Cơ chế quản lý tài sản của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập nghiên cứu tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 72 - 74)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.5Cơ chế quản lý tài sản của nhà nước

3.2. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Cao đẳng Du lịch

3.2.5Cơ chế quản lý tài sản của nhà nước

Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của nhà trường. Việc quản lý tài sản của nhà trường được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước bao gồm: Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 và

Thông tư số 09/2012/TT-BTC ngày 19/01/2012 sửa đổi bổ sung thông tư 245 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ- CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư số 89/2010/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Việc quản lý và sử dụng tài sản của nhà nước tại trường dựa trên các nguyên tắc sau:

- Mọi tài sản nhà nước đều được Nhà trường giao cho các đơn vị quản lý, sử dụng.

- Quản lý tài sản nhà nước được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng đơn vị và trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị theo quy định của Nhà trường.

- Tài sản nhà nước được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, tiết kiệm, hiệu quả.

- Tài sản nhà nước được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về chế độ kế toán đơn vị hành chính, sự nghiệp. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Tài sản nhà nước được bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa theo chế độ quy định. - Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Để việc quản lý tài sản được thực hiện theo đúng chế độ quy định của Nhà nước, nhà trường đã ban hành riêng một quy chế quản lý tài sản áp dụng cho các đơn vị trực thuộc nhà trường, theo đó quy định cụ thể, chi tiết quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu và đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, trách nhiệm của từng đơn vị trong việc quản lý và sử dụng tài sản. Quy định cụ thể các bước tiến hành đầu tư, xây dựng, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng, chuyển nhượng, thanh lý, tiêu hủy.... đồng thời quy chế cũng quy định rõ các bước thực hiện và mục đích sử dụng của tài sản trong các hoạt động như cho thuê, liên doanh, liên kết.

Bên cạnh đó nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc cần thiết theo chức năng, nhiệm vụ được giao của cán bộ, giảng viên, để đảm bảo có chất lượng tốt, sử dụng lâu, bền, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo đảm yêu cầu từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, Nhà trường đã ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, viên chức, quy định chi tiết từng đối tượng theo chức năng, nhiệm vụ được trang bị phương tiện làm việc một cách có hiệu quả và công bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập nghiên cứu tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 72 - 74)