3.1. Khái quát chung về Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long
3.1.5. Tình hình nhân lực của Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long
Long
3.1.5.1. Quy mô nhân lực của Công ty
Là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công An nên công tác quản lý nhân sự của Công ty cũng có những đặc thù riêng. Với sự đa dạng về ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long có đội ngũ cán bộ, kỹ sƣ, công nhân, nhân viên kỹ thuật, tay nghề cao trong các lĩnh vực: Luật học, Tài chính kế toán, tổ chức cán bộ, thông tin liên lạc, điện, điện tử viễn thông, phòng cháy chữa cháy, tự động hoá, đào tạo nghiệp vụ nhân viên bảo vệ.
Một vài năm gần đây cùng với sự phát triển và đổi mới thiết bị công nghệ, ngƣời lao động làm việc tại công ty đòi hỏi cũng phải có tay nghề, trình độ chuyên môn ngày càng cao. Đứng trƣớc yêu cầu này trong 3 năm 2015, 2016, 2017 ngoài việc đổi mới thiết bị công nghệ, Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long còn tuyển dụng thêm một số lƣợng lao động có trình độ cao vào làm việc tại các phòng ban, các trung tâm và các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc Công ty.
Lực lƣợng lao động của Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long là khá ổn định, có thay đổi về số lƣợng cán bộ các ngành nghề theo từng thời điểm cụ thể để phù hợp với công việc.
Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên có độ tuổi bình quân là 39, độ tuổi sung sức và chín chắn trong công việc. Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long có cách quản lý nhân sự kết hợp với các biện pháp tƣơng ứng, phù hợp với từng vị trí cán bộ cũng nhƣ từng vị trí lãnh đạo. Đây là cách quản lý tƣơng đối mới mẻ, đặc biệt và thực tế kiểm chứng cho thấy điều này mang lại hiệu quả rất to lớn. Chính những điều này khiến cho các lãnh đạo, các cán bộ có điều kiện phát huy năng lực của bản thân và tự thích ứng với
môi trƣờng mới, tự thân vận động bằng tất cả khả năng của mình để tìm nguồn việc về cho Công ty.
Về chất lƣợng nhân lực của Công ty từ năm 2015 đến năm 2017 đƣợc thống kê nhƣ sau:
Bảng 3.5: Quy mô nhân lực phân theo các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long năm 2016 và năm 2017
STT Tên đơn vị Quân số 2016 Quân số 2017 Quân số tăng Quân số giảm % Biến động 1 Văn phòng Công ty 10 9 1 15% 2 Phòng Tài chính Kế toán 8 8 0,0% 3 Phòng Kế hoạch Kỹ thuật 9 9 0,0% 4 Phòng Xuất nhập khẩu 18 15 3 16.7% 5 Chi nhánh TP HCM 23 20 3 -13% 6 Chi nhánh Hải Phòng 17 20 3 17.6% 7 TTTK,LĐ thiết bị bảo vệ 38 32 6 -15,8%
8 TTtư vấn thiết kế giám sát
30 23 7 -23.3%
9 XNSX phương tiện ,thiết bị PCCC 35 27 8 -22,9% 10 XN Đại Việt 40 38 2 -5% 11 XN Sản xuất Biển số xe phản quang 36 30 6 0,0%
12 XN Kinh doanh xăng dầu 08 21 13 162,5%
Tổng cộng toàn Công ty 272 252 16 36 -7,3%
(Nguồn:Văn phòng Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long)
Năm 2017 số lƣợng NL toàn Công ty là 252 nhân viên, so với cùng kỳ năm 2016 là 272 nhân viên, giảm 20 nhân viên (tỷ lệ giảm 7,3%), trong đó quân số tăng 16 ngƣời tuyển dụng chủ yếu do thành lập Xí nghiệp Xăng dầu.
3.1.5.2. Cơ cấu nhân lực của công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long
Đối với bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào, cơ cấu lao động chính là thƣớc đo biểu hiện năng lực tổ chức của nhà quản trị, một công ty có thể hoạt động kinh
doanh một hay nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành nghề đòi hỏi phải có một cơ cấu lao động riêng phù hợp với tính chất đặc thù của ngành nghề đó.
a. Cơ cấu nhân lực theo trình độ
Trình độ chuyên môn là yếu tố đầu vào của ngƣời lao động, nó thể hiện nguồn lao động chất lƣợng cao trong mỗi doanh nghiệp đỏi hỏi trong một số ngành nghề kinh doanh. Ngƣời lao động phải đạt đến một trình độ nhất định đảm bảo thực hiện yêu cầu công việc đề ra.
Bảng 3.6: Cơ cấu nhân lực theo trình độ
Chỉ tiêu trình độ
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số LĐ (ngƣời) Tỉ lệ (%) Số LĐ (ngƣời) Tỉ lệ (%) Số LĐ (ngƣời) Tỉ lệ (%) Số LĐ (ngƣời) Tỉ lệ (%) Số LĐ (ngƣời) Tỉ lệ (%) Trên Đại học 8 4 8 3 4 2 4 1 4 2 Đại học 124 61 160 68 200 75 204 75 212 84 Cao đẳng 68 33 64 27 56 21 60 23 32 12 Trung cấp 4 2 4 2 4 2 4 1 4 2 Tổng cộng 204 100 236 100 264 100 272 100 252 100
(Nguồn: Văn phòng Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long)
Nhìn vào Bảng 3.6 trên cho thấy chất lƣợng lao động qua các năm tại công ty đƣợc tăng lên tƣơng đối cao, chỉ có 4 lao động trình độ trung cấp, còn lại là lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên. Tuy nhiên đối với trình độ trên đại học thì cũng chỉ có 4 - 8 lao động, từ năm 2013 và 2014 có 8 trình độ trên đại học, từ năm 2015 đến nay số lƣợng ngƣời có trình độ trên đại học giảm còn 4 lao động và cũng không tăng thêm. Nguyên nhân là do nhân lực có trình độ trên đại học về hƣu.
Số lƣợng lao động của Công ty năm 2013 là 204 ngƣời, trong đó trình độ trên đại học 8 ngƣời và trình độ trung cấp 4 ngƣời. Lao động có trình độ
đại học có 124 ngƣời, chiếm tỷ lệ cao trong công ty là 61%, lao động có trình độ cao đẳng có 68 ngƣời, chiếm tỷ lệ 33%.
Năm 2012, số lƣợng lao động tại Công ty tăng lên 236 ngƣời. Cơ cấu nhân lực theo trình độ vẫn tập trung chủ yếu ở trình độ đại học và cao đẳng với tỷ lệ lần lƣợt là 68% và 27%. Trong năm 2014 số lƣợng trình độ đại học đƣợc tăng lên đáng kể số lƣợng là 160 ngƣời (tăng 36 ngƣời so với năm 2013), còn trình độ cao đẳng giảm còn 64 ngƣời (giảm 4 ngƣời so với năm 2013).
Tổng số lƣợng lao động của Công ty năm 2015 là 264 ngƣời, trong đó trình độ trên đại học 4 ngƣời và trình độ trung cấp 4 ngƣời. Lao động có trình độ đại học là 200 ngƣời, chiếm tỷ lệ cao trong công ty là 75%, lao động có trình độ cao đẳng là 56 ngƣời, chiếm tỷ lệ 21%. Tuy nhiên trong năm 2015 trình độ trên đại học giảm 4 ngƣời do một số nhân sự về hƣu.
Năm 2016, số lƣợng lao động tại công ty là 272 ngƣời, tăng thêm 8 lao động so với năm 2015. Trong năm này, 8 cán bộ có trình độ đại học đã chuyển công tác sang đơn vị khác, tuy nhiên công ty cũng đã tiếp nhận thêm 16 cán bộ mới, bổ sung thêm nhân lực cho công ty. Trong 16 cán bộ mới này, có 8 cán bộ đƣợc tuyển dụng là con em của cán bộ trong ngành, là những sinh viên vừa tốt nghiệp ra trƣờng, 4 trình độ đại học, 4 trình độ cao đẳng. 8 cán bộ đƣợc tuyển dụng còn lại thì 4 cán bộ đƣợc tuyển từ nguồn nội bộ công ty, là nhân viên hợp đồng thời vụ, có trình độ cao đẳng. 4 cán bộ còn lại đƣợc tuyển có trình độ đại học và cũng đã có kinh nghiệm công tác. Trong năm 2016 này có 4 cán bộ đã phấn đấu vừa làm vừa học nâng cao kiến thức, nên tốt nghiệp lớp liên thông từ cao đẳng lên đại học, góp phần làm tăng thêm số lao động có trình độ đại học. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học là 204 ngƣời, chiếm 75%. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng là 60 ngƣời, chiếm 23%.
Năm 2017, số lƣợng lao động tại công ty là 252 ngƣời, giảm 20 lao động so với năm 2016. Trong đó 12 cán bộ ( 8 trình độ đại học, 4 cao đẳng)
chuyển công tác sang doanh nghiệp khác. Tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học và trung cấp tiếp tục không có sự thay đổi, sự thay đổi vẫn diễn ra giữa tỷ lệ lao động trình độ đại học và trình độ cao đẳng. Cũng trong năm này, công ty có 20 cán bộ hoàn thành khóa học đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học, nâng số lƣợng lao động trình độ đại học lên 212 ngƣời, chiếm 84% . Số lƣợng lao động trình độ cao đẳng giảm khá nhiều, còn 32 ngƣời, chiếm 12%.
Qua 5 năm từ 2013-2017, có thể thấy xu hƣớng tỷ lệ lao động có trình độ đại học trong công ty tăng lên còn tỷ lệ lao động trình độ cao đẳng giảm xuống, điều này cho thấy chất lƣợng lao động của công ty ngày càng đƣợc nâng cao. Công ty đã rất cố gắng trong việc động viên cán bộ tự đào tạo nâng cao bồi dƣỡng tại các sơ sở đào tạo. Tuy nhiên lƣợng lao động có trình độ trên đại học quá ít, chỉ có 8 ngƣời và từ năm 2015 đến 2017 chỉ còn 4 ngƣời. Nhƣ vậy về định hƣớng lâu dài, công ty cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, động viên hoặc chủ động đề cử ngƣời lao động tham gia các khóa học nâng cao trình độ hơn nữa để làm tăng thêm số lƣợng lao động trình độ sau đại học, qua đó làm tăng chất lƣợng lao động hơn.
b. Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Trong bất kì một tổ chức nào, thời gian làm việc của các nhân viên cũng có thời hạn nhất định. Trừ các cán bộ chủ chốt trong công ty thì hầu hết các công nhân viên lao động trực tiếp thƣờng là lao động trẻ tuổi.
Bảng 3.7: Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi tại Công ty
Độ tuổi
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số LĐ ngƣời Tỷ lệ (%) Số LĐ ngƣời Tỷ lệ (%) Số LĐ ngƣời Tỷ lệ (%) Số LĐ ngƣời Tỷ lệ (%) Số LĐ ngƣời Tỷ lệ (%) Dƣới 25 28 13,73 24 10,17 16 6,06 20 7,35 12 4,76 Từ 25- dƣới 35 84 41,18 84 35,59 80 30,30 88 32,35 92 36,51 Từ 35- 64 31,37 96 40,68 132 50,00 128 47,06 116 46,03
dƣới 45 Từ 45-
60 28 13,73 32 13,56 36 13,64 36 13,24 32 12,70
Tổng 204 100 236 100 264 100 272 100 252 100
(Nguồn: Văn phòng Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long)
Nhìn vào Bảng 3.7 trên đây cho thấy lực lƣợng lao động có độ tuổi từ 25 đến dƣới 35 và từ 35 đến dƣới 45 chiếm tỉ lệ lớn trong trong công ty. Năm 2013, lực lƣợng lao động có độ tuổi dƣới 25 chiếm tỷ lệ nhỏ 28 ngƣời. Lực lƣợng lao động có độ tuổi từ 25 đến dƣới 35 là 84 ngƣời, từ 35 đến dƣới 45 là 64 ngƣời. Độ tuổi từ 45-60 có 28 ngƣời.
Năm 2014, có sự thay đổi nhiều ở lực lƣợng lao động có độ tuổi từ 35- 45 là 96 ngƣời, tăng 32 ngƣời so với năm 2013, chiếm tỷ lệ lớn 40,68%.
Trong năm 2015, lực lƣợng lao động từ 25-35 tuổi là 80 ngƣời, chiếm 30,30%, lực lƣợng lao động từ 35-45 tuổi là 132 ngƣời chiếm 50%. Độ tuổi dƣới 25 có 16 ngƣời, chiếm tỷ lệ nhỏ 6,06% trong Công ty. Độ tuổi từ 45 -60 có 36 ngƣời, chiếm 13,64%.
Năm 2016 và 2017 tỷ lệ lực lƣợng lao động giữa các độ tuổi có sự thay đổi nhƣng không đáng kể, tỷ lệ cao vẫn tập trung chủ yếu ở độ tuổi 25-35 và 35-45 tuổi. Do có sự thay đổi về nhân lực, một số cán bộ trong công ty chuyển công tác và công ty cũng tuyển thêm cán bộ mới.
Từ Bảng cơ cấu nhân lực theo độ tuổi qua các năm tại Công ty ta thấy lực lƣợng lao động độ tuổi từ 25 đến dƣới 35 và từ 35 đến dƣới 45 đều chiếm tỷ lệ lớn tại Công ty. Thông thƣờng lực lƣợng lao động từ 35 - 45 tuổi là lực lƣợng nòng cốt trong công ty bởi vì đây là lực lƣợng lao động nhiệt tình có kinh nghiệm, có thời gian làm việc lâu dài tại công ty, có thâm niên công tác trong nghề, nhiệt tình tạo năng suất lao động cao.
với những cái mới nhanh hơn, dễ thay đổi dễ thích nghi với những biến động hơn. Nhìn chung công ty có lực lƣợng lao động tƣơng đối trẻ, chiếm tỷ lệ cao. Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc tiến bộ của khoa học - kỹ thuật là yêu cầu cần thiết cho công ty để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Vì thế, có thể coi cơ cấu lao động này đang là một lợi thế của Công ty.
Các lao động trong độ tuổi từ 45-60 chiếm số lƣợng nhỏ và chủ yếu là các cán bộ lãnh đạo đã gắn bó với công ty từ ngày đầu thành lập. Năm 2015 và 2016 lực lƣợng này có 36 ngƣời, năm 2017 thì giảm 4 ngƣời còn 32 ngƣời, lý do vì chuyển công tác. Họ là những cán bộ giữ những chức vụ quan trọng tại các phòng ban lâu năm và có kinh nghiệm trong quản lý.Với kinh nghiệm thâm niên của mình đó vẫn là những lao động cần thiết không thể thiếu đƣợc của công ty.
c. Cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp trong Công ty
Thông qua Bảng 3.8 dƣới ta thấy đội ngũ lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao hơn đội ngũ lao động gián tiếp. Lực lƣợng lao động trực tiếp thƣờng chiếm hơn 70% lao động của công ty. Năm 2013 và 2014 lực lƣợng lao động gián tiếp không thay đổi là 60 ngƣời. Trong 2 năm này chỉ có lực lƣợng lao động trực tiếp tăng từ 144 ngƣời lên 176 ngƣời, tăng thêm 32 ngƣời.
Lực lƣợng gián tiếp trong năm 2015 có 72 ngƣời và chiếm tỷ lệ là 27,27%, qua các năm 2016 lực lƣợng này giảm 8 ngƣời, đến năm 2017 giảm tiếp 8 ngƣời và chỉ còn 56 ngƣời chiếm tỷ lệ 22,22%.
Bảng 3.8: Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp trong Công ty
Cơ cấu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số LĐ Tỷ lệ (%) Số LĐ Tỷ lệ (%) Số LĐ Tỷ lệ (%) Số LĐ Tỷ lệ (%) Số LĐ Tỷ lệ (%) Lao động gián tiếp 60 29,41 60 25,42 72 27,27 64 23,53 56 22,22 Lao động trực tiếp 144 70,59 176 74,58 192 72,73 208 76.47 196 77,78 Tổng 204 100 236 100 264 100 272 100 252 100
(Nguồn: Văn phòng Công ty TNHH một thành viên BCA Thăng Long)
3.1.6. Năng suất lao động và tiền lương bình quân của Công ty
Nhìn vào Bảng 3.9 bên dƣới cho thấy năng suất lao động của công ty có chiều hƣớng tăng từ năm 2013 - 2017. Năm 2013, năng suất lao động ở mức thấp nhất là 0,76 tỷ. Các năm tiếp theo tỷ lệ này tăng dần, đến năm 2017 năng suất lao động tăng cao nhất so với các năm trƣớc là 3,4 tỷ đồng. Nếu so năm 2017 với năm 2013 thì tỷ lệ này tăng 2,64 tỷ.
Bên cạnh đó mức tiền lƣơng bình quân cũng có chiều hƣớng gia tăng qua các năm, năm 2013 mức lƣơng bình quân của công ty là 8,9 triệu. Năm 2014 mức này là 10,2 triệu, tăng 1,3 triệu so với năm 2013. Nhƣng đến năm 2017 thì mức lƣơng bình quân đã là 16,9 triệu, so với năm 2013 thì tăng 8 triệu (tỷ lệ tăng là 47,3%).
Bảng 3.9: Năng suất lao động và tiền lương bình quân
CHỈ TIÊU NĂM 2016 2017 CÔNG TY Doanh thu ( Tỷ đồng) 555,5 851,2 Số lƣợng lao động (Ngƣời) 272 252
Năng suất lao động (Tỷ
đồng/ngƣời) 2,04 3,4
Tiền lƣơng bình quân
(triệu đồng) 15,3 16,9
I.PHÒNG KH-KT
Doanh thu ( Tỷ đồng) 56.3 66.6
Số lƣợng lao động
(Ngƣời) 9 9
Năng suất lao động (Tỷ
đồng/ngƣời) 6.3 7.4
Tiền lƣơng bình quân
(triệu đồng) 10.5 16
II.PHÒNG XNK
Số lƣợng lao động
(Ngƣời) 18 15
Năng suất lao động (Tỷ
đồng/ngƣời) 1.7 2.08
Tiền lƣơng bình quân
(triệu đồng) 11.8 21.5
III.CHI NHÁNH TPHCM
Doanh thu ( Tỷ đồng) 48 131.3
Số lƣợng lao động
(Ngƣời) 23 20
Năng suất lao động (Tỷ
đồng/ngƣời) 2.08 6.6
Tiền lƣơng bình quân
(triệu đồng) 13.4 18
IV.CHI NHÁNH HP
Doanh thu ( Tỷ đồng) 35.5 43.2
Số lƣợng lao động
(Ngƣời) 17 20
Năng suất lao động (Tỷ
đồng/ngƣời) 2.08 2.2
Tiền lƣơng bình quân
(triệu đồng) 11.3 12.2 V.XN SX PHƢƠNG TIỆN THIẾT BỊ PCCC Doanh thu ( Tỷ đồng) 72.9 98 Số lƣợng lao động