CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Cao đẳng Du lịch
3.2.6 Xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ
Theo hướng dẫn tại Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nhà trường đã xác định Quy chế chi tiêu nội bộ sẽ giúp nhà trường chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát.
Quy chế chi tiêu nội bộ thể hiện quyền tự chủ về tài chính và chế độ dân chủ của nhà trường, quy chế đã được thảo luận công khai và lấy ý kiến đóng góp của toàn bộ cán bộ giảng viên trong nhà trường. Thực hiện quy chế nhằm tạo quyền chủ động trong việc quản lý chi tiêu tài chính vàtạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên trong nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quy chế chi tiêu nội bộ là cơ sở để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêutrong đơn vị được công bằng và thống
nhất, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, sửdụng có hiệu quả tài sản, tài chính, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện tiết kiệm, chốnglãng phí.
Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung đến nay quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất của trường được ban hành ngày 31 tháng 01 năm 2013 theo Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Hiện nay, quy chế đang được tiếp tục biên soạn lại và sửa đổi để phù hợp hơn với thực trạng công tác thu, chi của trường. Quy chế chi tiêu nội bộ này được nhà trường sử dụng trong việc kiểm soát các khoản chi hiện nay của nhà trường. Nội dung chủ yếu của quy chế chi tiêu nội bộ như sau:
3.2.6.1 Định mức chi thanh toán cá nhân
* Tiền lương
Tiền lương của mỗi cán bộ công nhân viên nhà trường bao gồm 2 phần: tiền lương cơ bản và thu nhập tăng thêm.
- Tiền lương cơ bản: Nhà trường đảm bảo mức tiền lương cơ bản theo cấp bậc, chức vụ, ví trí công tác và các khoản phụ cấp lương theo chế độ hiện hành cho các đối tượng là cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong biên chế Nhà nước và giảng viên, nhân viên hợp đồng từ 3 tháng trở lên.
- Thu nhập tăng thêm: Được phân phối theo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được hưởng nhiều hơn.
* Tiền công
Tiền công thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa trường và người lao động, theo quy định của Luật lao động.
3.2.6.2 Định mức chi nghiệp vụ chuyên môn và quản lý hành chính.
Định mức chi nghiệp vụ chuyên môn và quản lý hành chính bao gồm: - Định mức về chế độ công tác phí
- Định mức chi tiêu hội nghị, lễ khai giảng, lễ bế giảng do trường tổ chức. - Định mức chi tiếp khách.
- Định mức sử dụng điện thoại. - Định mức sử dụng điện, nước. - Quy định sử dụng xe ô tô.
- Định mức sử dụng văn phòng phẩm. - Định mức chi phí nghiệp vụ chuyên môn.
- Định mức chi hỗ trợ cán bộ viên chức đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. - Định mức một số khoản chi khác.
3.2.6.3 Định mức về trích lập và sử dụng các quỹ
Định mức về trích lập các quỹ:
- Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp - Trích lập Quỹ khen thưởng
- Trích lập Quỹ phúc lợi
- Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập
Việc sử dụng quỹ: Do Hiệu trưởng trường quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Quy chế chi tiêu nội bộ được công khai đến toàn bộ các đơn vị trong trường để thực hiện, phòng Kế toán Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Công đoàn kiểm tra theo dõi giám sát quá trình thực hiện.
Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường được ổn định trong giai đoan 03 năm. trong thời gian ổn định có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định mới của Nhà nước và điều kiện thực tế của nhà trường.