viên chức và ngƣời lao động theo vị trí việc làm.
Đánh giá mức thu nhập bình quân của cán bộ, viên chức và ngƣời lao động nhằm xem xét mức độ đảm bảo nhu cầu trong cuộc sống của cán bộ. Chỉ tiêu này đƣợc tính toán yêu cầu phải thống kê đƣợc các khoản chi trả tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp, tiền thƣởng hàng thàng, hàng năm của cán bộ.
Tăng cường cở sở vật chất, đưa tiến bộ tin học ứng dụng vào công tác quản lý tài chính. Việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc đƣa vào ứng dụng tin học vào trong quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý là việc làm hết sức cần thiết. Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ đƣợc giao, đặc biệt là các máy móc chuyên môn cần theo chiến lƣợc sử dụng. Công nghệ thích hợp, công nghệ mới, hiện đại nhƣng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì, nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, có nguyên liệu thay thế.
Hiện đại hóa trang thiết bị làm việc không có nghĩa là mua sắm thiết bị đắt tiền mà là cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động của bệnh viện. Đảm bảo các thiết bị tốt cần thiết cho hoạt động hành chính nhƣ: phƣơng tiện đi lại, máy vi tính… theo hƣớng tiết kiệm, hiệu quả.
Tăng cƣờng quản lý tài chính bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý. Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ. Nâng cấp, cải tiến phần mềm kế toán đang dùng.
KẾT LUẬN
Chức năng của bệnh viện luôn là chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân. Để thực hiện đƣợc chức năng đó, các bệnh viện (dù tƣ hay công) đều cần có những nguồn lực đảm bảo, trong đó có nguồn lực tài chính. Vì vậy, việc quản lý tài chính ở các bệnh viện có tầm quan trọng đặc biệt.
Trong những năm vừa qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà rất quan tâm đến hoạt động quản lý tài chính, thông qua xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý; quản lý việc lập dự toán; quản lý việc thực hiện dự toán; giám sát và thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài chính; quản lý hoạt động thanh, quyết toán. Nhờ đó, Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà đảm bảo đƣợc nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện các chức năng của mình.
Tuy nhiên, phân tích hoạt động quản lý tài chính ở Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà cho thấy: bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, hoạt động quản lý tài chính của Bệnh viện cũng còn có những hạn chế nhất định. Đó là bộ máy quản lý tài chính chƣa thật sự hoàn thiện; việc quản lý lập dự toán chƣa sát với thực tế; việc quản lý thực hiện dự toán còn nhiều sai sót… Những hạn chế, khuyết điểm này ảnh hƣởng nhất định đến thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện.
Khắc phục những hạn chế, bất cập trên đây là yêu cầu cấp thiết đối với Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà trong giai đoạn tới. Với những kinh nghiệm rút ra đƣợc trong những năm vừa qua, với sự quan tâm của lãnh đạo và sự nỗ lực của cán bộ tài chính của Bệnh viện, những hạn chế, bất cập trên đây hoàn toàn có thể đƣợc khắc phục và Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà sẽ tiếp tục phát triển!