5. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chín hở các đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.1.2. Quản lý tài chín hở các đơn vị sự nghiệp công lập
Tài chính theo nghĩa chung nhất, là quản lý tiền bạc thu vào và chi ra. Theo Giáo trình Tài chính – Tiền tệ của Học viện Tài chính năm 2011, “tài chính là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của các chủ thể trong phát triển kinh tế - xã hội”.
Hoạt động tài chính trong các đơn vị sự nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động kinh tế, các quan hệ kinh tế trong đó có sự vận động hoặc sự biểu hiện của tiền tệ thông qua các quan hệ tiền tệ. Hình thức biểu hiện của các hoạt động tài chính trong các tổ chức là hết sức đa dạng và linh hoạt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Một đơn vị sự nghiệp nói riêng và cả khu vực công nói chung chỉ có thể phát triển tốt đạt được mục tiêu đề ra đối với xã hội chỉ khi nó được hoạt động trong một môi trường pháp luật lành mạnh và thuận lợi, đồng thời tổ chức đó có những định hướng phát triển và phương pháp quản lý đúng đắn. Đây là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại chặt chẽ với nhau.
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho thấy, đối với bất kỳ một tổ chức nào, thì hoạt động tài chính là hoạt động trung tâm và hoạt động then chốt bởi đây là hoạt động nhằm đảm bảo điều kiện cho tổ chức hoạt động và phát triển.
Về mặt bản chất, hoạt động tài chính của các tổ chức là đơn vị sự nghiệp có những điểm tương tự như doanh nghiệp đó là cần phải cân bằng giữa yếu tố đầu vào và đầu ra, giữa chi phí và lợi ích đạt được, hoạt động của nó cũng chịu tác động của các yếu tố thị trường như cạnh tranh, rủi ro, sự gia tăng giá cả,…Tuy nhiên, việc quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có những đặc điểm riêng biệt. Đó là nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp ngoài việc phụ thuộc nhiều vào chất lượng dịch vụ nó mang lại thì còn phụ thuộc vào
nguồn lực kinh phí của cơ quan chủ quản cấp trên; chi phí theo những định mức chặt chẽ,…Cho nên, nội dung quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp thường bao gồm các yếu tố sau: quản lý hoạt động thu, chi; quản lý, phân phối chênh lệch thu, chi; quản lý sử dụng tài sản; quản lý các quỹ chuyên dụng,…
Quản lý là những hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng quản lý nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người từ đó có thể duy trì được tính ổn định của đối tượng. Đối tượng của quản lý ở đây là tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, tài chính đơn vị sự nghiệp công lập là một thuật ngữ thuộc phạm trù tài chính chỉ một mắt khâu tài chính tồn tại độc lập trong hệ thống tài chính quốc gia. Tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập tham gia vào quá trình phân phối và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động bền vững của đơn vị.
Như vậy, nhìn rộng ra thì quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập là việc sử dụng tài chính như một công cụ quản lý xã hội của Nhà nước. Nhà nước thông qua hoạt động tài chính để thực hiện mục tiêu quản lý thu chi của chính phủ - một công cụ kinh tế vĩ mô để đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động ổn định, kiểm soát lạm phát và thất nghiệp.
Theo nghĩa hẹp thì quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập là quản lý nguồn tài chính cho hoạt động động của đơn vị như nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn viện trợ, tài trợ, nguồn vốn vay…. Như vậy quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp chủ yếu liên quan tới việc làm thế nào để hoạt động thu chi tài chính được thực hiện một cách bình thường trước những biến động của môi trường. Biến động ở đây là những biến động về nguồn kinh phí hoạt động, biến động của môi trường sống, môi trường kinh tế... những biến động tác động trực tiếp đơn vị. Nội dung của quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu là sự lựa chọn và xác định các chế độ, quy chế về tài chính đơn vị sự nghiệp công
lập một cách hợp lý và lấy đó làm căn cứ để ra quyết định cụ thể của thu chi tài chính, thực hiện mục tiêu của đơn vị đặt ra.
Từ những phân tích trên, học viên quan niệm: Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được hoạch định. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính.
Trong Quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp, Nhà nước là chủ thể quản lý, Nhà nước có thể sử dụng tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ để quản lý hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Nhà nước ủy quyền giao cho đơn vị chuyên môn phụ trách quản lý hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thường trực thuộc các các bộ ngành chuyên môn nên chủ thể quản lý là Bộ tài chính, Kho bạc nhà nước và cơ quan cấp trên. Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán do Kiểm toán nhà nước quản lý việc phân bổ dự toán, theo dõi quá trình thực hiện dự toán, thanh quyết toán theo đúng chế độ, chính sách nhà nước quy đinh. Có của Bộ Tài chính, và Kho bạc nhà nước tham gia đối chiếu, giám giát việc quản lý tài chính của đơn vị. Để đạt được những mục tiêu đề ra, công tác quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp bao gồm ba khâu công việc: Thứ nhất, lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao hàng năm; Thứ hai, tổ chức chấp hành dự toán thu, chi tài chính hàng năm theo chế độ, chính sách của Nhà nước; Thứ ba, quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước.
Việc đánh giá công tác quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thường được quan tâm trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, về nguồn thu. Tăng nguồn thu là yêu cầu khách quan, để đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị. Trong điều kiện kinh tế thị trường, ngoài ngân sách nhà nước cấp là nguồn kinh phí chính phục vụ cho các hoạt động của đơn vị còn có các nguồn khác có thể tạo ra được từ các hoạt động dịch vụ đào tạo, tư vấn chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động nghiên cứu khoa học, phát hành ấn phẩm, tạp chí... Quản lý tài chính tốt thể hiện ở chỗ một mặt khai thác tốt nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, mặt khác phải chú ý khai thác các nguồn tài chính khác.
Thứ hai, phân bổ hợp lý cho các khoản chi tiêu, tập trung nguồn kinh phí cho các hoạt động chính. Trong một trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức của ngành thì nội dung chi chủ yếu là chi cho tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý hành chính, chi cho các hoạt động đào tạo như tổ chức lớp học, thù lao cho giảng viên, tài liệu, giáo trình giảng dạy, chi cho nghiên cứu khoa học. Nội dung chi cần ưu tiên là cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Thứ ba, phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Để đảm bảo công tác tài chính thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và đạt hiệu quả thì công tác quản lý tài chính phải được công khai, đặc biệt là đối với đơn vị sự nghiệp được nhà nước đảm bảo một phần kinh phí thì việc công khai tài chính cần được thực hiện từ khâu lập dự toán thu chi, đến việc thực hiện dự toán và thanh quyết toán để đảm bảo công tác thu chi của đơn vị thực hiện theo đúng quy chế, quy định của đơn vị và của pháp luật.
Thứ tư, phải đảm bảo tính hiệu quả. Hiệu quả ở đây được hiểu là hiệu quả về chất lượng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức của ngành, hiệu quả về mặt kinh tế ( tiết kiệm được chi phí) và hiệu quả về mặt xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội, cho đất nước. Những công chức, viên
chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng có thể làm tốt công việc kiểm toán, giúp cho công tác kiểm toán đạt hiệu quả và chất lượng cao.
*Mục tiêu quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập
Trong cơ chế thị trường, tài chính là nguồn lực quan trọng để thực hiện các hoạt động kinh tế. Do đó, quản lý tài chính có mục tiêu quan trọng là sử dụng hiệu quả nguồn lực này, thực hiện mục tiêu mà đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước giao.
Tài chính còn công cụ quan trọng để điều tiết các hoạt động kinh tế. Do đó, quản lý tài chính còn đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng công cụ này một cách hiệu quả để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập còn góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng là tăng thu nhập, đảm bảo đời sống cho cán bộ viên chức; xây dựng phát triển đơn vị và góp phần phát triển đất nước.