Định hướng phát triển Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà (Trang 74 - 76)

- Quy định mức chi tiêu tiếp khách trong nƣớc: Căn cứ vào tính chất, nội dung làm việc của từng đoàn khách, Giám đốc (Hoặc phó Giám đốc đƣợc Giám

4.1.2. Định hướng phát triển Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà

Thực hiện việc triển khai hoạt động cải tiến chất lƣợng bệnh viện theo Thông tƣ 19/2013/TT-BYT của Bộ Y tế, những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Môi trƣờng cảnh quan bệnh viện đƣợc cải thiện, nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật vƣợt tuyến đƣợc triển khai, dần đáp đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Chất lƣợng đội ngũ đƣợc nâng cao, y đức tốt.

Tầm nhìn của bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh là phát triển một bệnh viện toàn diện và chất lƣợng cao để hỗ trợ tăng trƣởng của huyện, tỉnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lƣợng cao của ngƣời dân địa phƣơng. Chiến lƣợc thực hiện sứ mạng và tầm nhìn gồm nhiều giai đoạn.

Giai đoạn 2015 - 2020: phối hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế tổng thể của huyện. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu gia tăng về chăm sóc sức khỏe ban đầu và cấp 3, bệnh viện sẽ tập trung xây dựng khả năng chăm sóc toàn diện ở cấp 3. Điều này yêu cầu bệnh viện có cách tiếp cận tổng hợp, giúp nâng cao và xây dựng bệnh viện chuyên khoa, các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chuyên sâu phù hợp, đảm bảo có bác sỹ và nhân viên y tế chuyên khoa. BVĐK huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh cũng cần tăng mức độ chuyên nghiệp của dịch vụ y tế qua hợp tác các doanh nghiệp đầu tƣ trên địa bàn.

Giai đoạn 2020 - 2050: Tập trung vào phát triển và tạo vị thế là trung tâm y tế bền vững của khu vực. Hƣớng đi của bệnh viện trong thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc trên là:

Thứ nhất, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển chất lƣợng bệnh viện theo bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng bệnh viện.

trọng phát triển các kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật về Y học cổ truyền, phục hồi chức năng theo hƣớng Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại, áp dụng các phƣơng pháp điều trị các chứng bệnh không dùng thuốc. Chú trọng phát triển kỹ thuật vƣợt tuyến, kỹ thuật chuyên khoa sâu theo đề án bệnh viện vệ tinh và các đề án kỹ thuật chuyên sâu. Xây dựng phòng khám đạt tiêu chuẩn, nhằm nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, tạo bƣớc chuyển mạnh mẽ tại đơn vị.

Thứ ba, đẩy mạnh và tiếp tục triển khai Đề án 1816 của Bộ Y tế, tăng cƣờng công tác chỉ đạo tuyến, tăng cƣờng liên kết, hợp tác giữa các tuyến các cơ sở trong và ngoài tỉnh; đặc biệt tranh thủ sự giúp đỡ, chuyển giao kỹ thuật của các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ƣơng và các chuyên gia giỏi thuộc các lĩnh vực.

Thứ tư, kiện toàn hệ thống quản lý chất lƣợng bệnh viện theo đúng Thông tƣ 19/2013/TT-BYT của Bộ Y tế, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lƣợng và triển khai hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao và cải tiến chất lƣợng bệnh viện. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn ngƣời bệnh; chống nhiễm khuẩn bệnh viện; dinh dƣỡng tiết chế cho ngƣời bệnh.

Thứ năm, nâng cao trình độ chất lƣợng của y bác sỹ, tuyển dụng bác sỹ và đại học kỹ thuật y các trƣờng Y, Dƣợc. Chú trọng đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyển giao kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ. Tăng cƣờng thu hút cán bộ chuyên gia giỏi về làm việc và chuyển giao kỹ thuật tại bệnh viện.

Thứ sáu, đầu tƣ nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất đặc biệt là các khu kỹ thuật, buồng bệnh, cải tạo khuôn viên, ngoại cảnh, xây dựng bệnh viện “Xanh- sạch-đẹp”; xây dựng kế hoạch và thực hiện quy trình vệ sinh môi trƣờng phù hợp cho từng khu vực theo quy định. Thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và xử lý rác thải. Nỗ lực thi đua trồng, giữ gìn cây xanh, thƣờng xuyên chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh, bồn hoa khuôn viên bệnh viện tạo cảnh

quan xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

Thứ bảy, tập trung quản lý và khai thác có hiệu quả các trang thiết bị hiện có; huy động nguồn lực và tăng cƣờng xã hội hóa, liên doanh, liên kết đầu tƣ, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị công nghệ cao, có chất lƣợng nhằm phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.

Thứ tám, triển khai hoạt động đƣờng dây nóng có hiệu quả, giải quyết ý kiến phản ánh của ngƣời dân kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)