Định hƣớng của nhà nƣớc về phát triển đào tạo đại học và thay đổi cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập nghiên cứu tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 84 - 87)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1Định hƣớng của nhà nƣớc về phát triển đào tạo đại học và thay đổi cơ

quản lý tài chính về đại học

Cải cách tài chính công - một trong những nội dung quan trọng của chương trình cải cách tổng thể hành chính Nhà Nước ban hành tại Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001, đã và đang là cơ sở pháp lý quan trọng để đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Việc trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong quản lý tài chính, trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, biên chế đã thực sự “cởi trói” cho các đơn vị sự ghiệp công lập, tạo bước chuyển biến mới về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiến tiến của thế giới phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đại học, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy - học, đổi mới quản lý giáo dục, đa dạng hoá chương trình trên cơ sở xây dựng hệ thống liên thông phù hợp.

Việc phân phối, sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho ĐTĐH nhất thiết phải quán triệt chặt chẽ quan điểm này vì trong cơ chế thị trường thì hoạt động ĐTĐH được coi là lĩnh vực rất quan trọng mà đầu tư bắt buộc phải đem lại hiệu quả, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng kết quả đào tạo; giữa nghiên cứu với ứng dụng triển khai; từng bước khẳng định vị thế của mỗi cơ sở ĐTĐH trong xã hội.

Chủ trương xoá bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu "xin cho", ban hành cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp đã được Nhà nước cụ thể hoá bằng nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/06 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công

lập, tạo điều kiện phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các cơ sở ĐTĐH nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, đồng thời thúc đẩy việc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính một cách tiết kiệm.

Với tư tưởng chỉ đạo trên của Nhà nước, quan điểm bao cấp hoàn toàn không còn nữa, thay vào đó cơ sở ĐTĐH phải từng bước chuyển dần theo cơ chế tự chủ tài chính. Trong thời gian trước mắt, cơ sở ĐTĐH phần lớn vẫn chưa có khả năng tự cân đối toàn bộ thu, chi thường xuyên, vì vậy cần có dự án tự chủ tài chính đưa ra phương hướng điều chỉnh để tăng cường khả năng tự chủ tài chính của đơn vị và tiến tới xoá bỏ sự bao cấp của NSNN.

Để từng bước cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, thích ứng với mô hình tổ chức mới, cần quán triệt những yêu cầu mang tính định hướng như sau:

- Tăng cường dần năng lực tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp, hạn chế sự bao cấp của Nhà nước là hướng đi chung của bản thân đơn vị và cũng là định hướng của Nhà nước. Vì vậy, các giải pháp để nâng cao năng lực tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu cũng phải phù hợp với định hướng đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghệp có thu có tác dụng thiết thực đối với Nhà trường.

Theo xu thế chung, mỗi đơn vị đều phải hướng tới tự chủ tài chính là đòi hỏi khách quan. Để tháo gỡ khó khăn và tránh thay đổi đột ngột về cơ chế làm xáo trộn hoạt động của đơn vị, cần phải thực hiện kết hợp nhiều giải pháp như: Tăng cường sự phân cấp quản lý tài chính, tích cực khai thác các nguồn thu, khuyến khích tiết kiệm chi theo hướng hiệu quả, nâng cao nhận thức về quản lý tài chính, cải tiến lề lối, tư duy quản lý kinh tế, từng bước cắt giảm các khoản bao cấp không thiết thực, không hiệu quả để tiến tới xoá bỏ hẳn bao cấp khi các đơn vị đã có đủ khả năng tự bù đắp chi phí...

Các giải pháp này phải bám sát quy định của Nhà Nước, phát huy được tối đa các điều kiện, ưu đãi của Nhà Nước, đảm bảo không trái với quy định của pháp luật, đồng thời khi thực hiện phải đem lại hiệu quả thiết thực cho các đơn vị, tránh

việc đề xuất các giải pháp chung chung, không có tính khả thi hoặc không đem lại lợi ích thiết thực.

- Nâng cao năng lực quản lý tài chính là một yêu cầu thường xuyên, liên tục, do đó, các giải pháp phải phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng đơn vị sự nghiệp trong mỗi thời kỳ và cần có những bước đi thích hợp.

Để nâng cao năng lực quản lý tài chính thì phải xây dựng được những bước đi, gắn với những giải pháp cụ thể theo một lộ trình nhất định, không thể vội vàng, đốt cháy giai đoạn hay bỏ lửng giai đoạn chuyển giao cơ chế cũ và cơ chế mới. Hơn nữa, tiềm lực tài chính, khả năng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp cũng khác nhau, đối với các đơn vị có thế và lực thì có thể nhanh chóng thích ứng với tình hình mới nhưng đối với những đơn vị mà khả năng tài chính còn yếu thì mỗi sự thay đổi đều có thể tác động rất lớn đến mọi mặt hoạt động của đơn vị. Do đó, việc quan tâm, xem xét, điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng đơn vị sự nghiệp, đánh giá tác động của sự chuyển đổi mô hình hoạt động đến mỗi đơn vị để định ra bước đi thích hợp là điều hết sức cần thiết.

- Cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc hiện có, đồng thời tích cực chuẩn bị để các đơn vị sự nghiệp sẵn sàng theo cơ chế tự chủ tài chính.

Trước khi bước sang mô hình mới, cơ sở ĐTĐH cần nhanh chóng tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc thuộc về cơ chế cũ để tạo ra một "cơ chế tài chính" lành mạnh, vững vàng, sẵn sàng cho việc đối mặt với những thử thách lớn hơn trong mô hình mới. Đơn vị sự nghiệp sẽ chuyển sang hoạt động độc lập thì cần có hướng cắt giảm bao cấp, khuyến khích tự trang trải, tự chủ tài chính.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích các đơn vị sự nghiệp mở rộng, đa dạng hoá các hoạt động chuyên môn phù hợp với năng lực của đơn vị, tích cực khai thác nguồn thu dịch vụ theo hướng cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị trong và ngoài ngành vì đây là điều tất yếu các đơn vị sự nghiệp sẽ phải thực hiện khi chuyển sang cơ chế hoạt động độc lập.

Đối với các đơn vị đào tạo, tự chủ tài chính là những hướng đi phù hợp trong tình hình mới. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực về phối hợp đào tạo với

các trường đại học danh tiếng trên thế giới theo tiêu chuẩn quốc tế cũng là những nội dung cần được cân nhắc và vận dụng cho thích hợp với điều kiện và khả năng của mình. Các đơn vị cần chú trọng đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng thiết thực, hiệu quả, cần lựa chọn hướng đi thích hợp sao cho tiết kiệm chi phí nghiên cứu nhưng tạo gia giá trị gia tăng lớn, có khả năng ứng dụng thiết thực vào đời sống kinh tế, xã hội, đem lại uy tín cho đơn vị nghiên cứu.

- Các giải pháp đề xuất đồng bộ, gắn với chính sách, cơ chế quản lý liên quan khác như: chính sách lương, cải cách hành chính, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,..

Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính phải đồng bộ, để khi triển khai thực hiện sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo ra tác động tổng hợp, toàn diện trên các khía cạnh của quản lý tài chính.

Các giải pháp này cũng phải tạo ra được sự thuận lợi cho các đơn vị trong quá trình thực hiện, phải có được những cơ sở lý luận, thực tiễn để đảm bảo rằng khi triển khai, thực hiện chúng sẽ khách phục được những điểm tồn tại, hạn chế, phát huy được những điểm mạnh của mỗi đơn vị trong công tác quản lý tài chính.

Ngoài ra, các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính phải mang tính "tương thích đi lên", nghĩa là nó phải được thiết lập trong một mô hình động, có thể phát huy tác dụng lâu dài, khi có sự thay đổi về cơ chế thì vẫn có thể áp dụng được theo phương thức sử dụng nền tảng cũ và cập nhật các yêu cầu mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập nghiên cứu tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 84 - 87)