Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Trang 37 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chín hở các đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp

nghiệp công lập

1.2.3.1. Luật pháp và các quy định của nhà nước về quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp công lập

Quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập bắt buộc phải tuân thủ luật pháp và các quy định của nhà nước liên quan đến lĩnh vực này.

Để quản lý tài chính hiệu quả thì cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được triển khai đạt hiệu quả cao trong thực tiễn áp dụng, vận hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập thì đòi hỏi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải đảm bảo được tính đồng bộ và chất lượng cao, cụ thể:

Về giá trị pháp lý: các văn bản QPPL về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập khi ban hành phải đảm bảo đủ căn cứ pháp lý và có sự nhất quán, không chồng chéo với các văn bản QPPL khác có liên quan như: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khi ban hành phải đảm bảo thống nhất với Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Luật Giá; Luật Doanh nghiệp; Luật thuế;... và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan.

Về nội dung: ngoài các nội dung cơ bản như đối tượng, phạm vi điều chỉnh; nguyên tắc thực hiện thì cần quy định, hướng dẫn cụ thể các nội dung

về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức xử lý vi phạm về thực hiện cơ chế tài chính của đơn vị SNCL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)