Bài học cho Trƣờng Đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Trang 47 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập

1.3.3. Bài học cho Trƣờng Đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm toán

toán

Qua nghiên cứu cho thấy xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới và chủ trương của nhà nước Việt Nam hiện nay là quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính. Với cơ chế này, thì công tác quản lý tài chính ở Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có thể áp dụng được một số kinh nghiệm trong việc chủ động tạo nguồn thu tài chính và có sự phân bổ sử dụng hiệu quả nguồn tài chính. Không trông chờ vào Ngân sách nhà nước mà chủ động tạo hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách tài chính, nhằm tăng cường tự chủ tài chính gắn với bảo đảm chất lượng đào tạo, trách nhiệm giải trình, huy động nguồn lực tài chính từ nhiều đối tượng khác nhau, giảm dần kinh phí từ ngân sách nhà cấp.

Căn cứ đề án xây dựng và phát triển của Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thành Học viện Kiểm toán, với kinh nghiệm quản lý tài chính của Trường Đại học kinh tế quốc dân, một trường có bề dày truyền thống xây dựng và phát triển. Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán cần xây dựng chiến lược lâu dài trong việc tạo thương hiệu, uy tín của nhà trường để thu hút sinh viên, tăng nguồn thu từ việc mở rộng các loại hình dịch vụ đào tạo, tư vấn chính sách, chuyển giao, nghiên cứu khoa học, mở rộng quy mô hoạt động, xây dựng cơ sở vật chất thuận lợi để phát triển. Chủ động công tác chuyên môn nghiệp vụ tuyển sinh, chuyên môn, học thuật, tổ chức bộ máy và nhân sự. Chủ động trong cơ chế tạo nguồn và sử dụng nguồn kinh phí. Qua đó, rà soát các chính sách ban hành, chỉnh sửa đồng bộ và theo hướng mở rộng hơn việc giao quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý hiệu quả, công khai minh bạch trong công tác tài chính, nhằm khuyến khích đóng góp của toàn xã hội tài trợ cho nhà trường. Hoàn thiện các quy định của chế chi tiêu nội bộ; quy định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm quản lý, giải trình về tài chính; tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai minh bạch tài chính; tăng

cường công tác đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài chính cho đội ngũ làm công tác tài chính, kế toán và đơn vị trực thuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)