Những hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập nghiên cứu tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 78 - 84)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân:

3.3 Đánh giá chung về thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Cao

3.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân:

3.3.2.1 Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được như trên, thì việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội vẫn còn một số bất cập, hạn chế như sau:

Thứ nhất: về tạo lập, sử dụng nguồn tài chính.

* Tạo lập nguồn tài chính:

- Công tác tuyển sinh không có chuyển biến tích cực, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết còn trong trạng thái cầm chừng, chưa thật sự mang lại kết quả như mong đợi

- Một số khoản thu của trường được xây dựng định mức thu đã lâu, không còn phù hợp với điều kiện thực tế gây hạn chế nguồn thu. Nhà trường chưa khai thác được các khoản thu từ hoạt động NCKH, tư vấn hướng nghiệp nghề...;

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho phép đơn vị sự nghiệp vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong Trường, nhưng hiện nay Trường chưa nghiên cứu và khai thác nguồn thu này.

- Đối với nguồn thu từ dịch vụ, Trường chưa chú ý đến việc mở rộng quy mô đào tạo liên thông lên đại học

* Sử dụng nguồn tài chính:

Việc sử dụng nguồn tài chính đã được nhà trường quy định chi tiết tại quy chế chi tiêu nội bộ, các khoản chi được quy định rõ ràng, chi tiết nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại một số bất cập:

- Mặc dù tỷ lệ chi cho nghiệp vụ chuyên môn là tương đối lớn, nhưng khoản chi phí cho đào tạo cán bộ - giáo viên của trường còn thấp. Ngoài khoản chi phí cho đào tạo cán bộ - giáo viên thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia do NSNN cấp hàng năm (nếu có), trường ít bỏ kinh phí của trường để tham gia đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên. Do đó, chất lượng giáo viên của trường còn chưa đồng đều, chậm được nâng cao.

- Tiền lương cho cán bộ - giáo viên tuy đã được cải thiện nhưng so với mặt bằng chung các trường đào tạo cùng trình độ thì thu nhập bình quân của trường còn thấp, đặc biệt là đối với đơn giá chi trả tiền vượt giờ. Điều này dẫn đến hệ quả là một số giáo viên không tham gia giảng dạy thêm giờ tại trường mà tham gia giảng dạy ở các trường khác có điều kiện chi trả cao hơn. Cơ chế trả lương chưa đáp ứng được yêu cầu phụ thuộc vào chất lượng giờ giảng do đó thiếu động lực thúc đẩy cán bộ giáo viên nâng cao trình độ giảng dạy

- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập của trường còn có nhiều hạn chế, tỷ lệ diện tích học tập/sinh viên; diện tích sinh hoạt/sinh viên năm 2008 là 1.32m2 và 0.43m2 là quá thấp, và còn phải rất lâu mới đạt được định mức quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định cho các trường đại học là 6m2 và 3m2. Phương tiện dạy học chỉ tạm đủ ở mức tối thiểu đáp ứng nhu cầu học tập theo quy mô tuyển sinh như hiện nay. Các trang thiết bị thực hành còn thiếu, mặc dù là

trường đào tạo nghiệp vụ cần phải thực hành nhiều, có cả hệ đào tạo nghề nhưng trường chỉ có rất ít phòng học thực hành, thậm chí trong những tiết học thực hành về chế biến món ăn, pha chế đồ uống có đến 45-50 học sinh/phòng học do đó không đảm bảo cho mỗi học sinh được thực hành dù chỉ 01 lần/buổi thực hành, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đào tạo. Nhà trường hiện cũng không có các công trình thể thao đáp ứng yêu cầu giáo dục thể chất cho học sinh, trường phải thường xuyên đi thuê sân bãi phục vụ học tập bộ môn này. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng của trường chưa đồng bộ, chủ yếu là việc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các phòng học, giảng đường. Nhiều công trình đã được cải tạo, sửa chữa nhưng chất lượng không phù hợp nên không mang lại hiệu quả, cải tạo, sửa chữa nhiều lần gây lãng phí trong đầu tư.

- Việc mua sắm trang thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất được đánh giá là chưa kịp thời, chưa theo kịp yêu cầu công tác đào tạo.

Thứ hai: quản lý và sử dụng tài sản.

Nhà trường đã có những văn bản quy định việc quản lý và sử dụng tài sản. Tuy nhiên, việc thực hiện các văn bản này còn nhiều bất cập.

Sự chồng chéo trong việc quản lý hành chính giữa các phòng, ban chức năng dẫn đến việc quản lý tài sản còn lỏng lẻo, rườm rà, chậm trễ... Hiện tại, dữ liệu về tài sản của nhà trường còn chưa chi tiết, các tài sản được quản lý trên sổ sách một cách chung chung, không cụ thể về quy cách, chủng loại...

Thứ ba: sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm. * Chi trả thu nhập tăng thêm:

Phần trả thu nhập tăng thêm còn có sự chênh lệch khoảng cách thu nhập, theo công thức tính thu nhập tăng thêm của nhà trường thì mặc nhiên ưu tiên cho đối tượng có thâm niên công tác lâu dài (hệ số lương cao), đối tượng là cán bộ quản lý (có hệ số chức vụ); mặc dù cách chi trả thu nhập tăng thêm của trường có gắn liền với kết quả thi đua, nhưng mang tính hình thức, nên hiệu quả của thu nhập tăng thêm trong việc khuyến khích, động viên người lao động hoàn thành nhiệm vụ là không cao.

* Sử dụng các quỹ:

Việc sử dụng các quỹ của nhà trường chưa đem lại hiệu quả khi để số dư quá nhiều, đặc biệt là quỹ phát triển sự nghiệp. Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng là quỹ để khen thưởng định kỳ cho cá nhân và tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, quỹ này còn dùng để tạo động lực, khuyến khích cán bộ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phấn đấu đạt thành tích tốt trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu của trường chưa được quan tâm đúng mức.

3.3.2.2 Nguyên nhân:

* Nguyên nhân khách quan:

- Các văn bản pháp quy Nhà nước chưa thật sự đồng bộ, gây nên những rào cản cho việc thực hiện nhiệm vụ.

+ Quy định tại thông tư số 55/2012/TT-BGDDT quy định về đào tạo liên thông cao đẳng, đại học đã tác động không nhỏ tới tâm lý người học, đồng thời việc Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép các trường đại học đào tạo đa hệ từ trung cấp, cao đẳng đến đại học cũng là một khó khăn lớn trong việc tiếp cận nguồn tuyển sinh của các trường cao đẳng.

+ Một trong những khó khăn lớn nhất trong việc tự chủ sử dụng nguồn tài chính của nhà trường là vẫn phải chịu sự kiểm soát chi của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Kho bạc Nhà nước. Kho bạc kiểm soát các khoản chi từ nguồn kinh phí NSNN cấp qua tài khoản ngân sách và quản lý nguồn thu từ học phí thông qua tài khoản tiền gửi, điều này hạn chế rất nhiều quyền tự chủ tài chính của nhà trường, khi mà hệ thống định mức kỹ thuật, lao động, tài chính… của nhà nước không còn đáp ứng được nhu cầu xã hội. Cụ thể là việc chi trả lương cho người lao động phải dập khuôn theo quy định của nhà nước, do đó nó không tạo động lực thu hút nguồn lao động chất lượng cao, mà còn làm chảy máu chất xám.

- Mức độ quan tâm của lãnh đạo cấp trên; sự quản lý phối hợp của Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể của xã hội trong việc vận hành chính sách đầu tư nhân lực, tài lực, vật lực cho đào tạo đại học chưa đồng bộ và thiếu tính thống nhất.

- Do nguồn vốn đầu tư từ NSNN còn hạn hẹp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và nguồn thu khác của trường chỉ đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên (các khoản chi cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn..) ở mức độ trung bình. Việc giao chỉ tiêu đào tạo đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định gây hạn chế cho trường, nhà trường không thể chủ động trong việc mở rộng quy mô đào tạo, từ đó có cơ sở để tăng thu từ học phí, lệ phí. Thêm vào đó, quỹ đất đai của thành phố còn hạn hẹp, trường nằm trong địa bàn trung tâm thành phố nên việc mở rộng quy mô về cơ sở vật chất, trường, lớp học..của trường gặp nhiều khó khăn, chưa có điều kiện tăng diện tích học tập, sinh hoạt của học sinh. Điều kiện xây dựng các công trình thể thao phục vụ cho hoạt động thể chất do đó cũng bị hạn chế.

- Do chính sách và chiến lược phát triển giáo dục quốc gia, luật pháp nói chung và luật giáo dục nói riêng; hiện nay, nước ta đang áp dụng cơ chế cấp NSNN theo đầu vào cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục nói riêng, cơ chế này hạn chế việc nâng cao hiệu quả hoạt động và ít chú trọng tới chất lượng đầu ra của sản phẩm đào tạo.

Mặc dù việc thực hiện cơ chế giao quyền tự chủ đang được khuyến khích thực hiện, đơn vị tự chịu trách nhiệm cho trường họcvề tài chính, về tổ chức nhân sự nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn quy định chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào cho từng trường nên đơn vị chưa được quyền chủ động mở rộng quy mô đào tạo theo nhu cầu.

Do thành tựu NCKH nói chung và KHCN trong giáo dục nói riêng ở trong nước và trên thế giới được vận dụng vào quản lý trường học và hoạt động giáo dục trong trường học còn hạn chế. Vì vậy, các trường, đặc biệt là ĐTĐH vẫn còn ít áp dụng phương pháp quản ý hiện đại theo hướng hiệu quả.

Quan điểm kiểm định và đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục: quy chuẩn, phương thức kiểm định, đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục còn chưa rõ ràng, chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về vấn đề này nên việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả quản lý nói chung và hiệu quả quản lý tài chính nói riêng của các đơn vị ĐTĐH còn chưa được chú trọng và chưa phải là điều mang tính bắt buộc.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác quản lý cần có tầm nhìn chiến lược, chú trọng đến hiệu quả bền vững, lâu dài của ĐTĐH. Phương pháp quản lý cò thiếu tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm chưa cao. Việc tổ chức chỉ đạo kiểm tra nội bộ còn chưa sát sao, vẫn chỉ dừng lại ở hình thức chứ chưa thực sự chú trọng đến hiệu quả.

- Mức độ phù hợp và thích ứng của mực tiêu, nội dung, chương trình giảng dạy, giáo trình tài chiệu không thay đổi kịp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Việc đầu tư cho chương trình, giáo trình còn hạn chế, các nguồn kinh phí không đủ để thực hiện việc cập nhật thường xuyên chương trình, giáo trình đã lạc hậu.

- Hệ thống đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, năng lực NCKH, soạn bài, giảng bài, đánh giá kết quả giáo dục, năng lực vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học còn chưa gắn với hiệu quả đầu ra. Nhà trường chưa tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy theo một hệ thống tiêu chí cụ thể gắn chặt với lợi ích của giáo viên với mục đích nâng cao hiệu quả đào tạo.

-Khả năng tự chủ tài chính của nhà trường còn hạn hẹp cho việc tăng cường và bổ sung về nhà xưởng, phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, thiết bị dạy học, sân vườn, bãi tập thể dục thể thao. Những khoản đầu tư lớn thường phụ thuộc vào NSNN nên nếu không được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách thì trường gần như không có khả năng cải tạo về nhà xưởng, sân vườn, bãi tập...

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập nghiên cứu tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 78 - 84)