Nâng cao chất lượng nhân lực quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà (Trang 76 - 77)

- Quy định mức chi tiêu tiếp khách trong nƣớc: Căn cứ vào tính chất, nội dung làm việc của từng đoàn khách, Giám đốc (Hoặc phó Giám đốc đƣợc Giám

4.2.1. Nâng cao chất lượng nhân lực quản lý tài chính

Trong cơ chế thị trƣờng, tài chính là nguồn lực hết sức quan trọng và hoạt động tài chính hết sức phức tạp. Do đó, cán bộ thực hiện các hoạt động tài chính và cán bộ quản lý tài chính phải có đủ năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Để hoàn thiện quản lý tài chính ở Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà, những việc sau đây cần sớm đƣợc thực hiện:

- Tiêu chuẩn hóa và định biên cán bộ quản lý tài chính của Bệnh viện. Bộ máy quản lý tài chính vừa phải tinh gọn, vừa phải có hiệu lực. Do vậy, cán bộ quản lý tài chính phải giỏi chuyên môn về tài chính và phải có khả năng quản lý. Đồng thời, họ phải biết giải quyết hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của Bệnh viện, lợi ích nhà nƣớc và lợi ích của bệnh nhân.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý tài chính. Là những ngƣời đƣa ra ý kiến, quyết sách quan trọng trong việc lập dự toán thu chi của Bệnh viện, cán bộ quản lý tài chính của bệnh viện phải luôn bồi dƣỡng nâng cao trình độ. Để hoạt động lập dự toán phù hợp, đúng với yêu cầu thực tế thì các cán bộ quản lý tài chính phải nắm bắt, trau dồi, hoàn thiện những kiến thức về quản lý tài chính, về các cơ chế, chính sách tài chính mới của Nhà nƣớc để sớm triển khai áp dụng linh hoạt, đảm bảo phát huy tính thời điểm của các chính sách, chế độ mới.

- Tuyển dụng cán bộ mới đáp ứng các yêu cầu; sàng lọc những ngƣời không đủ năng lực, phẩm chất. Đây là quy luật tất yếu của phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)