CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp so sánh:
So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm rút ra được những quyết định lựa chọn.
Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh về thời gian để qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong công tác tự chủ tài chính tại trường.
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ trước đó của chỉ tiêu kinh tế.
Công thức xác định: Dy = Y1 – Y0, trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trước.
Y1: Chỉ tiêu năm sau.
Dy: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra các nguyên nhân biến động đó của các chỉ tiêu kinh tế, sau khi tìm được các nguyên nhân sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục, các đề xuất thay đổi để thay đổi các chỉ tiêu kinh tế mang lại hiệu quả, lợi ích kinh tế cao.
Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là phép so sánh đưa ra kết quả phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Dy = Y1-Y0 Y0 * 100% Y0: Chỉ tiêu năm trước
Y1: Chỉ tiêu năm sau
Dy: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các số liệu trong thời gian đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của số liệu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các số liệu. Từ đó tìm ra các nguyên nhân và biện pháp khắc phục nguyên nhân.