Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Viettel Telecom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị quan hệ khách hàng tại viettel telecom (Trang 50 - 54)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.1. Giới thiệu chung về Viettel Telecom

3.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Viettel Telecom

3.1.4.1. Các sản phẩm, dịch vụ

Dịch vụ điện thoại di động

Đây là nhóm dịch vụ chủ đạo, chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất của Viettel Telecom, gồm 2 loại thuê bao:

Thuê bao di động trả sau: Gói Basic+, Gói Family, Gói Corporate

Thuê bao di động trả trước: Gói Economy; Tomato, Student, Sea+, ...

Dịch vụ Internet và kênh truyền

Đây là nhóm dịch vụ có tỷ trọng doanh doanh thu lớn thứ 2 của Viettel Telecom, phục vụ những khách hàng có nhu cầu truy nhập Internet và truyền số liệu, bao gồm:

ADSL: Dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng trên đƣờng dây thuê bao số bất đối xứng

FTTH: Dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng bằng cáp quang

Leased line: Dịch vụ truy cập Internet trực tiếp

Office Wan, Metro Wan: Dịch vụ mạng riêng ảo

Kênh thuê riêng: Dịch vụ truyền số liệu

Dịch vụ Giá trị gia tăng trên di động (GTGT)

Đây là nhóm dịch vụ chiếm tỷ trọng doanh thu lớn thứ 3 của Viettel Telecom - một loại hình kinh doanh rất mở do: (1) đa dạng về dịch vụ với nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: Game, Nhạc, Phim, Sách/Truyện, Tin tức, ...;

(2) có sự hợp tác với các đối tác (cả trong và ngoài nƣớc) để cùng xây dựng dịch vụ trƣớc khi cung cấp tới khách hàng (hiện tại Viettel đang cung cấp khoảng hơn 300 dịch vụ GTGT), ví dụ một số dịch vụ nổi bật nhƣ sau:

MCA (Miss call Alert): là dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ

iSign: là dịch vụ chữ ký cuộc gọi

i-share: là dịch vụ chuyển tài khoản cho nhau

Imuzik: là dịch vụ cung cấp nhạc chờ, nhạc chuông

MobiTV: là dịch vụ xem phim, xem các kênh truyền hình

Myclip: là dịch vụ mạng xã hội video (có thể đăng, tải, bình luận video)

Game9029: là dịch vụ cung cấp Game online, Game offline, ứng dụng Và rất nhiều dịch vụ khác: Auto SMS, Call me back, Alome, …

Dịch vụ, giải pháp CNTT và Viễn thông

Là những dịch vụ/giải pháp có sự tích hợp giữa Viễn thông và CNTT; đối tƣợng cung cấp là các cơ quan Chính phủ/Bộ ban ngành, các doanh nghiệp, tổ chức. Sơ lƣợc một số dịch vụ, giải pháp nhƣ sau:

vMeet: là dịch vụ truyền hình hội nghị; có thể chia sẻ hình ảnh, âm thanh, dữ liệu trình chiếu từ xa giữa các phòng họp với chất lƣợng cao.

vOffice: là giải pháp văn phòng điện tử dành riêng cho doanh nghiệp, sử dụng đa nền tảng, với mục tiêu quản lý các hoạt động hành chính một cách đơn giản, linh hoạt.

DMS: là giải pháp quản lý hệ thống bán hàng trực tuyến, từ trụ sở của doanh nghiệp đến các giám sát viên, nhân viên bán hàng trên thị trƣờng.

Và nhiều giải pháp khác: vHCM (quản trị nhân sự), ERP (phần mềm tài chính kế toán), eInvoice (hóa đơn điện tử), …

Dịch vụ ứng dụng số

Đây là những dịch vụ đang là xu hƣớng tƣơng lai, đối tƣợng hƣớng đến là các cá nhân, hộ gia đình. Cụ thể nhƣ:

Bankplus: là dịch vụ ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch ngân hàng mà không cần đến quầy giao dịch hoặc ATM (có thể nạp tiền, chuyển tiền cho thuê bao di động, tài khoản ngân hàng; có thể thanh toán hóa đơn dịch vụ: điện, nƣớc, …)

Smart Motor: là dịch vụ giám sát và chống trộm xe máy thông qua mạng di động và hệ thống định vị toàn cầu.

Kiddy: là đồng hồ thông minh thay thế điện thoại di động, giúp bố mẹ và ngƣời thân trong gia đình có thể kết nối, trò chuyện với trẻ mọi lúc, mọi nơi.

Dịch vụ điện thoại cố định

Đây cũng đƣợc coi là dịch vụ cơ bản phục vụ nghe/gọi điện đối với khách hàng. Tuy nhiên, trƣớc việc bình dân hóa di động thì những dịch vụ này gần nhƣ không có sự tăng trƣởng, thậm chí còn đang suy giảm dần; bao gồm:

PSTN: là dịch vụ điện thoại cố định có dây

Homephone: là dịch vụ điện thoại cố định không dây

3.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Viettel Telecom giai đoạn 2015-2017

Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh của Viettel Telecom giai đoạn 2015-2017

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm So sánh

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

1 Tổng doanh thu tỉ đồng 96,438 100,456 109,155 4% 8.7%

2 Lợi nhận trƣớc thuế tỉ đồng 41,237 36,819 37,474 -11% 1.8%

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm So sánh

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

4 Lao động bình quân ngƣời 13,079 12,727 9,786 -3% -23.1%

5 Thu nhập bình quân tr.đ/ngƣời 26 26.6 28.9 3% 8.6%

6 NSLĐ bình quân tr.đ/ngƣời

/tháng 159 201 271 26% 34.8%

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Viettel Telecom)

Viettel Telecom hiện là công ty mang lại doanh thu chính cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội với mức đóng góp vào tổng doanh thu chung của Tập đoàn mỗi năm vào khoảng 50%.

Giai đoạn 2015-2017 có thể đƣợc coi là giai đoạn khó khăn của Viettel Telecom, mặc dù tổng doanh thu của công ty có tăng trƣởng năm sau so với năm trƣớc, nhƣng công ty đã không giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng doanh thu ở mức 2 con số nhƣ các năm trƣớc đó. Mức tăng trƣởng doanh thu 4% (2016/2015) hay 8,7% (2017/2016) có thể coi là một mức tăng trƣởng nhẹ, phản ánh sự cố gắng nỗ lực không ngừng của đơn vị trong bối cảnh thị trƣờng dịch vụ viễn thông cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhà nƣớc có nhiều quy định siết chặt quản lý việc cung cấp dịch vụ bằng việc ban hành một loạt văn bản nhƣ: thông tƣ số 15/2015/TT-BTTTT ngày 15/06/2015 đƣa Viettel là đơn vị duy nhất vào danh sách doanh nghiệp khống chế thị phần và phải chịu sự kiểm soát gắt gao, hay thông tƣ số 08/2017/TT-BTTTT ngày 23/06/2017 quản lý việc cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng, nghị định số 49/2017/NĐ- CP ngày 24/04/2017 quy định về quản lý thông tin thuê bao… Các quy định của pháp luật này gây ảnh hƣởng trực tiếp từ tầm vĩ mô tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel Telecom, làm giảm khả năng tăng trƣởng doanh thu của công ty.

Ngoài ra, các chính sách vĩ mô cũng đƣợc coi là yếu tố làm giảm tăng trƣởng lợi nhuận của Viettel Telecom giai đoạn 2015-2017, bên cạnh việc

Mặc dù vậy, mức tăng trƣởng lợi nhuận giai đoạn 2016-2017 ở mức 1,8% cũng phản ánh nỗ lực không ngừng của Viettel Telecom trong việc kiểm soát chặt chẽ chi phí và tìm mọi biện pháp phù hợp nhất để thúc đẩy kinh doanh. Tuy nhiên, tỉ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng doanh thu của công ty trong giai đoạn này vẫn là con số âm, nên có thể nói giai đoạn sau năm 2017 Viettel Telecom vẫn sẽ gặp khó khăn và thách thức trong kinh doanh, đòi hỏi công ty phải tiếp tục đổi mới cả về phƣơng thức quản lý lãnh đạo lẫn đổi mới trong bố trí nguồn lực và tiếp cận thị trƣờng.

Lao động bình quân giai đoạn 2015-2017 có sự giảm mạnh về số lƣợng từ mức 3% (giai đoạn 2016/2015) lên mức 23,1% (giai đoạn 2017/2016) do có sự dịch chuyển nguồn lực trong nội bộ Tập đoàn Viettel, trong đó, có hơn 2.800 nhân viên ở tất cả các cấp (gồm cả chi nhánh Viettel tỉnh/thành phố) đƣợc chuyển dịch từ Viettel Telecom sang Công ty Công trình Viettel. Sự chuyển dịch nhân sự này nằm trong quy hoạch nguồn lực và bố trí lại một số hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Viettel nhằm tối ƣu hóa hoạt động cũng nhƣ chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo. Sự thay đổi về số lƣợng lao động bình quân là một trong những yếu tố góp phần làm cho năng suất lao động bình quân và thu nhập bình quân của ngƣời lao động có sự tăng trƣởng liên tiếp qua các năm trong giai đoạn 2015-2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị quan hệ khách hàng tại viettel telecom (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)