Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập nghiên cứu tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 67 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.4Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi

3.2. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Cao đẳng Du lịch

3.2.4Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi

Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội được thể hiện qua cách xác lập chênh lệch và sử dụng kết quả chênh lệch đó, cụ thể:

* Xác lập kết quả chênh lệch thu chi:

Cuối năm NSNN, nhà trường xác định phần chênh lệch thu chi bằng cách lấy tổng kinh phí được sử dụng trong năm (bao gồm kinh phí NSNN giao cho chi thường xuyên và thu từ hoạt động sự nghiệp được phân bổ) trừ đi các khoản chi, các khoản phải nộp NSNN và dự toán bị hủy trong năm. Bảng số liệu 3.7 thể hiện cách xác định chênh lệch thu chi của nhà trường giai đoạn từ năm 2011-2013.

Bảng 3.8 Xác định chênh lệch thu – chi của trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội, giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng STT Chi tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1

Nguồn kinh phí được sử dụng trong

năm 37.778 47.508 46.840

Tỷ lệ tăng trong năm % 26% -1%

2 Chi trong năm 30.924 38.480 37.046

Tỷ lệ tăng trong năm % 24% -4%

3 Các khoản phải nộp NSNN 13

Tỷ lệ tăng trong năm %

4 Hủy dự toán 8 46 0

Tỷ lệ tăng trong năm % 475% -100%

5 Chênh lệch(5=1-2-3-4) 6.846 8.982 9.794

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Theo số liệu tại bảng 3.8 trên thì kết quả chênh lệch thu chi trong giai đoạn 2011-2013 đều tăng qua các năm: năm 2012 tăng 31% so với năm 2011, năm 2013 tăng 9% so với năm 2012. Trong khi đó thì nguồn thu lại biến động không đều: năm 2012 tăng 26% so với năm 2011, năm 2013 lại giảm 1% so với năm 2012 dẫn đến chi trong năm cũng biến đổi theo chiều hướng tương tự. Điều đó chứng tỏ nhà trường đã biết điều tiết các khoản chi để phù hợp với nguồn thu.

* Sử dụng kết quả chênh lệch:

Sau khi xác định được số chênh lệch thu, chi nhà trường tiến hành sử dụng chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ theo quy định. Bảng số liệu 3.10 dưới đây thể hiện việc sử dụng kết quả chênh lệch thu chi của nhà trường.

Bảng 3.9 – Sử dụng kết quả chênh lệch thu chi của trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

STT Chi tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1

Chi trả thu nhập tăng them

3.218 47% 4.581 51% 5.191 53%

Tỷ lệ tăng trong năm % 42% 13%

2 Trích lập quỹ

3.628 53% 4.401 49% 4.603 47%

Tỷ lệ tăng trong năm % 21% 5%

Trong đó: Quỹ dự phòng thu nhập ổn định 985 1153 1256 Quỹ phúc lợi 1,425 1487 1358 Quỹ phát triển sự nghiệp 1,218 1761.2 1989 3

Chênh lệch thu chi (3=1+2)

6,846 100% 8982 100% 9794 100%

Tỷ lệ tăng trong năm % 31% 9%

- Chi trả thu nhập thêm:

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy sự quan tâm của nhà trường đối với thu nhập của cán bộ, viên chức khi mà tỷ trọng chi trả thu nhập tăng thêm luôn chiếm tỷ lệ cao trong kết quả chênh lệch thu chi, cụ thể qua các năm là 47%, 51%, 53%. Thu nhập tăng thêm là khoản thu nhập mà người lao động nhận được do kết quả lao động mang lại. Vì vậy, nó có tác dụng tạo ra động lực khuyến khích người lao động nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp là nâng cao đời sống, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên. Để có nguồn thu tài chính thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm thì đơn vị phải mở rộng, khai thác được nguồn thu và tiết kiệm chi. Do vậy, thu nhập tăng thêm của cán bộ, giảng viên là chỉ tiêu phản ánh rõ nét hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị. Cụ thể:

Bảng 3.10 Tình hình chi trả thu nhập tăng thêm

Đơn vị: triệu đồng

STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Số tiền chi TN tăng thêm 3218 4581 5191 2 Bình quân người/tháng 1.55 2.18 2.33

Tỷ lệ tăng qua các năm

(%) 41% 7%

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Qua bảng 2.9 cho thấy, chi tiền lương tăng thêm ở trường tăng dần qua các năm và tang mạnh vào năm 2012 (41%). Điều này phản ánh rõ rệt sự phụ thuộc của thu nhập tăng thêm chi cho cán bộ, giáo viên với kết quả hoạt động của đơn vị. Năm 2012 nhà trường có mức chênh lệch thu chi cao. Như vậy, việc áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại trường vừa là nhu cầu khách quan vừa tạo cơ hội để trường phát huy nội lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng thu, tiết kiệm chi nhằm tăng thu nhập cho cán bộ viên chức của đơn vị. Kết quả hoạt động sự nghiệp của trường ngày càng nâng cao. Tình hình tiền lương, thu nhập của

cán bộ, giảng viên, viên chức được cải thiện một bước.

- Trích lập và sử dụng các quỹ:

Mức trích lập quỹ cũng là một khía cạnh phản ánh kết quả hoạt động của các đơn vị tự chủ tài chính nói chung và của khối các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng, bởi phải tăng thu, tiết kiệm chi và có chênh lệch thu chi thì mới có nguồn để trích lập các quỹ. Trích lập quỹ là yêu cầu trong cơ chế quản lý tài chính nhằm đảm bảo sử dụng chênh lệch thu chi hợp lý và đảm bảo an toàn tài chính.

Hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, chênh lệch thu lớn hơn chi sau khi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động được trích các quỹ như sau:

- Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chế mức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập ( tỷ lệ là số kinh phí còn lại sau khi đã trả thu thập tăng thêm)

Mức trích lập cho 2 quỹ Phúc lợi và Khen thưởng không vượt quá 3 tháng lương thực tế bình quân trong năm, phần vượt được bổ sung vào Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Số liệu trên bảng 3.9 cho thấy tỷ trọng trích lập các quỹ cũng gần như tương đương với tỷ trọng chi trả thu nhập tăng thêm, lần lượt qua các năm 2011, 2012, 2013 là 53%, 49%, 47%. Cùng với sự tăng lên của kết quả chênh lệch thu chi thì việc trích lập các quỹ của nhà trường cũng tăng tương ứng với tỷ lệ tăng 21% và 5% của năm 2012, 2013. Việc trích lập các quỹ theo quy định nhằm để đảm bảo thu nhập cho cán bộ viên chức trong đơn vị cũng như dùng để phát triển hoạt động sự nghiệp. Tỷ lệ trích quỹ tăng, giảm phụ thuộc vào kết quả chênh lệch hoạt động thu, chi của Nhà trường qua mỗi năm. Việc trích lập và sử dụng quỹ cũng phụ thuộc vào tình hình hoạt động từng năm của Nhà trường. Bảng số liệu 3.11 sẽ thể hiện rõ việc trích lập và sự dụng các quỹ của nhà trường.

Bảng 3.11 Tình hình trích lập và sử dụng các quỹ tại trƣờng Cao đẳng Du lich Hà Nội giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị: triệu đồng Năm Quỹ khen thƣởng Quỹ phúc lợi Quỹ ổn định thu nhập Quỹ phát triển HĐSN Tổng 2011 Số dư đầu kỳ 125 1.028 1.245 2.357 4.755 Trích lập - 1.425 985 1.218 3.628 Sử dụng 62 1.124 254 652 2.092

Còn lại cuối kỳ (đầu kỳ 2012) 63 1.329 1.976 2.923 6.291

Trích lập 1.487 1.153 1.761 4.401

2012 Sử dụng 857 0 215 1.072

Còn lại cuối kỳ (đầu kỳ 2013) 63 1.959 3.129 4.469 9.620

2013

Trích lập 1.358 1.256 1.989 4.603

Sử dụng 19 528 615 1.162

Còn lại cuối kỳ 44 2.789 4.385 5.843 13.061

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Với bảng số liệu trên có thể nhận thấy việc sử dụng các quỹ là chưa tương xứng với trích lập. Trong 3 năm từ 2011 đến 2013 nhà trường đã trích lập 12.632 triệu đồng cho 3 quỹ là quỹ ổn định thu nhập, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển, nhưng nhà trường chỉ tiến hành sử dụng có 4.236 triệu đồng. Điều này dẫn đến số dư của các quỹ tính đến cuối năm 2013 là rất lớn 13.061 triệu đồng, trong đó:

- Quỹ phát triển: số dư tính đến cuối năm 2013 chiếm đến gần một nửa tổng số các quỹ là 5.843 triệu đồng, trong 3 năm 2011-2013 nhà trường chỉ sử dụng có 1.482 triệu đồng từ quỹ phát triển, chủ yếu là chi cho hỗ trợ đào tạo và chuẩn bị đầu tư nâng cấp giảng đường. Phần còn lại là do nhà trường tích lũy để nâng cấp, xây dựng hệ thống giảng đường hiện đã xuống cấp.

- Quỹ ổn định thu nhập: Tính đến cuối năm 2013 số dư của quỹ còn là 4.385 triệu đồng. Đây là số dư khá lớn so với tổng mức chi trả thu nhập tăng thêm một năm. Đó là do nhà trường chủ động tích lũy đề phòng khủng hoảng kinh tế kéo dài ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của cán bộ, viên chức trong các năm tiếp theo.

- Quỹ khen thưởng: Nhà trường chủ yếu sử dụng kinh phí NSNN cấp và thu sự nghiệp để khen thưởng theo định mức thường xuyên, hầu như nhà trường không trích lập và sử dụng đến quỹ này, tính đến cuối năm 2013 số dư của quỹ còn lại là 44 triệu. Do đó hiệu quả của việc khuyến khích cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên hăng hái thi đua lao động, học tập là chưa cao.

- Quỹ phúc lợi: đây là quỹ được nhà trường sử dụng thường xuyên nhất, chủ yếu là các khoản hỗ trợ, thăm hỏi, trợ cấp…, tuy nhiên số sử dụng vẫn tương đối thấp so với số trích lập, trong 3 năm nhà trường đã trích lập quỹ này là 4.270 triệu đồng nhưng chỉ sử dụng 2.509 triệu đồng, tính đến cuối năm 2013 số dư của quỹ còn lại là 2.789 triệu đồng. Có thể thấy mức trích lập quỹ phúc lợi là tương đối cao so với nhu cầu sử dụng, nhà trường cần điều chỉnh mức trích lập quỹ phù hợp hơn với nhu cầu thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập nghiên cứu tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 67 - 72)