Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Trang 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

2.2. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu

Luận văn tham khảo các công trình khoa học như: - Các đề tài khoa học các cấp.

- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học liên quan đến hoạt động quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là quản lý tài chính tại các trường học nói riêng.

- Các bài báo cáo nghiên cứu khoa học; các luận văn cao học, các luận án tiến sỹ của trường Đại học kinh tế và ở các trường khác;

- Tài liệu Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

- Báo cáo số liệu về tình hình quản lý tài chính của Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán giai đoạn 2015 – 2017;

- Thông tin từ các trang web báo điện tử của Chính phủ, Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước;

*Phương pháp xử lý số liệu

Từ số liệu thu thập được qua các nguồn, trong quá trình nghiên cứu Luận văn, tác giả luận văn đã kết hợp phân tích định tính và số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập trong mối tương quan của các yếu tố khác và sự tác động qua lại trong quá trình phát triển.

Quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập được xem xét trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó ràng buộc của nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và được thực hiện trong hoạt động của các đơn vị này trong giai đoạn cụ thể. Phương pháp phân tích được sử dụng để loại bỏ những số liệu không đáng tin cậy. Những con số được sử dụng trong luận văn là những bằng chứng tin cậy của những kết luận mang tính định tính.

Bằng phương pháp này, tác giả luận văn có thể phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên

cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phát triển kinh tế gắn với quản lý tài chính.

2.3. Phân tích và tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao lại như vậy”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ. Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng.

Ở chương 1, từ việc phân tích rất nhiều công trình khoa học, tìm ra những yếu tố hợp lý liên quan đến đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát những kết quả nghiên cứu của các công trình đó; chỉ ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.

Trong chương 1, để xây dựng khung khổ lý thuyết về quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp đã được sử dụng. Để xây dựng lý thuyết về quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập, luận văn đã phân tích những khái niệm cơ bản: đơn vị sự nghiệp công lập, tài chính, quản lý tài chính… rồi tổng hợp lại để đưa ra khái niệm quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập. Từ khái niệm đó, tác giả luận văn tiếp tục phân tích các nhân tố ảnh hưởng và tổng hợp lại để đưa ra nội hàm và các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập.

Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng ở chương 3 nhằm phân tích thực trạng quản lý tài chính ở Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán theo các nội dung lý luận đã được nghiên cứu ở chương 1. Trên cơ sở đó, tác giả đã tổng hợp lại, đưa ra những đánh giá khái quát về những thành tựu, hạn chế của Nhà trường trong quản lý tài chính và nguyên nhân của các hạn chế.

Ở chương 4, cặp phương pháp này tiếp tục được sử dụng. Xuất phát từ cơ sở lý luận ở chương 1, thực trạng ở chương 3, luận văn đã tổng hợp lại để

đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán trong những năm tới.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƢỜNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM TOÁN

3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính ở Trƣờng Đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm toán bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm toán

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trƣờng Đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm toán

Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tiền thân là Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ được được thành lập theo Quyết định số 142/TTg ngày 10/3/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 15/10/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1051/NQ-UBTVQH13 về việc thành lập Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán trực thuộc Kiểm toán nhà nước trên cơ sở Trung tâm Khoa học và bồi dưỡng cán bộ.

Ngày 08/12/2015 Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định số 1666/QĐ-KTNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Trường. Theo đó, Trường có các chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động (gọi chung là cán bộ) của Kiểm toán nhà nước và nghiên cứu khoa học; thực hiện các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn cho các tổ chức và cá nhân ngoài Kiểm toán nhà nước có nhu cầu.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trƣờng Đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm toán bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm toán

Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng.

Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động (gọi chung là công chức) của Kiểm toán nhà nước và nghiên cứu khoa học; thực hiện các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn cho các tổ chức và cá nhân ngoài Kiểm toán nhà nước có nhu cầu.

*Nhiệm vụ

Một là phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm, trung hạn và dài hạn của Kiểm toán nhà nước; xây dựng kế hoạch công tác hàng năm của Trường trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

Hai là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của Kiểm toán nhà nước:

- Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm của Kiểm toán nhà nước sau khi Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn chức danh các ngạch công chức, ngạch kiểm toán viên, hạng viên chức; bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và các kiến thức khác cho công chức Kiểm toán nhà nước theo phân công, phân cấp quản lý của nhà nước và của Kiểm toán nhà nước;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng nội dung, chương trình; biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức của Kiểm toán nhà nước;

- Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước xây dựng chương trình, tổ chức tập huấn nghiệp vụ công chức, bồi dưỡng giảng viên và các hoạt động khác;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức; điều phối giảng viên và đảm bảo các điều kiện vật chất để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức của Kiểm toán nhà nước;

- Cấp chứng chỉ cho học viên đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trường tổ chức theo quy định của pháp luật;

- Quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy định.

Ba là trong công tác nghiên cứu khoa học:

- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng các văn bản quy định về hoạt động khoa học - công nghệ của Kiểm toán nhà nước trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành;

- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch khoa học – công nghệ hàng năm, trung hạn, dài hạn của Kiểm toán nhà nước trình Tổng Kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học về kiểm toán và các ngành khoa học có liên quan đến hoạt động của kiểm toán theo yêu cầu hoạt động và phát triển của Kiểm toán nhà nước; nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ kiểm toán trong nước và trên thế giới vào thực tiễn hoạt động Kiểm toán nhà nước;

- Tham mưu giúp Tổng KTNN tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước, đăng ký kết quả nghiên cứu khoa học, lưu trữ đề tài nghiên cứu khoa học, ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ khoa học của KTNN và quản lý kinh phí hoạt động khoa học - công nghệ của KTNN theo quy định;

- Thực hiện nhiệm vụ Văn phòng Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước

- Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin, thống kê về khoa học và công nghệ; phát hành thông báo kết quả nghiên cứu khoa học; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo các quy định hiện hành của nhà nước và của KTNN;

- Cung ứng các dịch vụ công trong công tác nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật;

- Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về khoa học công nghệ phù hợp với các quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước;

- Xây dựng đội ngũ cộng tác viên nghiên cứu khoa học trong và ngoài KTNN;

- Tổ chức hội thảo khoa học của Kiểm toán nhà nước khi được Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu.

Bốn là quản lý, phát hành Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán: - Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán theo đúng tôn chỉ, mục đích, quy định trong Giấy phép hoạt động báo chí, quy định của Luật Báo chí và của Tổng Kiểm toán nhà nước;

- Thông tin kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trong lĩnh vực kinh tế, kiểm toán, kế toán, quản lý và sử dụng tài chính nhà nước, tài sản công; phổ biến kiến thức, thông tin khoa học chuyên môn, kinh nghiệm của các nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước về khoa học kiểm toán;

- Khai thác, sử dụng các nguồn thông tin về hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước theo quy định;

- Xây dựng và sử dụng đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành để thực hiện nhiệm vụ của Tạp chí theo quy định;

- Ký kết các hợp đồng quảng cáo, thông tin, tuyên truyền trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.

Năm là tổ chức cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn cho các tổ chức và cá nhân ngoài Kiểm toán nhà nước:

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, tư vấn trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán ... cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu;

- Liên kết với các trường, cơ sở đào tạo, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng và tư vấn trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán ... cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu;

- Phục vụ hoạt động nghỉ dưỡng cho công chức của Kiểm toán nhà nước, hội nghị, hội thảo của Kiểm toán nhà nước khi có yêu cầu; tổ chức các hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và cho thuê địa điểm đối với các tổ chức và cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.

Sáu là tổ chức triển khai thực hiện các dự án trợ giúp kỹ thuật, thực hiện hợp tác, liên kết với các tổ chức quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng công chức và nghiên cứu khoa học.

Bảy là quản lý tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Kiểm toán nhà nước; thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ, thi đua - khen thưởng và chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước;

Tám là Thực hiện quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước;

Chín là Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao hoặc ủy quyền.

*Tổ chức và nhân sự

Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán gồm có: Giám đốc, các Phó Giám đốc, các viên chức và người lao động. Giám đốc, Phó Giám đốc do Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức.

Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có các đơn vị cấp phòng và tương đương, bao gồm:

a) Văn phòng;

b) Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng;

c) Phòng quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế; d) Phòng Thư viện và Thông tin khoa học; đ) Khoa Cơ sở;

e) Khoa Chuyên ngành;

g) Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán; h) Trung tâm Nghiên cứu khoa học kiểm toán; i) Trung tâm Tư vấn - Dịch vụ;

k) Chi nhánh Cửa Lò; l) Chi nhánh phía Nam.

Trung tâm Nghiên cứu khoa học kiểm toán, Trung tâm Tư vấn - Dịch vụ, Chi nhánh Cửa Lò, Chi nhánh phía Nam có con dấu riêng và tài khoản riêng.

Văn phòng có Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng, các viên chức và người lao động; phòng có Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các viên chức và người lao động; khoa có Trưởng khoa, các Phó trưởng khoa, các viên chức và người lao động; Trung tâm có Giám đốc, các Phó Giám đốc, các

viên chức và người lao động; Tạp chí có Tổng biên tập, các Phó Tổng biên tập, các viên chức và người lao động; Chi nhánh có Trưởng Chi nhánh, Phó trưởng Chi nhánh, các viên chức và người lao động. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức viên chức lãnh đạo cấp phòng thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước.

Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán quy định sau khi Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.

Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

*Về biên chế

Theo Quyết định số 440/QĐ-KTNN ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc giao biên chế đến năm 2016 cho Trung trâm khoa học và bồi dưỡng cán bộ (nay là Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán). Trong đó, tổng số biên chế được giao là 78 người, cụ thể:

+ Số biên chế được hưởng lương từ NSNN đến năm 2016 là: 54 người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)