Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên BCA-Thăng Long (Trang 47)

Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu là phân tích tất cả các giấy tờ, văn bản sẵn có trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp thông tin về một cấp độ việc làm. Ví dụ các phiếu nhiệm vụ, phiếu quy trình thực hiện nhiệm vụ; bản phân công công việc; các chƣơng trình, kế hoạch đào tạo; bản tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức vụ viên chức …

Đây là phƣơng pháp hữu ích giúp ta nắm đƣợc những nội dung chủ yếu của một chức danh công việc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng tại Chƣơng 3, 4. Trong phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu gồm có các phƣơng pháp sau:

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả. Đây là phƣơng pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập đƣợc về hiện tƣợng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tƣợng cần nghiên cứu.

Đối tƣợng nghiên cứu của thống kê là các hiện tƣợng số lớn và những hiện tƣợng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phƣơng pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu đƣợc thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng phổ biến trong chƣơng 3 - Thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long. Để việc mô tả thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực có tính thuyết phục, cần có sự minh họa bằng các số liệu cụ thể đƣợc trình bày một cách

khoa học theo từng tiêu chí thể hiện quy mô cũng nhƣ chất lƣợng nhân lực hiện có. Do đó, học viên đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để hệ thống hóa, tổng hợp số liệu cụ thể về số lƣợng chất lƣợng nhân lực và các hoạt động quản lý nhân lực nhằm diễn giải các chi tiết thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long theo từng tiêu chí phù hợp. Trong đó, học viên đã sử dụng bảng biểu để mô tả các số liệu thu thập đƣợc về số lƣợng và chất lƣợng nhân lực, ví dụ nhƣ số lƣợng nhân lực chia theo độ tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ ….. Học viên cũng đã diễn giải bằng lời các số liệu thể hiện các kết quả thực hiện các nội dung của quản lý nhân lực. Từ đó giúp cho ngƣời đọc dễ dàng nắm bắt đƣợc thực trạng nhân lực của đơn vị, để từ đó hình dung đƣợc một cách tổng quát nhất tình hình thực tế về đội ngũ nhân lực ở Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long.

2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua các đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có đƣợc nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Tổng hợp và phân tích là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.

Với đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long, để phân tích rõ vấn đề, tác giả đã chia các nội dung nghiên cứu thành những vấn đề để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm rõ bản chất, ƣu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó lại khái quát tổng thể để có nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tƣợng quản lý. Khi xem xét các hiện tƣợng, sự việc của nội dung quản lý phải đặt nó trong mối quan hệ tác động, ảnh hƣởng với các nội dung, yếu tố liên quan đến quản lý nhƣ Pháp luật của Nhà nƣớc về quản lý, phân cấp của Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công An về quản lý, môi trƣờng, điều kiện làm việc của đội ngũ sỹ quan, cán bộ CNV v.v…

Phân tích và tổng hợp là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.

Cùng với phƣơng pháp thống kê mô tả, học viên đã sử dụng kết hợp phƣơng pháp phân tích và tổng hợp để thực hiện nội dung này.

Do nội dung thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực tƣơng đối rộng nên học viên đã sử dụng phƣơng pháp phân tích để chia nhỏ các nội dung trên thành khía cạnh chi tiết hơn, từ đó phân tích chúng để thấy đƣợc một cách chi tiết tình hình thực tế về nhân lực của Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long. Các nội dung thể hiện thực trạng nhân lực đƣợc thể hiện ở quy mô, cơ cấu và chất lƣợng nhân lực, trong đó cơ cấu nhân lực đƣợc chia thành cơ cấu nhân lực theo độ tuổi, cơ cấu nhân lực theo giới tính, còn chất lƣợng nhân lực đƣợc thể hiện ở trình độ chuyên môn, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ … Đồng thời nội dung quản lý nhân lực trong chƣơng này cũng đƣợc tách thành xác định nhu cầu nhân lực, tuyển dụng nhân lực, sử dụng nhân lực, đào tạo và bồi dƣỡng nhân lực, đánh giá nhân lực.

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng trong phần đánh giá chung về quản lý nhân lực của Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long từ các

phân tích, nhận định ở phần trên về thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực khái quát lên những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý nhân lực, làm cơ sở việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực ở chƣơng 4.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN BCA THĂNG LONG 3.1. Khái quát chung về Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long

3.1.1. Giới thiệu về Công ty

Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long là doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, đƣợc thành lập theo quyết định số 307/QĐ - BNV ngày 09 tháng 7 năm 1993 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ về việc thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nƣớc. Ngày 05/11/2002, Bộ trƣởng Bộ Công an đã ký quyết định số 1116/2002/QĐ-BCA(H11) về việc sáp nhập Công ty Bình Minh vào Công ty Thăng Long thành doanh nghiệp Nhà nƣớc hoạt động công ích. Đến ngày 26/5/2011, Bộ trƣởng Bộ Công An ký quyết định số 1790/QĐ-BCA về việc chuyển đổi Công ty Thăng Long thành Công ty TNHH MTV do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu.

Công ty có trụ sở tại: Số 99 đƣờng Tây Sơn - Phƣờng Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội.

Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long hoạt động kinh doanh theo ngành nghề đƣợc quy định trong giấy phép kinh doanh số 0100110856 đăng ký lần đầu ngày 08/6/2011 do Sở kế hoạch và đầu tƣ Thành phố Hà Nội cấp.Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long luôn nhận đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công An, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, các Vụ, Cục và Công an các đơn vị địa phƣơng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty đoàn kết, nhất trí trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đƣa Công ty ngày càng ổn định, phát triển bền vững. Công ty có bề dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Lắp đặt, Tƣ vấn, Thiết kế, Giám sát các hệ thống Phòng cháy chữa cháy, camera quan sát, báo động, chống trộm, chống đột nhập; Nhập khẩu ủy thác, cung cấp thiết bị, phƣơng tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ cho các đơn vị trong và ngoài ngành Công An.

Công ty đã tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu lớn mạnh trên thị trƣờng và đƣợc khách hàng tin tƣởng. Năm 2017, Công ty đƣợc mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Đã đƣợc lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục tập trung chỉ đạo, để Xí nghiệp Kinh doanh Xăng dầu dần đi vào hoạt động đáp ứng một phần nhu cầu của ngành, của thị trƣờng.

Đội ngũ Lãnh đạo Công ty, lãnh đạo đơn vị thành viên tâm huyết, sáng tạo trong công tác điều hành, vững vàng trong công tác chuyên môn. Cán bộ công nhân viên luôn có ý thức, tinh thần trách nhiệm, phát huy sáng kiến, đổi mới công nghệ đảm bảo tiến độ, năng suất, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả đối với các dự án đã và đang thực hiện.

3.1.2. Các ngành nghề kinh doanh và số năm kinh nghiệm trong công tác thi công thi công

Bảng 3.1 :Các ngành nghề kinh doanh và số năm kinh nghiệm trong công tác thi công Kinh doanh các lĩnh vực Năm kinh nghiệm Cung cấp, lắp đặt hệ thống PCCC, bảo vệ chống đột nhập và Camera giám sát cho công trình xây dựng dân dụng:

- Các công trình dân dụng cao tầng.

- Các công trình đài phát sóng, phát thanh truyền hình. - Các công trình tập trung đông ngƣời.

- Các công trình Ngân hàng, kho bạc.

- Các công trình trung tâm thƣơng mại, chợ

24 24 24 24

Cung cấp, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy cho công trình công nghiệp nhẹ:

24

Cung cấp, lắp đặt hệ thống thống bảo vệ chống đột nhập và Camera

giám sát cho công trình khác: 24

Cung cấp, lắp đặt hệ thống bảo vệ chống đột nhập và Camera giám sát cho ngành viễn thông:

18

Các công trình bƣu chính viễn thông, lắp dựng cột anten 18

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Bảng 3.2 :BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN BCA THĂNG LONG

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT

Khối Chi nhánh Khối Trung tâm Khối Văn phòng CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH TP HẢI PHÒNG Khối Xí nghiệp thành viên XÍ NGHIỆP SX PHƢƠNG TIỆN, THIẾT BỊ PCCC VĂN PHÒNG CÔNG TY

TRUNG TÂM THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ BẢO VỆ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRUNG TÂM TƢ VẤN, THIẾT KẾ, GIÁM SÁT HỆ THỐNG PCCC VÀ TBBV XÍ NGHIỆP ĐẠI VIỆT

XÍ NGHIỆP SX BIỂN SỐ XE PHẢN QUANG

3.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long từ năm 2015 đến năm 2017 thành viên BCA Thăng Long từ năm 2015 đến năm 2017

Dƣới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty, sự nỗ lực, phấn đấu của lãnh đạo các đơn vị thành viên cùng toàn thể CB, CNV trong toàn Công ty, 03 năm 2015, 2016, 2017 Công ty tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận, nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nƣớc, chế độ chính sách cũng nhƣ nâng cao đời sống ngƣời lao động.

Bảng 3.3: Biểu đồ các chỉ tiêu chính hoạt động 03 năm gần đây:

Chỉ tiêu Thực hiện năm 2015 Thực hiện năm 2016 Thực hiện năm 2017 Ghi chú Doanh thu 392,8 tỷ 555,5 tỷ 851 tỷ

Lợi nhuận tính thuế 9,63 tỷ 12,1 tỷ 14,9 tỷ Thu nhập bình quân:

01ngƣời/ 01tháng

12,7 triệu 15,3 triệu 16,9 triệu

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long)

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh 2 năm 2016, 2017

Chỉ tiêu Thực hiện năm 2015 Thực hiện Năm 2016 Năm 2017 Thực hiện so với năm 2016 Kế hoạch (Tổng cục giao) Thực hiện Tỷ lệ đạt Tổng doanh thu Trong đó: - Tham gia thị trƣờng - KD xăng dầu 392,8 tỷ 555,5 tỷ 620 tỷ 851 tỷ 795 tỷ 56 tỷ 137,3% 153% Doanh số ủy thác phục vụ ngành: 300 tỷ 400 tỷ 200 tỷ 483 tỷ

Lợi nhuận gộp (Chƣa bao gồm các khoản chi phí quản lý tại Cty) 32,3 tỷ Các khoản chi phí - Chi phí quản lý - Chi phí ủng hộ, từ thiện... - Trích lập dự phòng 8.5 tỷ 6,2 tỷ 2,7 tỷ Lợi nhuận trƣớc thuế : 9,63 tỷ 12,1 tỷ 13 tỷ 14,9 tỷ 114,6% 123% Nộp ngân sách NN: 10,1 tỷ 10,7 tỷ Thu nhập bình quân: (01 ngƣời/ 01tháng) 12,7 triệu 15,3 triệu 15,6 triệu 16,9 triệu 108% 110% Tháng lƣơng 13 và thƣởng dịp Tết (bình quân 01 ngƣời) 34,8 triệu 44,6 triệu 128%

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long)

Nhìn vào Bảng 3.3; Bảng 3.4 cho thấy tốc độ tăng trƣởng vƣợt bậc của doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân đầu ngƣời qua các năm. Chỉ tiêu thực hiện doanh thu năm 2016 so với năm 2015 là 141%; năm 2017 so với năm 2016 là 153%; Chỉ tiêu lợi nhuận năm 2016 so với năm 2015 là 126%; năm 2017 so với năm 2016 là 123%; Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2016 so với năm 2015 là 120%; năm 2017 so với năm 2016 là 110%.

Để đạt đƣợc thành quả chung trong công tác sản xuất kinh doanh của Công ty 03 năm 2015, 2016, 2017, tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên các đơn vị thành viên đã phấn đấu nỗ lực không ngừng, vƣợt qua những khó khăn thách thức,

bảo tiến độ, chất lƣợng, an toàn lao động, tăng hiệu quả kinh tế, tạo không khí thi đua sôi nổi nhằm đạt và vƣợt mức chỉ tiêu, kế hoạch đƣợc giao.

3.1.5. Tình hình nhân lực của Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long Long

3.1.5.1. Quy mô nhân lực của Công ty

Là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công An nên công tác quản lý nhân sự của Công ty cũng có những đặc thù riêng. Với sự đa dạng về ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long có đội ngũ cán bộ, kỹ sƣ, công nhân, nhân viên kỹ thuật, tay nghề cao trong các lĩnh vực: Luật học, Tài chính kế toán, tổ chức cán bộ, thông tin liên lạc, điện, điện tử viễn thông, phòng cháy chữa cháy, tự động hoá, đào tạo nghiệp vụ nhân viên bảo vệ.

Một vài năm gần đây cùng với sự phát triển và đổi mới thiết bị công nghệ, ngƣời lao động làm việc tại công ty đòi hỏi cũng phải có tay nghề, trình độ chuyên môn ngày càng cao. Đứng trƣớc yêu cầu này trong 3 năm 2015, 2016, 2017 ngoài việc đổi mới thiết bị công nghệ, Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long còn tuyển dụng thêm một số lƣợng lao động có trình độ cao vào làm việc tại các phòng ban, các trung tâm và các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc Công ty.

Lực lƣợng lao động của Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long là khá ổn định, có thay đổi về số lƣợng cán bộ các ngành nghề theo từng thời điểm cụ thể để phù hợp với công việc.

Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên có độ tuổi bình quân là 39, độ tuổi sung sức và chín chắn trong công việc. Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long có cách quản lý nhân sự kết hợp với các biện pháp tƣơng ứng, phù hợp với từng vị trí cán bộ cũng nhƣ từng vị trí lãnh đạo. Đây là cách quản lý tƣơng đối mới mẻ, đặc biệt và thực tế kiểm chứng cho thấy điều này mang lại hiệu quả rất to lớn. Chính những điều này khiến cho các lãnh đạo, các cán bộ có điều kiện phát huy năng lực của bản thân và tự thích ứng với

môi trƣờng mới, tự thân vận động bằng tất cả khả năng của mình để tìm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên BCA-Thăng Long (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)