- Quy định mức chi tiêu tiếp khách trong nƣớc: Căn cứ vào tính chất, nội dung làm việc của từng đoàn khách, Giám đốc (Hoặc phó Giám đốc đƣợc Giám
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, nguồn thu từ dịch vụ y tế chưa được tính đủ.
Giá viện phí hiện hành chỉ là giá một phần viện phí thu chƣa đúng, chƣa đủ phí dịch vụ. Chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính, nguồn kinh phí thƣờng xuyên do NSNN cấp hàng năm có tỷ trọng giảm dần chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 30% trong tổng nguồn thu của Bệnh viện, trong khi nguồn thu từ viện phí và BHYT nhanh chóng trở thành nguồn thu chủ yếu cho hoạt động chuyên môn của
bệnh viện. Tuy nhiên nguồn thu viện phí và BHYT tăng trong năm 2016 nhƣng chƣa đảm bảo thu đúng và đủ. Giá viện phí hiện hành chỉ là giá một phần viện phí không trang trải các khoản chi phí nhƣ chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn. Chính vì vậy cùng với sự suy giảm của nguồn hỗ trợ từ NSNN việc thu chƣa đúng, chƣa đủ phí dịch vụ đã gây khó khăn lớn cho bệnh viện trong việc nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cũng nhƣ cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên.
Thứ hai, công tác xây dựng dự toán thu chi tài chính chưa thật sự chủ động trong khai thác các nguồn lực đầu tư toàn xã hội.
Những năm qua, nguồn tài chính cho hoạt động của bệnh viện chủ yếu là từ nguồn NSNN cấp và phí, lệ phí nhà nƣớc để lại cho bệnh viện hoạt động. Trong khi các nguồn tài chính khác nhƣ nguồn viện trợ, tài trợ, các đơn đặt hàng, đầu tƣ xây dựng cơ bản của nhà nƣớc cho bệnh viện, các đề tài nghiên cứu khoa học, các nguồn tài chính phục vụ đào tạo, bồi dƣỡng chƣa đƣợc chú ý đầy đủ để nhằm tăng nguồn lực cho bệnh viện.
Thứ ba, việc triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới tại bệnh viện còn chậm, thiếu chủ động, sáng tạo.
Bệnh viện chỉ mới xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, chƣa bao quát hết các nội dung thu chi của đơn vị. Việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ chƣa đƣợc chú trọng. Mặc dù bệnh viện đã ứng dụng tin học hóa trong quản lý song khả năng khai thác thông tin chƣa cao. Vấn đề sử dụng thông tin để phân tích, lập kế hoạch còn nhiều hạn chế.
Thứ tư, trong các khoản chi tài chính của bệnh viện, chi hoạt động nghiên cứu, chi đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực của Bệnh viện còn rất thấp.
Hằng năm, Bệnh viện đã có cử cán bộ y bác sỹ đi học, nghiên cứu chuyên sâu, mở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ. Tuy nhiên khoản chi này rất thấp. Bên cạnh đó, các khoản chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học hầu nhƣ không có.
Mặc dù hoạt động này là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện.
Thứ năm, việc quản lý tài sản còn nhiều bất cập chỉ dừng ở việc theo dõi tính hao mòn, không có biện pháp quản lý khai thác nâng cao hiệu quả.
Những tồn tại trên ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán ở đơn vị do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phân tích rõ các nguyên nhân này là yếu tố quan trọng để hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện.
3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính chưa cao.
Đội ngũ cán bộ phòng kế toán tài chính ở bệnh viện chƣa đồng đều, chƣa tăng cƣờng ngang tầm với nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ phụ trách tài chính kế toán còn thiếu về số lƣợng và chất lƣợng chƣa cao. Phòng kế toán tài vụ khối lƣợng công việc lớn hơn so với các phòng khác trong khi nhân sự lại thiếu, và chế độ đãi ngộ chƣa xứng đáng với công việc đƣợc giao, phần nào sẽ ảnh hƣởng đến công tác tài chính của đơn vị.
- Tâm lý ngại thay đổi của ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên. Dẫn
đến việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định, quy chế đƣa ra vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Mặc dù bệnh viện đã ứng dụng tin học hóa trong quản lý song khả năng khai thác thông tin chƣa cao. Vấn đề sử dụng thông tin để phân tích, lập kế hoạch còn nhiều hạn chế.
- Về phƣơng pháp lập dự toán trong bệnh viện vẫn theo phƣơng pháp truyền thống tức là căn cứ vào số liêụ của năm liền trƣớc sau đó điều chỉnh tăng theo tỷ lệ tăng trƣởng chung nên mọi hoạt động tiến hành theo kiểu cách, khuôn mẫu cũ mà không khuyến khích phát triển đƣợc các ý tƣởng sáng tạo. Bên cạnh đó với việc duy trì và xu hƣớng điều chỉnh tăng các khoản mục so với năm trƣớc sẽ tạo tâm lý khuyến khích chi tiêu tăng theo dự toán mà không quan tâm đến hiệu quả đầu ra để tránh bị cắt giảm chi phí trong tƣơng lai.
Cơ chế trả lƣơng đối với Bệnh viện đang thực hiện là trả lƣơng theo vị trí chức danh và trách nhiệm đảm nhiệm theo quy định Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Nhà nƣớc về việc chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang. Nguyên tắc trả lƣơng là kết hợp giữa ngạch bậc của cá nhân và phụ cấp trách nhiệm theo công thức:
Lcn = Lmin x (H1 + H2) x
21 1
TT T
Nguyên tắc trả lƣơng này có thể dễ dàng sắp xếp, phân công, điều động, luân chuyển cán bộ theo lãnh thổ và cơ quan; cũng nhƣ trả lƣơng theo thâm niên mang giá trị về lòng trung thành, tích lũy kinh nghiệm và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với thiết kế bảng lƣơng và nguyên tắc trả lƣơng đối với cán bộ, viên chức và ngƣời lao động chƣa đúng ngƣời đúng việc, việc làm nhƣ nhau nhƣng tiền lƣơng khác nhau, dẫn đến chƣa tƣơng xứng với hiệu quả công việc, chƣa đảm bảo công bằng. Bên cạnh đó, việc nâng bậc lƣơng ở từng ngạch bậc phụ thuộc vào thâm niên là chủ yếu dẫn đến cán bộ, viên chức và ngƣời lao động thiếu động lực phấn đấu nâng cao hiệu quả và chất lƣợng công việc.
- Việc quản lý tài sản chƣa có quy định riêng của bệnh viện, chƣa có phần mềm chuyên dụng, các hoạt động phát sinh có liên quan đang đƣợc thực hiện trên phần mềm kế toán.
- Các chế độ chính sách của nhà nƣớc hiện nay còn nhiều bất cập nhất là chính sách thu giá viện phí, chế độ tiền lƣơng, ƣu đãi cho ngành y tế chƣa theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế.
Nhà nƣớc chủ trƣơng đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế nhƣng chế độ quản lý, hạch toán chƣa quy định cụ thể.
Chƣơng 4