Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của Bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà (Trang 81 - 85)

- Quy định mức chi tiêu tiếp khách trong nƣớc: Căn cứ vào tính chất, nội dung làm việc của từng đoàn khách, Giám đốc (Hoặc phó Giám đốc đƣợc Giám

4.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của Bệnh viện

- Hoàn thiện quy chế thu chi nội bộ. Các khoản thu, chi cho bệnh viện cần phải có tiêu chuẩn định mức hợp lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tránh lãng phí, đúng quy định của Nhà nƣớc. Do đó nội dung quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính là việc không ngừng hoàn thiện quy chế thu chi nội bộ của đơn vị. Quy chế thu chi nội bộ bao gồm quy định về các khoản thu, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, do đơn vị tự xây dựng phù hợp với các hoạt động đặc thù của đơn vị nhằm thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao nhƣng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cƣờng công tác quản lý tài chính. Quy chế thu chi nội bộ cần đƣợc xây dựng trên nguyên tắc ƣu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo chất lƣợng chuyên môn, tiết kiệm chi quản lý hành chính và phân công lao động hợp lý, hiệu quả. Để đảm bảo các nguyên tắc trên, quá trình xây dựng quy chế thu chi nội bộ cần theo các bƣớc sau: Xác định các nhóm thu, đƣa ra mức thu phù hợp từng thời kỳ phát triển của bệnh viện. Cần tách biệt rõ ràng các khoản thu nhƣ thu từ NSNN, thu từ hoạt động sự nghiệp nhƣ viện phí, BHYT, các khoản thu từ dịch vụ nhƣ khám chữa bệnh yêu cầu, hay liên kết đặt máy. Từ việc xác định các khoản thu rõ ràng và hợp lý thì từ đó bệnh viện có thể sử dụng đƣợc hiệu quả các nguồn thu này.

Xác định nhu cầu chi mỗi nhóm chi. Việc xác định nhu cầu chi có thể dựa trên định mức tiêu hao các loại vật tƣ cho mỗi hoạt động, qua số liệu thống kê thực hiện các năm liền trƣớc và tình hình biến động giá cả ở thời điểm hiện tại.

nhóm. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải xác lập thứ tự ƣu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời phải có phƣơng án lập quỹ dự phòng để đảm bảo chi tiêu trong trƣờng hợp có biến động khách quan nhƣ lạm phát, quy định của Nhà nƣớc thay đổi... Trong quá trình hoạt động, do những biến động của tình hình kinh tế xã hội cũng nhƣ những thay đổi về cơ chế, chính sách nên quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị cần phải luôn đƣợc điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

- Thực hiện khoán quản tại một số khoa trong bệnh viện.

Thực thiện khoán quản có nghĩa là bệnh viện chỉ khoán về kế hoạch còn toàn bộ nguồn tài chính vẫn do bệnh viện thu và quản lý. Bệnh viện giao cho các khoa, phòng nhận một mức khoán. Nếu vƣợt qua ngƣỡng khoán đó thì đơn vị nhận khoán đƣợc thƣởng theo mức trong khung quy định của Nhà nƣớc là đƣợc thƣởng 20% tổng số thu.

Việc xác định mức khoán kế hoạch dựa trên số kinh phí mà bệnh viện cho cho bộ phận này. Làm tốt công tác khoán sẽ giúp cho bệnh viện giảm sức ép quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu. Đồng thời vẫn đảm bảo cho việc quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thoát các nguồn thu. Đối với các đơn vị nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tăng thu tiết kiệm các khoản chi.

- Thực hiện trả lương theo vị trí việc làm. Triển khai thực hiện đề án trả lƣơng theo vị trí việc làm nhằm đảm bảo trả lƣơng đúng, trả lƣơng công bằng phù hợp với năng lực, trình độ và kết quả làm việc của cán bộ, viên chức và ngƣời lao động. Cơ chế trả lƣơng hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập, việc bố trí cán bộ chƣa phù hợp với yêu cầu và khối lƣợng công việc, chức danh gắn với cán bộ, viên chức và ngƣời lao động phần lớn chƣa gắn với công việc họ đang thực hiện, cơ cấu ngạch chức danh còn nhiều bất cập, chƣa phù hợp với nhiều cấp, nguyên tắc thiết kế và xác định tiền lƣơng chƣa khuyến khích đƣợc cán bộ công chức làm việc hiệu quả, trả công hợp lý và công bằng.

Trong quá trình thực hiện cơ chế trả lƣơng theo vị trí việc làm cần lƣu ý đến một số vấn đề sau:

(ii) Xây dựng hệ thống tiêu chí đo lƣờng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và mức độ hoàn thành công việc, năng lực và hiệu quả thực hiện công việc của cán bộ, viên chức và ngƣời lao động trong đơn vị. Hệ thống tiêu chí cơ bản để đánh giá đơn vị là mức độ đạt đƣợc các mục tiêu đề ra cho đơn vị và hiệu quả hoạt động của đơn vị. Hệ thống tiêu chí cơ bản để đánh giá cán bộ, viên chức và ngƣời lao động dựa trên kết quả công việc chuyên môn/lãnh đạo và một số yêu cầu khác nhƣ: Mức độ chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực điều hành, lãnh đạo, tổ chức thực thi công việc. Bên cạnh đó, cần tiến hành phân loại cán bộ, viên chức và ngƣời lao động theo các mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Yêu cầu của việc đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị và hiệu quả thực hiện công việc của cán bộ, viên chức và ngƣời lao động phải đảm bảo thƣờng xuyên, khách quan, công tâm, công khai và minh bạch.

Nếu việc triển khai hình thức trả lƣơng này thực hiện thành công tại bệnh viện sẽ đánh dấu sự thay đổi trong quy chế trả lƣơng đảm bảo trên nguyên tắc công bằng trong phân phối thu nhập. Bên cạnh đó, công tác dự toán chi thƣờng xuyên sẽ đảm bảo tính ổn định, chính xác và tăng cƣờng khả năng tiết kiệm chi của đơn vị.

- Tăng cường các khoản chi cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, các khoản chi cho hoạt động của Bệnh viện rất thấp, bệnh viện chƣa chú trọng cho khoản chi này. Mặc dù đây là nhiệm vụ quan trọng của hoạt động bệnh viện. Nếu việc đầu tƣ đúng mức, hoạt động nghiên cứu khoa học mang lại hiệu quả có thế tăng thêm nguồn thu cho bệnh viện, cũng nhƣ phát triển các

phƣơng pháp chữa bệnh mới hoặc là tìm ra loại thuốc mới giúp công tác khám chữa bệnh hiệu quả hơn. Bên cạnh, hoạt động nghiên cứu chuyên môn, thì có thể có các công trình nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý bệnh viện một cách hiệu quả hơn. Vì thế bệnh viện nên chú trọng xây dựng kế hoạch chi cho hoạt động này một cách thích đáng.

- Xây dựng quy chế mua sắm và quản lý, sử dụng tài sản công. Hiện tại việc quản lý tài sản công của Bệnh viện mới chỉ dừng lại ở viêc quản lý hao mòn tài sản, chƣa có quy chế mua sắm và quản lý tài sản riêng của Bệnh viện. Vì thế, cần phải xây dựng Quy chế mua sắm và quản lý, sử dụng tài sản thuộc Bệnh viện. Đó là khung pháp lý quy định rõ việc mua sắm và quản lý, khai thác sử dụng tài sản thuộc Bệnh viện. Quy trình mua sắm, quản lý, sử dụng, kiểm kê và thanh lý tài sản sẽ đƣợc cụ thể hóa trong Quy chế.

Trong nội dung của quy chế cần phải cụ thể hóa các quy định về sử dụng số tiền thu đƣợc trích khấu hao và thanh lý tài sản thuộc nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp và nguồn vốn vay tại Bệnh viện.

Cần xây dựng định mức về sử dụng tài sản công đối với các cán bộ, đơn vị thuộc Bệnh viện để gắn công việc với trách nhiệm quản lý tài sản công, nhằm nâng cao ý thức và hiệu suất sử dụng tài sản.

Cần quy định chi tiết về việc lập kế hoạch mua sắm dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế của đơn vị, để các cá nhân, đơn vị có thể theo dõi và phản hồi đối với Phòng Tổ chức hành chính có trách nhiệm trình Lãnh đạo Bệnh viện quyết định việc mua sắm, trang bị mới tài sản.

Việc kiểm kê, thanh lý tài sản cũng phải đƣợc phân cấp xử lý, theo đó Bệnh viện đƣợc tự chủ hơn nhiều trong việc đầu tƣ, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản. Do kinh phí chi trả cho việc mua sắm tài sản thƣờng rất lớn nên Bệnh viện phải chú trọng đến công tác quản lý tài sản, phát huy tối đa công suất tài sản vật tƣ mua sắm góp phần tiết kiệm chi tiêu, tránh sử dụng lãng phí, kém hiệu quả.

- Xây dựng hệ thống phần mềm hiệu quả nhằm quản lý và kết nối dữ liệu tài sản công. Hiện nay, phòng Tổ chứchành chính và phòng Kế toán tài vụ có trách nhiệm phối hợp thực hiện quản lý, theo dõi tài sản; tổ chức kiểm kê tài sản hàng năm hoặc bất thƣờng; theo dõi khấu hao tài sản; phát hành mẫu biểu, sổ sách và hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện. Nhìn chung, công tác quản lý tài sản công của Bệnh viện còn nhiều bất cập do chƣa có phần mềm chuyên dụng, các hoạt động phát sinh có liên quan đang đƣợc thực hiện trên phần mềm kế toán. Do vậy, cần có hệ thống phần mềm hiệu quả nhằm quản lý và kết nối dữ liệu tài sản công trong nội bộ đơn vị và cơ quan quản lý.

Nội dung hệ thống phần mềm quản lý tài sản công cần đảm bảo cung cấp các thông tin sau: Xác định nhu cầu sử dụng, cách thức hình thức tài sản công và quyết định đầu tƣ tài sản công; cung cấp thông tin về bộ phận quản lý, sử dụng tài sản công, số lƣợng và giá trị của tài sản công; cung cấp phƣơng pháp xác định giá trị nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị thanh lý của tài sản công và phải mang tính cập nhật và rõ ràng, cách tính khấu hao, thông tin thống kê đầy đủ về tài sản công giúp đơn vị mới có thể ra quyết định đúng và quản lý tốt. Việc sử dụng phần mềm quản lý tài sản công ngoài việc nâng cao chất lƣợng quản lý tài sản công thì còn tính đến khả năng kết nối dữ liệu thu, chi, trích khấu hao và thanh lý tài sản công hiệu quả và mang tính đồng bộ trong đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)