CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tạ
4.3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường
trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội
4.3.2.1. Nâng cao nhận thức tự chủ tài chính trong lãnh đạo và cán bộ giáo viên, nhân viên
Nâng cao hơn nữa nhận thức tự chủ theo tinh thần của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 và thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 trong Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên về tự chủ tài chính. Thực tế cho thấy, thực hiện chế độ tự chủ tài chính đối với nhà trường đã đạt được những kết quả khả quan. Những mục tiêu, yêu cầu của Nghị định 43/2006/NĐ-CP về cơ bản đã đạt được. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới công tác quản lý và thực hiện tự chủ tài chính, vẫn còn có một số bộ phận, cá nhân còn muốn duy trì cơ chế cũ do tâm lý trì trệ, quen bao cấp, ngại đổi mới, lo ngại sau khi được tự chủ tài chính thì kinh phí cấp cho đơn vị sẽ giảm, thậm chí có người băn khoăn về chất lượng hoạt động của đơn vị sẽ giảm, sự công bằng trong phân phối thu nhập. Lý do này đã ảnh hưởng đến chất lượng của việc thực hiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ. Vì vậy, lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, giáo viên và đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý tài chính cần tham mưu cho Ban giám hiệu quán triệt thống nhất về nhận thức trong việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, đoàn kết, sáng tạo, phấn đấu vì thực hiện mục tiêu chung. Muốn vậy, Lãnh đạo nhà trường phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, ý thức chấp hành quy chế chi tiêu nội bộ cho cán bộ công nhân viên thông qua hội nghị, tập huấn, hội thảo… làm cho họ nhận thức được việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tài chính là biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của nhà trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao nguồn thu, nâng cao ý thức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, tạo điều kiện cho tăng thu nhập, tăng phúc lợi cho người lao động.
Ngoài ra cần chú trọng tổ chức bộ máy tài chính kế toán một cách có hiệu quả, đầu tư sử dụng công nghệ thông tin hơn nữa nhằm phục vụ hiện đại hóa công tác kế toán tài chính. Bên cạnh đó việc nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả công tác hạch toán, kế toán và công tác quản lý tài chính. Nhà trường cần chú trọng hơn trong việc tuyển dụng cán bộ tài chính, hiện tại bộ phận quản lý tài chính của trường có đến 60% là trình độ thạc sỹ, nhưng lại không có ai được đào tạo đúng chuyên ngành. Do đó, nhà trường cần phải có kế hoạch tổng thể, thực hiện trong một thời gian dài với nhiều phương thức thích hợp để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Theo hướng đó các giải pháp cần thực hiện:
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, từ đó làm căn cứ để tuyển dụng cán bộ mới. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được tuyển dụng nhằm phát huy năng lực cán bộ, ứng dụng tin học vào công tác tài chính kế toán.
4.3.2.2. Nhóm giải pháp tăng nguồn thu:
Tiếp tục xây dựng, đổi mới và hoàn thiện cơ chế thu và quản lý nguồn thu. Tăng cường khai thác và bồi dưỡng nguồn thu.
- Đối với nguồn kinh phí do NSNN cấp:
Công tác lập kế hoạch và bảo vệ kế hoạch tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định quy mô nguồn kinh phí được giao trong dự toán NSNN hàng năm, do đó, nhà trường cần phải thực sự coi trọng công tác lập kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính phải được xây dựng dựa trên các luận cứ sát thực, mang tính khoa học cao đồng thời cũng phải có tính thực tiễn. Kế hoạch tài chính có tính thuyết phục cao sẽ là cơ sở để cơ quan tài chính chủ quản (Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) tăng mức đầu tư tài chính cho trường đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo.
- Đối với nguồn thu hoạt động sự nghiệp + Thu từ các khoản học phí, lệ phí:
Quy mô của nguồn thu học phí, lệ phí phụ thuộc vào quy mô đào tạo của từng năm học và mức học phí quy định đối với từng hệ đào tạo.
Tuy nhiên việc tăng thu học phí đối với hệ đào tạo theo niên khoá là một vấn đề khó bởi chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao, khung học phí của các cơ sở đào tạo đại học công lập đã được Thủ tướng chính phủ quy định tại quyết định 70/1998/TTg ngày 31/3/1998. Đây là một khó khăn cho các trường đào tạo đại học công lập bởi tuy rằng các trường đã được tự chủ tài chính nhưng vẫn chưa được "cởi trói" hoàn toàn. Mở rộng quy mô đào tạo chính là một giải pháp cho vấn đề tăng thu học phí, tuy nhiên việc mở rộng quy mô đào tạo luôn phải gắn liền với nâng cao chất lượng đào tạo, tương xứng với điều kiện về quy mô đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất...của trường.
Trong điều kiện của nhà trường hiện nay, việc mở rộng quy mô đào tạo chưa phải là một giải pháp tối ưu bởi đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất ..của trường chưa thể đáp ứng được nhu cầu của việc giảng dạy với quy mô lớn, chất lượng cao. Trong ít nhất 3 năm tới, hạn chế số lượng sinh viên - học sinh thôi học, bỏ học giữa chừng chính là biện pháp để tăng nguồn thu thay vì mở rộng quy mô đào tạo, tuyển sinh mới. Đây cũng chính là khoảng thời gian "trễ" để nhà trường có thời gian củng cố, cải tạo, sửa chữa, mở rộng cơ sở hạ tầng của trường; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, số lượng cán bộ đào tạo phục vụ cho yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo trong những năm tiếp theo.
Đối với phương thức đào tạo theo địa chỉ (thường là đào tạo tại cơ sở ngoài trường) thì tăng quy mô đào tạo chính là một giải pháp tối ưu cho trường để tăng thu học phí trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, mức thu học phí với hình thức đào tạo theo địa chỉ được xây dựng trên cơ sở thoả thuận giữa trường và đối tượng có nhu cầu đào tạo. Đây là cơ sở cho việc tăng mức động viên trong học phí của hệ đào tạo này. Tuy nhiên, tăng mức học phí cũng phải đảm bảo nguyên tắc: phù hợp với khả năng chi trả của người học, phù hợp với chất lượng dịch vụ mà trường cung cấp và phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội.
Đối với bất cứ cơ sở đào tạo nào, nguồn thu từ học phí vẫn luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể; để khai thác một cách triệt để nguồn kinh phí này, trường cần tiếp tục mở rộng các loại hình, phương thức đào tạo; liên thông, liên kết đào tạo..nhằm
tận dụng tối đa ưu thế là trường "đàn anh" đào tạo về lĩnh vực du lịch của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Giữ vững và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo, trước mắt là hợp tác chặt chẽ với các nước là thành viên của mạng lưới các trường đào tạo về du lịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APETIT). Năm học 2007- 2008 là năm học đầu tiên mà trường tiếp nhận đào tạo trong niên khoá cho học sinh nước ngoài với mức học phí vượt trội hơn hẳn so với đào tạo học sinh trong nước; và đến năm học 2013-2014 số lượng sinh viên nước ngoài còn rất hạn chế (07 học sinh) nhưng đây là một tín hiệu đầu tiên và rất đáng mừng, tạo đà cho việc mở rộng liên kết, đào tạo quốc tế.
Một yếu tố nữa góp phần tăng thu đối với quỹ học phí là cách thức huy động và sử dụng nguồn thu này. Huy động tập trung nguồn thu ngay từ đầu năm học hoặc kỳ học, điều này giúp cho trường có đựơc một khoản vốn lớn, sau khi trừ đi một số khoản chi phí cần phải trang trải, khoản tiền nhàn rỗi chưa cần phải chi tiêu ngay có thể sinh lời bằng các hoạt động đầu tư tài chính. Trong điều kiện hiện nay, biện pháp gửi tiết kiệm có kỳ hạn vào các ngân hàng có uy tín hoặc đầu tư vào trái phiếu chính phủ được coi là phương thức đầu tư tài chính an toàn và phù hợp với điều kiện tài chính cũng như trình độ quản lý của Trường.
+ Đối với khoản thu từ hoạt động nội trú của học sinh.
Mức thu tiền ký túc xá hiện nay là 180.000 đ/tháng/SV đối với nội trú tại ký túc xá khu A và 120.000 đ/tháng/SV đối với nội trú tại KTX khu B được coi là phù hợp với với điều kiện của học sinh có nhu cầu ở nội trú và phù hợp với mặt bằng chung của các trường đào tạo cùng đẳng cấp. Hàng năm, trường có một nguồn thu tương đối ổn định giao động xung quanh khoảng 800 triệu đồng từ hoạt động này.
Chủ trương cải tạo, sửa chữa khu KTX A thành phòng học của nhà trường cần phải được xem xét lại. Trong thời gian sắp tới, đứng trên giác độ tài chính trong điều kiện không tăng quy mô đào tạo theo niên khoá, chủ trương trên không đem lại hiệu quả, trước mắt thể hiện được ngay rằng hàng năm nhà trường sẽ mất đi khoản thu không nhỏ từ hoạt động nội trú, thêm vào đó, việc cải tạo, sửa chữa KTX thành
giảng đường thực chất sẽ là một cuộc “đại cải tổ” do thiết kế của KTX không phù hợp trong việc chuyển đổi thành phòng học. Để thực hiện điều này, chi phí bỏ ra là rất lớn; đổi lại sẽ được thêm một số phòng học không đồng bộ, chất lượng không cao, phá vỡ quy hoạch tổng thể của nhà trường. Việc xây dựng thêm giảng đường, phòng học nên thực hiện theo cách thức khác.
Về cách thức huy động nguồn thu từ KTX, hiện nay, do lực lượng cán bộ kế toán còn thiếu, nhà trường giao cho ban quản lý KTX (trực thuộc phòng hành chính - quản trị) vừa có trách nhiệm quản lý hoạt động của KTX, vừa trực tiếp thu tiền ở KTX của học sinh - sinh viên; sau đó đem nộp khoản kinh phí vào nguồn thu của Trường. Việc giao đồng thời việc quản lý về số lượng học sinh - sinh viên ở KTX và thu tiền của học sinh - sinh viên cho một số ít người (02 cán bộ) như vậy mà không hề cơ chế kiểm tra, giám sát của phòng chức năng có thể gây nên sự thất thoát nguồn thu. Giải pháp đặt ra cho vấn đề này là phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thu tiền tại ban quản lý KTX, hoặc tách bạch giữa việc quản lý hoạt động nội trú và hoạt động thu tiền của cán bộ ban quản lý KTX.
+ Cần nghiên cứu thay đổi lại một số định mức khoán thu, đơn giá thu đối với hoạt động tận thu cơ sở vật chất, hoạt động trông xe, khoán thu hoạt động của nhà ăn căngtin và phòng giới thiệu sản phẩm thực hành.
Đơn giá cho thuê phòng học ngoài giờ hành chính được nhà trường xây dựng và áp dụng từ năm 2004 đến nay, đơn giá này hiện không còn phù hợp với điều kiện giá cả thị trường thường xuyên biến động theo hướng tăng lên nhanh chóng. Để tăng thu, trường cần xây dựng đơn giá tăng lên phù hợp với điều kiện thị trường.
Cơ chế quản lý đối với hoạt động cho thuê phòng học, thuê mặt bằng (gọi chung là thuê CSVC) cũng cần phải được xây dựng lại. Như hiện nay, việc ký kết hợp đồng được uỷ quyền cho phòng Quản trị - Hành chính thực hiện đồng thời với việc theo dõi, mở cửa, đóng cửa các lớp học, thu tiền thuê phòng học, khoản thu này sau đó được phòng Quản trị - Hành chính nộp lên tài vụ nhà trường mà thiếu đi cơ chế giám sát, kiểm tra chéo đối với hoạt động này. Rõ ràng là, cần có một cơ chế
giám sát chặt chẽ trong quản lý hoạt động cho thuê CSVC; cần tách bạch giữa công tác quản lý hoạt động cho thuê và công tác thu tiền thuê CSVC.
Dự toán hoá mọi nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo dự toán, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị
Để đảm bảo cho các nguồn tài chính được khai thác một cách tối đa, quản lý chặt chẽ, sự dụng có hiệu quả, phù hợp với chế độ, chính sách quy định của Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; Nhà trường cần làm tốt công tác dự toán, dự toán hoá các hoạt động thu để đáp ứng yêu cầu của đơn vị. Việc thu đúng, thu đủ giúp Nhà trường chủ động trong việc điều hành hoạt động tài chính, sẵn sàng ứng phó với những diễn biến bất lợi, những yếu tố ảnh hưởng tới mục tiêu chung mà Nhà trường đã đặt ra, cụ thể như sau:
- Phân công rõ ràng nhiệm vụ và thời hạn thực hiện các khoản thu cho các bộ phận, cá nhân. Điều này giúp các bộ phận, cá nhân biết rõ được quyền hạn, trách nhiệm của mình khi được phân công thực hiện thu các nguồn tài chính. Đồng thời, có cơ chế thưởng phạt rõ ràng đối với các bộ phận, cá nhân hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.
- Đưa ra kế hoạch tài chính phải đồng bộ, theo sát kế hoạch đào tạo. Kế hoạch hoá được các nguồn thu tài chính cũng phải dựa trên cơ sở chi tiết cảu kế hoạch đào tạo, phải xây dựng được kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đào tạo, lấy kế hoạch đào tạo làm trung tâm. Kế hoạch tài chính được phê duyệt là phương án tối ưu, đảm bảo chi tiêu kịp thời, có hiệu quả và phải coi như một mặt của việc tăng cường nguồn tài chính.
- Kế hoạch tài chính phải cân đối thu, chi và đảm bảo có tích lũy. Trong quản lý tài chính đảm bảo cân đối thu chi là việc làm rất quan trọng. Tuy nhiên, không thể thần tuý thu được bao nhiêu, chi hết bấy nhiêu là đủ, mà phải có tích luỹ, dự phòng. Phải có kế hoạch thu và tiến độ thu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Như vậy, kế hoạch thoá việc huy động và quản lý, sử dụng các nguồn tài chính sẽ đảm bảo cân đối thu, chi đảm bảo tiết kiệm và hợp lý đồng vốn được đầu tư.
Muốn thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính nhà trường cần phải dự kiến các nguồn thu và tiến độ thu có đảm bảo hoạt động của đơn vị được tiến hành tốt theo yêu cầu đề ra. để thực hiện thu đúng, thu đủ theo dự toán thì cần có sự quản lý sát sao của ban giám hiệu nhà trường, cần nghiệp vụ chuyên môn vững và tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ kế toán và sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận khác nhau trong trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, tránh thất thoát, lãng phí nguồn thu
Căn cứ vào kế hoạch thu và định mức thu, trường cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động huy động nguồn tài chính. Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện bởi các cán bộ quản lý (ban giám hiệu, cán bộ phòng tài chính kế toán) đối với các đối tượng, bộ phận thực hiện công tác thu, xem họ có tuân thủ đầy đủ quy trình thu không, có thu đúng, thu đủ không. Đồng thời trong quá trình thực hiện thu có nảy sinh những bất cập về kế hoạch, cách thức, quy trình thu gây thất