CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng Đào tạo và Bồ
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, việc giao dự toán NSNN hàng năm còn bình quân, chưa gắn kết việc giao nhiệm vụ cho Trường theo số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công tương ứng với giao kinh phí nên còn tình trạng bị động trong quản lý sử dụng kinh phí và trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước và cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình đẩy nhanh xã hội hóa đối với dịch vụ công.
Thứ hai, vai trò của lãnh đạo quản lý và năng lực của cán bộ quản lý tài chính chưa cao do bị ảnh hưởng bởi cơ chế cấp phát ngân sách nhà nước (NSNN) theo kiểu “xin - cho” trong một thời gian dài. Tình trạng trông chờ vào NSNN của Trường, cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập có thu được coi là một trong những cản trở lớn của tiến trình thực hiện chủ trương trao quyền tự chủ. Điều này dẫn đến sự thụ động, thiếu linh hoạt và không phát huy hết trách nhiệm của các nhà quản lý trong việc quản lý hoạt động nói chung và quản lý tài chính nói riêng ở các đơn vị sự nghiệp công lập có thu.
Đội ngũ kế toán ở phòng kế toán chưa đồng đều, chưa tăng cường ngang với nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ phụ trách tài chính kế toán còn thiếu về số lượng và chất lượng chưa cao. Phòng kế toán có số lượng công việc nhiều hơn các phòng khác trong khi nhân sự lại thiếu phần nào sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của trường.
Tâm lý ngại thay đổi của ban lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên dẫn đến việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định, quy chế đưa ra vẫn chưa được chú trọng
Thứ ba, phương pháp lật dự toán trong trường vẫn theo phương pháp truyền thống, tức là căn cứ vào số liệu của năm liền trước sau đó điều chỉnh tăng theo tỷ lệ tăng trưởng chung nên mọi hoạt động tiến hành theo kiểu cánh, khuôn mẫu cũ mà không khuyến khích được các ý tưởng sáng tạo. Bên cạnh đó với việc duy trì và xu hướng điều chỉnh tăng các khoản mục so với năm trước tạo tâm lý khuyến khích chi tiêu tăng theo dự toán mà không quan tâm đến hiệu quả đầu ra để tránh bị cắt giảm chi phí trong tương lai.
Thứ tư, do sự chậm chễ trong việc bổ sung, sửa đổi chính pháp luật nhà nước: nhiều định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành đã lạc hậu hoặc còn thiếu; không hợp lý nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung. Việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động sự nghiệp của đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa được thực hiện, nên đã hạn chế việc chi trả thu nhập theo mức độ hoàn thành công việc; chi trả thu nhập vẫn mang tính cào bằng hoặc bình quân.
Chƣơng 4
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG