Tình hình thực hiện tự chủ quản lý sử dụng các nguồn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập nghiên cứu tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Cao đẳng Du lịch

3.2.2 Tình hình thực hiện tự chủ quản lý sử dụng các nguồn tài chính

Việc sử dụng các nguồn tài chính được thể hiện dưới dạng các khoản chi, theo Luật ngân sách có thể chia các khoản chi thành hai loại chính là: Chi thường xuyên và chi không thường xuyên. Vì các khoản chi không thường xuyên có tính chất không tự chủ, nên không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Do đó, đề tài đi sâu tập trung nghiên cứu về các khoản chi thường xuyên của nhà trường.

Bảng 3.6 Cơ cấu chi thƣờng xuyên của trƣờng Cao đẳng Du Lịch Hà Nội từ năm 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

STT Nội dung

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

II Tổng chi thường xuyên

30,924 38,480 37,046

1 Nhóm 1: Chi cho con người

13,916 45% 14,238 37% 16,300 44% A Mục 6000- Tiền lương 9,886 10,054 11,945 B Mục 6010 - Phụ cấp lương 2,958 3,154 3,202 C Mục 6250 – Phúc lợi tập thể 175 130 210 D Mục 6300 – Các khoản đóng góp 897 900 943

2

Nhóm 2: Chi nghiệp vụ chuyên môn 9,896 32% 11,544 30% 11,114 30% A Mục 6500- Thanh toán dịch vụ công cộng 1,968 2,258 2,354 B

Mục 6550 – Thanh toán vật tư văn phòng 921 952 986 C

Mục 6600-Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 596 658 687 D Mục 6650- Hội nghị 182 201 230

E Mục 6750 – Chi phí thuê mướn

589 625 685 F

Mục 6900- Sửa chữa tài sản và duy tu, bảo dưỡng thường xuyên

1.852 2.984 2.854 G Mục 7000- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 3.788 3.866 3.318 3 Chi mua sắm TSCĐ 4.947 16% 10.774 28% 7.409 20% 4 Nhóm: Các khoản chi khác 2.165 7% 1.924 5% 2223 6%

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy cơ cấu chi thường xuyên của nhà trường chia ra làm 3 nhóm chính, đó là: Chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm TSCĐ và chi khác.

* Chi thanh toán cá nhân:

Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản chi thường xuyên, tỷ trọng qua các năm 2011, 2012, 2013 tương ứng là 45%, 37%, 54%. Các khoản chi thanh toán cho cá nhân bao gồm:

- Tiền lương: lương ngạch, bậc, theo quỹ lương được duyệt; lương hợp đồng dài hạn;

- Phụ cấp lương: các loại phụ cấp chức vụ, phụ cấp thêm giờ, ưu đãi nghề, thâm niên nghề, thâm niên vượt khung…;

- Tiền thưởng: thưởng thường xuyên theo định mức, đột xuất theo định mức và tiền thưởng khác;

- Phúc lợi tập thể: tiền tàu xe nghỉ phép năm, hóa chất vệ sinh phòng dịch, nước uống và các khoản khác…;

- Các khoản đóng góp: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp;

Nhìn chung các khoản chi thanh toán cho cá nhân là nhằm bù đắp hao phí lao động, đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động cho giảng viên, cán bộ, viên chức của nhà trường. Qua bảng số liệu cho thấy khoản chi cho cá nhân tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2,3% và năm 2013 tăng so với năm 2012 là 14%, có thể nhận thấy sự quan tâm của nhà trường đối với cán bộ, giảng viên. Ngoài phần tiền lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp bảo hiểm chi trả theo quy định của Nhà nước thì nhà trường đã quan tâm tạo điều kiện chi trả các khoản phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ phòng thí nghiệm…các khoản tiền thưởng, các khoản phúc lợi tập thể như tàu xe nghỉ phép, hóa chất vệ sinh phòng dịch, nước uống… Điều này đã kịp thời động viên, khích lệ cán bộ, giảng viên nhà trường hăng say lao động, giảng dạy tốt hơn.

* Chi nghiệp vụ chuyên môn:

Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi thường xuyên của nhà trường, tỷ trọng qua các năm 2011, 2012, 2013 tương ứng là 32% , 30%, 30%. Sở dĩ tỷ trọng nhóm chi này khá cao là do nhà trường sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, chi nghiệp vụ chuyên môn cao. Điều này chứng tỏ trong những năm qua nhà trường ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng đào tạo nên đầu tư nhiều kinh phí để chi cho nhóm mục chi này như: chi đổi mới trang thiết bị, phương tiện giảng dạy…

Các khoản chi này bao gồm:

- Chi vật tư văn phòng: văn phòng phẩm, mua sắm cộng cụ dụng cụ, khoán văn phòng phẩm và vật tư văn phòng khác;

- Chi thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc: cước phí điện thoại; bưu chính; tuyên truyền; quảng cáo; sách, báo, tạp chí thư viện; internet…

- Chi hội nghị: bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên và chi hội nghị khác; - Chi công tác phí: tiền vé máy bay, tàu, xe; phụ cấp công tác phí; thuê phòng ngủ; khoán công tác phí;

- Chi thanh toán thuê mướn: thuê phương tiện vận chuyển; thuê chuyên gia, giảng viên; thuê lao động và thuê khác;

- Chi sửa chữa: ô tô, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dung; điều hòa, nhà cửa, thiết bị tin học, đường điện, nước…

- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn khác: mua hàng hóa vật tư dùng cho chuyên môn; in ấn, phô tô tài liệu, nghiên cứu khoa học cấp trường, bảo hiểm tài sản, tiếp khách…

* Chi mua sắm tài sản cố định:

Giai đoạn từ năm 2011-2013 là giai đoạn mà kinh tế cả nước gặp khó khăn, để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát Chính phủ đã ra Nghị quyết số 11/NQ- CP về một số giải pháp kiềm chế lạm phát, trong đó có việc cắt giảm chi tiêu công. Do đó, nhà trường cũng gặp không ít khó khăn trong việc mua sắm tài sản cố định phục vụ cho công tác đào tạo. Nhưng với quyết tâm nâng cao cơ sở vật chất, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo, nhà trường đã tiến hành rà soát lại những tài sản thật sự cần thiết, đồng thời cân đối lại ngân sách và dành ra một số kinh phí hợp lý để mua sắm tài sản cố định. Điều đó được thể hiện tỷ trọng chi mua sắm tài sản cũng tương đối cao so với tổng chi thường xuyên của nhà trường, lần lượt qua các năm 2011, 2012, 2013 tương ứng tỷ trọng là 16%, 28%, 20%.

Các tài sản được nhà trường chú trọng mua sắm bao gồm thiết bị tin học (máy vi tính, máy chiếu…); trang thiết bị kỹ thuật phục vụ các phòng thí nghiệm…; hàng năm nhà trường đều tiến hành rà soát, khảo sát nhu cầu sử dụng để làm cơ sở cho việc đầu tư mua sắm vào năm sau. Do đó việc mua sắm đầu tư mới tài sản cố định là công việc thường xuyên của nhà trường.

* Chi nghiệp vụ khác:

Các khoản chi hoạt động thường xuyên không hạch toán vào các khoản chi trên được hạch toán vào khoản chi khác, bao gồm: mua hàng hóa vật tư dùng cho chuyên môn; in ấn, phô tô tài liệu, nghiên cứu khoa học cấp trường, bảo hiểm tài sản, tiếp khách… khoản chi thường xuyên khác chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 5- 7% trong tổng chi thường xuyên.

3.2.3 Cơ cấu nguồn thu cấp cho chi thƣờng xuyên:

Cơ cấu nguồn thu cấp cho chi thường xuyên được thể hiện rõ trong bảng số liệu sau:

Bảng 3.7 Cơ cấu nguồn thu cấp cho chi thƣờng xuyên:

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn NSNN Nguồn thu HĐSN Nguồn NSNN Nguồn thu HĐSN Nguồn NSNN Nguồn thu HĐSN 1

Chi thanh toán cá

nhân 7,056 6,860 7,289 6,949 8,215 8,085 Tỷ lệ 51% 49% 51% 49% 50% 50% 2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 6,927 2,969 7,619 3,925 7,558 3,556 Tỷ lệ 70% 30% 66% 34% 68% 32% 3

Chi mua sắm Tài

sản cố định 3,458 1,489 8,946 1,828 5,965 1,444

Tỷ lệ 70% 30% 83% 17% 81% 19%

4 Chi khác 783 1,382 956 968 1,246 977

Tỷ lệ 36% 64% 50% 50% 56% 44% (Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Theo số liệu bảng trên, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường chủ yếu dùng để chi cho thanh toán cá nhân. Các khoản chi còn lại: Chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm tài sản cố định, chi khác thì tỷ trọng nguồn thu lấy từ NSNN là rất lớn, cụ thể: tỷ trọng trong chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm tài sản cố định, chi khác năm 2011 lần lượt là: 70%, 70%, 36%; năm 2012 lần lượt là: 66%, 83%, 50%; năm 2013 lần lượt là: 68%, 81%, 56%.

3.2.4 Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi.

Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội được thể hiện qua cách xác lập chênh lệch và sử dụng kết quả chênh lệch đó, cụ thể:

* Xác lập kết quả chênh lệch thu chi:

Cuối năm NSNN, nhà trường xác định phần chênh lệch thu chi bằng cách lấy tổng kinh phí được sử dụng trong năm (bao gồm kinh phí NSNN giao cho chi thường xuyên và thu từ hoạt động sự nghiệp được phân bổ) trừ đi các khoản chi, các khoản phải nộp NSNN và dự toán bị hủy trong năm. Bảng số liệu 3.7 thể hiện cách xác định chênh lệch thu chi của nhà trường giai đoạn từ năm 2011-2013.

Bảng 3.8 Xác định chênh lệch thu – chi của trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội, giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng STT Chi tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1

Nguồn kinh phí được sử dụng trong

năm 37.778 47.508 46.840

Tỷ lệ tăng trong năm % 26% -1%

2 Chi trong năm 30.924 38.480 37.046

Tỷ lệ tăng trong năm % 24% -4%

3 Các khoản phải nộp NSNN 13

Tỷ lệ tăng trong năm %

4 Hủy dự toán 8 46 0

Tỷ lệ tăng trong năm % 475% -100%

5 Chênh lệch(5=1-2-3-4) 6.846 8.982 9.794

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Theo số liệu tại bảng 3.8 trên thì kết quả chênh lệch thu chi trong giai đoạn 2011-2013 đều tăng qua các năm: năm 2012 tăng 31% so với năm 2011, năm 2013 tăng 9% so với năm 2012. Trong khi đó thì nguồn thu lại biến động không đều: năm 2012 tăng 26% so với năm 2011, năm 2013 lại giảm 1% so với năm 2012 dẫn đến chi trong năm cũng biến đổi theo chiều hướng tương tự. Điều đó chứng tỏ nhà trường đã biết điều tiết các khoản chi để phù hợp với nguồn thu.

* Sử dụng kết quả chênh lệch:

Sau khi xác định được số chênh lệch thu, chi nhà trường tiến hành sử dụng chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ theo quy định. Bảng số liệu 3.10 dưới đây thể hiện việc sử dụng kết quả chênh lệch thu chi của nhà trường.

Bảng 3.9 – Sử dụng kết quả chênh lệch thu chi của trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

STT Chi tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1

Chi trả thu nhập tăng them

3.218 47% 4.581 51% 5.191 53%

Tỷ lệ tăng trong năm % 42% 13%

2 Trích lập quỹ

3.628 53% 4.401 49% 4.603 47%

Tỷ lệ tăng trong năm % 21% 5%

Trong đó: Quỹ dự phòng thu nhập ổn định 985 1153 1256 Quỹ phúc lợi 1,425 1487 1358 Quỹ phát triển sự nghiệp 1,218 1761.2 1989 3

Chênh lệch thu chi (3=1+2)

6,846 100% 8982 100% 9794 100%

Tỷ lệ tăng trong năm % 31% 9%

- Chi trả thu nhập thêm:

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy sự quan tâm của nhà trường đối với thu nhập của cán bộ, viên chức khi mà tỷ trọng chi trả thu nhập tăng thêm luôn chiếm tỷ lệ cao trong kết quả chênh lệch thu chi, cụ thể qua các năm là 47%, 51%, 53%. Thu nhập tăng thêm là khoản thu nhập mà người lao động nhận được do kết quả lao động mang lại. Vì vậy, nó có tác dụng tạo ra động lực khuyến khích người lao động nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp là nâng cao đời sống, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên. Để có nguồn thu tài chính thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm thì đơn vị phải mở rộng, khai thác được nguồn thu và tiết kiệm chi. Do vậy, thu nhập tăng thêm của cán bộ, giảng viên là chỉ tiêu phản ánh rõ nét hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị. Cụ thể:

Bảng 3.10 Tình hình chi trả thu nhập tăng thêm

Đơn vị: triệu đồng

STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Số tiền chi TN tăng thêm 3218 4581 5191 2 Bình quân người/tháng 1.55 2.18 2.33

Tỷ lệ tăng qua các năm

(%) 41% 7%

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Qua bảng 2.9 cho thấy, chi tiền lương tăng thêm ở trường tăng dần qua các năm và tang mạnh vào năm 2012 (41%). Điều này phản ánh rõ rệt sự phụ thuộc của thu nhập tăng thêm chi cho cán bộ, giáo viên với kết quả hoạt động của đơn vị. Năm 2012 nhà trường có mức chênh lệch thu chi cao. Như vậy, việc áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại trường vừa là nhu cầu khách quan vừa tạo cơ hội để trường phát huy nội lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng thu, tiết kiệm chi nhằm tăng thu nhập cho cán bộ viên chức của đơn vị. Kết quả hoạt động sự nghiệp của trường ngày càng nâng cao. Tình hình tiền lương, thu nhập của

cán bộ, giảng viên, viên chức được cải thiện một bước.

- Trích lập và sử dụng các quỹ:

Mức trích lập quỹ cũng là một khía cạnh phản ánh kết quả hoạt động của các đơn vị tự chủ tài chính nói chung và của khối các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng, bởi phải tăng thu, tiết kiệm chi và có chênh lệch thu chi thì mới có nguồn để trích lập các quỹ. Trích lập quỹ là yêu cầu trong cơ chế quản lý tài chính nhằm đảm bảo sử dụng chênh lệch thu chi hợp lý và đảm bảo an toàn tài chính.

Hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, chênh lệch thu lớn hơn chi sau khi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động được trích các quỹ như sau:

- Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chế mức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập ( tỷ lệ là số kinh phí còn lại sau khi đã trả thu thập tăng thêm)

Mức trích lập cho 2 quỹ Phúc lợi và Khen thưởng không vượt quá 3 tháng lương thực tế bình quân trong năm, phần vượt được bổ sung vào Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Số liệu trên bảng 3.9 cho thấy tỷ trọng trích lập các quỹ cũng gần như tương đương với tỷ trọng chi trả thu nhập tăng thêm, lần lượt qua các năm 2011, 2012, 2013 là 53%, 49%, 47%. Cùng với sự tăng lên của kết quả chênh lệch thu chi thì việc trích lập các quỹ của nhà trường cũng tăng tương ứng với tỷ lệ tăng 21% và 5% của năm 2012, 2013. Việc trích lập các quỹ theo quy định nhằm để đảm bảo thu nhập cho cán bộ viên chức trong đơn vị cũng như dùng để phát triển hoạt động sự nghiệp. Tỷ lệ trích quỹ tăng, giảm phụ thuộc vào kết quả chênh lệch hoạt động thu, chi của Nhà trường qua mỗi năm. Việc trích lập và sử dụng quỹ cũng phụ thuộc vào tình hình hoạt động từng năm của Nhà trường. Bảng số liệu 3.11 sẽ thể hiện rõ việc trích lập và sự dụng các quỹ của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập nghiên cứu tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 62)