CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng Đào tạo và Bồ
3.3.1. Những thành công đã đạt đƣợc
Kể từ khi Trường được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ, Công tác quản lý tài chính của trường Trường đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
Thứ nhất: Việc xây dựng và thực hiện quản lý tài chính của Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán đã tuân thủ các chế độ, chính sách tài chính hiện hành của nhà nước. Quá trình quản lý tài chính của Trường ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường. Công tác quản lý tài chính của Trường đã có những thay đổi quan trọng. Trường chủ động trong việc quản lý chi tiêu tài chính thông qua việc xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở hướng dẫn Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và theo tính chất đặc thù của Trường, việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo cho quản lý, sử dụng các nguồn tài chính được hiệu quả, linh hoạt, đúng quy định;
Thứ hai: Hoạt động quản lý tài chính của Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được xây dựng, tổ chức thực hiện ngày càng phù hợp, sát với nhu cầu thực tế. Trường chủ động khai thác và mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng chuyên môn của Trường, các hoạt động khai thác dịch vụ của Trường bao gồm: cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo nghiệp vụ kế toán, tài chính, kiểm toán, đầu tư xây dựng, thuế,... chuyên sâu cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; dịch vụ quản cáo trên Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán; Liên kết với các Trường, cơ sở đào tạo bồi dưỡng và tổ chức trong và ngoài nước nhằm tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng và tư vấn tài chính, kế toán, kiểm
toán; và một số hoạt động dịch vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Kết quả hoạt động dịch vụ đã từng bước tạo thêm nguồn kinh phí cho Trường hoạt động và góp phần cải thiện thu nhập cho công chức, viên chức và người lao động của Trường. Trong 03 năm 2015-2017 có trên 5.000 lượt học viên tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn, hoạt động dịch vụ tạo ra doanh thu bình quân trên 4 tỷ đồng mỗi năm và lợi nhuận trước thuế đạt gần 20% doanh thu. Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ đã hỗ trợ cho Trường thực hiện tốt hai nhiệm vụ khoa học và đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời góp phần làm công tác truyền thông cho ngành về các hoạt động chuyên môn của KTNN;
Thứ ba: Chủ động phân bổ hợp lý các khoản chi tiêu, tập trung nguồn kinh phí cho các hoạt động chính, từng bước giảm bớt sự can thiệp của cơ quan quản lý ở cấp trên trong công tác quản lý, sử dụng tài chính của Trường và được thể hiện ở quy trình phân bổ dự toán NSNN hàng năm của Kiểm toán nhà nước giao cho Trường trên cơ sở định mức biên chế được duyệt, chức năng, nhiệm vụ của Trường và cân đối với nguồn thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp (dự toán chi thường xuyên được giao ổn định trong 03 năm, trường hợp Trường phát sinh tăng thêm nhiệm vụ, biên chế thì được xem xét cấp bổ sung kinh phí theo quy định), trên cơ sở dự toán được giao ổn định hàng năm Trường sẽ phân bổ, xây dựng kế hoạch chi tiêu theo nhiệm vụ hàng năm đảm bảo phù hợp với Quy chế chi tiêu nội bộ và quy định hiện hành nhà nước nước. Khi sử dụng kinh phí lãnh đạo Trường đã quán triệt, chỉ đạo đến từng bộ phận, công chức, viên chức, người lao động thực hiện triệt để tiết kiệm chi tiêu để sử dụng kết quả tài chính từ tiết kiềm nguồn kinh phí chi thường xuyên được giao nhằm tăng thu nhập cho công chức, viên chức, người lao động của Trường và trích lập các quỹ theo quy định;
Thứ tư: Phân bổ hợp lý các khoản chi tiêu, tập trung nguồn kinh phí cho các nội dung hoạt động chính, góp phần tăng tự chủ trong chi tiêu.
Trong quản lý tài chính, Trường đã chủ động khai thác nguồn thu và tích cực trong việc thực hiện tiết kiệm chi. Trường ban hành quy chế chi tiêu nội
bộ với nội dung, định mức chi cụ thể và rõ ràng. Theo quy định chi hoạt động thường xuyên có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với quy định mức chung do nhà nước quy định. Điều này giúp cho Trường chủ động hơn trong việc chi tiêu để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao mà các khoản chi đó vẫn đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Phần chênh lệch Trường được để lại chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức. Điều này khuyến khích Trường thực hiện tốt tăng thu, sử dụng kinh phí tiết kiệm và nâng cao hiệu suất lao động trong đơn vị. Trường đã thảo luận công khai và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ cũng như áp dụng các giải pháp tích cực để tiết kiệm các khoản chi không cần thiết.
Thứ năm: Hiệu quả hoạt động quản lý tài chính góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. Thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện trên cơ sở chú trọng các giải pháp tăng thu, đặc biệt là thu các hoạt động dịch vụ, tiết kiệm chi phí đầu vào, chi thường xuyên để từng bước cải thiện thu nhập cán bộ. Trong những năm qua, thu nhập của viên chức và người lao động trong trường được tăng lên đáng kể;
Thứ sáu: Nhờ chủ động trong công tác quản lý nguồn tài chính Trường đã chủ động trong công tác mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo phân cấp của Kiểm toán nhà nước và quy định hiện hành của pháp luật. Theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 5 và Điều 12 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP thì Trường được quyền “Quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiện hành của nhà nước; thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao
thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp”. Hàng năm, căn cứ các nguồn kinh phí (kinh phí thường xuyên Kiểm toán nhà nước giao, nguồn thu hoạt động sự nghiệp, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp), Trường chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm, cải tạo sửa chữa thường xuyên, đồng thời tổ chức triển khai kế hoạch để phục vụ công tác quản lý chung và hoạt động dịch vụ của Trường đảm bảo quy định của Trường, Kiểm toán nhà nước và quy định hiện hành của pháp luật;