Tình hình thực hiện tự chủ quản lý tạo lập các nguồn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập nghiên cứu tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 52 - 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Cao đẳng Du lịch

3.2.1 Tình hình thực hiện tự chủ quản lý tạo lập các nguồn tài chính

3.2.1.1 Tổng quát về tạo lập các nguồn tài chính:

Tạo lập các nguồn tài chính là quá trình huy động các nguồn thu để hình thành các nguồn kinh phí tài chính phục vụ các các hoạt động của nhà trường.

Với việc phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, nên nguồn tài chính của nhà trường được hình thành từ hai nguồn chính:

- Một là nguồn thu từ NSNN cấp: do NSNN cấp kinh phí dùng để chi hoạt động thường xuyên (tiền lương, tiền chi nghiệp vụ, mua sắm, sửa chữa…) và chi hoạt động không thường xuyên (nghiệp vụ, mua sắm, sửa chữa…).

- Hai là nguồn thu sự nghiệp của nhà trường: bao gồm các khoản thu từ học phí, lệ phí của học sinh, sinh viên và các khoản thu khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của nhà trường.

Quá trình tạo lập các nguồn tài chính của nhà trường được thực hiện thông qua công tác xây dựng dự toán ngân sách hàng năm.

Căn cứ vào hướng dẫn của cơ quan chủ quản cấp trên và căn cứ vào tình hình thực tế về số lượng cán bộ, viên chức, sinh viên, nhu cầu mua sắm, nhà trường xác định số kinh phí NSNN cấp và số thu sự nghiệp của nhà trường trong năm tiếp theo. Quy trình xây dựng dự toán ngân sách tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội như sau:

Ngay khi nhận được văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán của cơ quản chủ quản cấp trên, nhà trường triển khai nhiệm vụ xây dựng dự toán tới toàn thể các đơn vị trực thuộc để cùng nhau phối hợp xây dựng dự toán ngân sách, cụ thể:

- Phòng Công tác học sinh - sinh viên và phòng Đào tạo lập dự báo về tình hình học sinh, sinh viên có mặt trong năm, tính chi tiết theo số tháng của sinh viên tốt nghiệp và sinh viên dự kiến tuyển mới (các chỉ tiêu gồm: Tên lớp, ngành, số có mặt, thời gian nhập học, thời gian dự kiến ra trường, hệ đào tạo... ); Báo cáo tình hình thực hiện tuyển sinh để nhà trường tổng hợp số lượng học sinh, sinh viên theo học từ đó xác định số kinh phí NSNN cấp theo định mức trên một học sinh, sinh viên. Đồng thời xác định số thu học phí, lệ phí phải thu trong kỳ.

- Phòng Tổ chức hành chính đánh giá về tình hình thực hiện của năm hiện hành và dự kiến tình hình thực hiện cho năm sau về biên chế lao động. Từ đó làm cơ sở xác định quỹ tiền lương của nhà trường để xác định số kinh phí NSNN cấp cho tiền lương, tiền công; Xây dựng kế hoạch, lập dự toán chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng viên.

- Các trung tâm trực thuộc trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện xây dựng dự toán gồm: Thu học phí, sản phẩm trong quá trình sản xuất, sản phẩm tận thu của kết quả cung cấp dịch vụ thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học... và các khoản thu khác.

- Các khoa và các đơn vị khác lập đề án xây dựng hoàn chỉnh phòng thí nghiệm, phương tiện thực hành và nhu cầu mua sắm tài sản phục vụ đào tạo.

- Phòng Kế toán - Tài chính căn cứ vào các số liệu do các đơn vị cung cấp tính toán tổng hợp nhu cầu kinh phí, lập dự toán hoàn chỉnh.

Dự toán thu của đơn vị có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo nội dung gửi cơ quản chủ quản cấp trên theo quy định hiện hành. cơ quản chủ quản cấp trên tổng hợp đối chiếu với số sinh viên chính quy của các ngành đạo tạo trong ngân sách sau đó phê duyệt.

Trong năm thực hiện phát sinh các hoạt động bất thường, đơn vị được phép điều chỉnh dự toán thu cho phù hợp. Đơn vị lập dự toán điều chỉnh, bổ sung gửi lên cơ quản chủ quản cấp trên phê duyệt.

Thống kê tại bảng số liệu 3.1 cho thấy được thực trạng tạo lập nguồn tài chính của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Bảng 3.1: Tổng hợp các nguồn kinh phí của trƣờng Cao đẳng lịch Hà Nội từ năm 2011-2013 Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Nguồn kinh phí NSNN cấp 18,232 48% 24,856 52% 22,984 49%

Số tăng tuyệt đối

6,624

(1,872) Số tăng tương đối (%) 36% -8%

2

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp 19,546 52% 22,652 48% 23,856 51%

Số tăng tuyệt đối

3,106

1,204

Số tăng tương đối (%) 16% 5%

3 Tổng cộng 37,778 100% 47,508 100% 46,840 100%

Số tăng tuyệt đối

9,730

(668)

Số tăng tương đối (%) 26% -1%

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Bảng trên cho thấy, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của trường và có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2011 là 48%, năm 2012 là 52%, năm 2013 là 49%. So với cách trường đào tạo cùng trình độ thì tỷ trọng thu từ nguồn ngoài NSNN của trường cao hơn rất nhiều so. Nếu nói một cách chủ quan thì có thể cho rằng; nhà trường đã rất năng động trong việc tìm kiếm, khai thác nguồn thu để nâng dần tính tự chủ, ít phụ thuộc vào Nhà nước; nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế là nguồn NSNN cấp cho trường là thấp, chưa tương xứng với quy mô đào tạo của trường.

Để thấy rõ hơn tình hình tự chủ tạo lập các nguồn tài chính cần phân tích quy mô, cơ cấu từng nguồn kinh phí, cụ thể như sau:

3.2.1.2 Nguồn kinh phí NSNN cấp:

Nguồn kinh phí NSNN cấp bao gồm cấp cho chi thường xuyên và chi không thường xuyên, do tính chất của nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi không thường xuyên là không được tự chủ, nên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài không đề cập đến, do đó đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối với nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên, trong đó có hai phần chính là kinh phí cấp cho chi trong định mức và kinh phí cấp cho chi ngoài định mức:

Bảng 3.2 Cơ cấu của nguồn kinh phí NSNN cấp.

Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 NSNN cấp cho chi trong định mức 15,485 85% 16,925 68% 17,654 77% Số tăng tuyệt đối 1,440 729 Tỷ lệ tăng qua 9% 4%

các năm (%) 2 NSNN cấp cho chi ngoài định mức 2,747 15% 7,931 32% 5,330 23% Số tăng tuyệt đối 5,184 (2,601) Tỷ lệ tăng qua các năm (%) 189% -33% 3 Tổng cộng 18,232 100% 24,856 100% 22,984 100% Số tăng tuyệt đối 6,624 (1,872) Tỷ lệ tăng qua các năm (%) 36% -8%

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Qua bảng 3.2 có thể thấy tổng nguồn kinh phí NSNN cấp biến động không đều, năm 2012 tăng 6.624 triệu đồng tương ứng với 36% so với năm 2011, nhưng sang năm 2013 lại giảm 1.872 triệu đồng, tương ứng với 8%. Sự biến động này chủ yếu là do biến động từ nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi ngoài định mức.

Cũng theo bảng 3.2 có thể nhận thấy vai trò quan trọng của nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi trong định mức khi tỷ trọng của chúng chiếm phần lớn trong các năm, lần lượt từ năm 2011 đến 2013 chiếm 85%, 68%, 77% tỷ trọng của nguồn kinh phí NSNN cấp.

Dưới đây là phân tích cụ thể về cách xác định và cơ cấu của kinh phí NSNN cấp cho chi trong và ngoài định mức:

* Chi trong định mức:

(đối với hệ cao đẳng) hoặc 1 học sinh chính quy (đối với hệ trung cấp) hiện hành. Đối với nguồn trong định mức thì nhà trường được tự chủ sử dụng theo quy định của pháp luật.

Nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi trong định mức được xác định bằng công thức sau:

K = + Kd

Trong đó:

K: là Tổng kinh phí NSNN cấp cho chi trong định mức;

S: là số học sinh, sinh viên bình quân trong năm của các ngành đào tạo có ngân sách. S = (H là số học sinh, sinh viên các ngành có ngân sách; j là năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba)

D: là Định mức trên 01 học sinh, sinh viên được xác định theo quy định của cơ quan cấp trên trong thời gian ổn ngân sách định từ năm 2011-2015:

- Đối với sinh viên cao đẳng là: 8.900.000 đồng/1 sinh viên/1 năm - Đối với học sinh trung cấp là: 7.120.000 đồng/1 học sinh/1 năm. i: là các hệ đào tạo (trung cấp, cao đẳng)

Kd: là kinh phí bổ sung khác (bao gồm các khoản kinh phí bổ sung cải cách tiền lương, hỗ trợ, ...)

Như vậy thì số lượng học sinh, sinh viên có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo lập nguồn kinh phí NSNN cấp, đặc biệt là cấp cho chi trong định mức.

Số liệu thống kế ở bảng 3.3 cho thấy tình hình học sinh, sinh viên của nhà trường trong giai đoạn từ năm 2011-2013.

Bảng 3.3 Tổng hợp số học sinh, sinh viên bình quân trong năm của các ngành đào tạo có ngân sách của trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số học sinh, sinh viên Tỷ trọng Số học sinh, sinh viên Tỷ trọng Số học sinh, sinh viên Tỷ trọng 1 Hệ cao đẳng 1,525 79% 1,650 83% 1,585 84%

Số tăng tuyệt đối

125 (65) Số tăng tương đối 8% -4% 2 Hệ trung cấp 398 21% 350 18% 300 16%

Số tăng tuyệt đối

(48) (50) Số tăng tương đối -12% -14% 3 Số sinh viên bình quân trong năm 1,923 100% 2,000 100% 1,885 100%

Số tăng tuyệt đối

77 (115) Số tăng tương đối 4% -6%

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Qua bảng số liệu 3.3 có thể thấy sinh viên hệ cao đẳng chiếm tỷ trọng lớn so với học sinh hệ trung cấp, cụ thể từ năm 2011 -2013 lần lượt chiếm tỷ trọng là 79%, 83%, 84%, điều này là phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của nhà trường là đào tạo

cao đẳng, việc tuyển được nhiều sinh viên hệ cao đẳng hơn cũng là lợi thế trong việc xác định nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi trong định mức. Tuy nhiên, cũng nhận thấy công tác tuyển sinh của nhà trường rõ ràng đang gặp khó khăn khi tỷ lệ tuyển sinh biến động không đồng đều và có xu hướng giảm, cụ thể năm 2012 số học sinh, sinh viên bình quân tăng so với năm 2011 là 77 người tương ứng với 4%, năm 2013 giảm so với năm 2012 là 115 người tương ứng 6%. Trong đó số sinh viên bình quân của hệ cao đẳng biến động như sau: năm 2012 tăng so với năm 2011 là 125 người tương ứng 8%, năm 2013 giảm so với năm 2012 là 65 người tương ứng 4%, còn số học sinh bình quân hệ trung cấp giảm, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 48 người tương ứng 12%, năm 2013 giảm so với năm 2012 là 50 người tương ứng 14%.

* Chi ngoài định mức:

Chi ngoài định mức được dùng để chi đào tạo cán bộ, chi nghiệp vụ, chi mua sắm, sửa chữa chống xuống cấp... được xác định trên nhu cầu, sự cần thiết của nhà trường trong điều kiện cân đối ngân sách và được phê duyệt.

Bảng 3.4 Tổng hợp nhu cầu của trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội và phê duyệt của Bộ về nguồn kinh phí NSNN cấp chi cho ngoài định mức

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi ngoài định mức

do nhà trường xác định 3782 8145 7215 Nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi ngoài định mức

phê duyệt 2,747 7931 5330 Chênh lệch 1,035 214 1,885

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy Nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi ngoài định mức phê duyệt kinh phí ít hơn so với đề xuất của nhà trường số tiền tương đối

lớn. Có tình trạng cắt giảm kinh phí so với đề xuất của nhà trường là do việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế làm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó có biện pháp cắt giảm chi tiêu công. Mặt khác, cũng là do công tác lập kế hoạch và bảo vệ kế hoạch cũng có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng tới việc cấp ngân sách cho trường. Bảo vệ kế hoạch tài chính đòi hỏi mọi chỉ tiêu về thu, chi cần được chuẩn bị một cách kỹ lượng, có cơ sở khoa học, mang tính thuyết phục cao và được sự ủng hộ của cơ quan tài chính cấp trên. Thực tế công tác lập kế hoạch những năm qua của trường còn có những hạn chế; chưa được đánh giá đúng với tầm quan trọng của nó. Công tác lập kế hoạch chưa được chuyên nghiệp hoá, chưa được chuẩn bị kỹ càng và có đủ các cơ sở để thuyết phục cơ quan chủ quản. Chưa có các kế hoạch về công tác nhân sự, chưa có quy hoạch tổng thể về đầu tư cơ sở vật chất; sử dụng nguồn vốn để mua sắm tài sản cố định phục vụ công tác đào tạo chưa hiệu quả nên bộ chủ quản thường cắt đi một số khoản đáng kể về các khoản chi cho các nội dung đã nêu trên.

3.2.1.3 Nguồn kinh phí thu từ hoạt động sự nghiệp.

Theo bảng số liệu 3.1 có thể nhận thấy nguồn kinh phí thu từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường chiếm tỷ trọng tương đối với nguồn kinh phí NSNN cấp, đồng thời sự biến động của nguồn kinh phí này là cũng đồng đều và tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy, nhà trường đã rất quan tâm đến việc mở rộng và bồi dưỡng, khai thác nguồn thu, nguồn thu của trường do đó cũng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo. Rõ ràng là, công tác quản lý thu của trường ngày càng trở nên hiệu quả hơn. Nguồn kinh phí thu từ hoạt động sự nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững về tài chính và thực hiện tự chủ tài chính của các trường đại học, cao đẳng công lập. Tỷ trọng nguồn thu này càng lớn càng thể hiện mức độ tự chủ tài chính của trường càng cao. Do đó việc tạo lập các nguồn kinh phí thu từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường một cách đa dạng, phong phú, bền vững và hiệu quả đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Số liệu tại bảng thống kê 3.5 sẽ phần nào làm rõ được quá trình tạo lập nguồn kinh phí thu từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường.

Bảng 3.5 Tổng hợp tạo lập nguồn kinh phí thu từ hoạt động sự nghiệp của trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1

Chênh lệch thu lớn hơn chi chưa

phân phối năm trước chuyển sang 1.116,89 1.814,36 395,92 2 Thu sự nghiệp trong năm 8.709,68 10.533,00 10.277,00 3 Nộp ngân sách nhà nước 0 0 12,91 4 Bổ sung nguồn kinh phí 8.012,21 11.951,44 10.032,65

5

Chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân

phối đến cuối năm ( 5=1+2-3-4) 1.814,36 395,92 640,27

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Có thể thấy 05 chỉ tiêu ở bảng 3.5 trên đã mô tả phần nào quá trình tạo lập nguồn kinh phí thu từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường, cụ thể:

- Chỉ tiêu số 01, chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối năm trước chuyển sang: là phần chênh lệch thu, chi nhưng nhà trường chưa có nhu cầu sử dụng trong năm mà để dành cho năm sau, đây chính là sự linh hoạt của cơ chế tự chủ tài chính, nhà trường không nhất thiết phải sử dụng bằng hết kinh phí khi chưa có nhu cầu. Qua bảng số liệu cho thấy trong cả 3 năm 2011, 2012, 2013 nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập nghiên cứu tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 52 - 62)