Thực trạng lập kế hoạch quản lý huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hải dương (Trang 50 - 56)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý huy động vốn

Công tác lập kế hoạch quản lý huy động vốn của Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng trong thời gian qua đã đƣợc thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh, từ Hội sở tỉnh đến 12 chi nhánh cấp III và 25 phòng giao dịch trực thuộc. Do đó, kế hoạch quản lý huy động vốn có tính tập trung cao, bám sát với thực tế hoạt động của chi nhánh. Kế hoạch quản lý huy động vốn đƣợc phân chia chi tiết, theo từng thời gian cụ thể: kế hoạch tháng, kế hoạch quý, kế hoạch năm. Điều này giúp chi nhánh cân đối vốn linh hoạt, điều hòa vốn phù hợp.

Để lập kế hoạch quản lý huy động vốn cho năm sắp tới, Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng sẽ căn cứ trên: (i) Chiến lƣợc huy động vốn của Agribank Việt Nam; (ii) Tình hình hoạt động kinh doanh của mình trong năm vừa qua; (iii) Tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng để xây dựng kế hoạch quản lý huy động vốn hàng năm. Sau đó, Giám đốc Chi nhánh bảo vệ kế hoạch quản lý huy động vốn (bảo vệ chung với

kế hoạch kinh doanh của chi nhánh) với Tổng giám đốc Agribank Việt Nam hoặc ngƣời đƣợc Tổng giám đốc ủy quyền. Việc tổ chức bảo vệ kế hoạch đƣợc thực hiện tại Hội sở chính của Agribank Việt Nam, đây sẽ trở thành căn cứ để trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch của Chi nhánh.

Quy trình xây dựng kế hoạch quản lý huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng đƣợc thực hiện qua các bƣớc nhƣ sau:

Hình 3.2: Quy trình xây dựng kế hoạch quản lý huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng

Nguồn: Agribank Chi nhánh Hải Dương

Trong bản kế hoạch quản lý huy động vốn của Chi nhánh sẽ giải trình rõ tình hình thực hiện huy động vốn kỳ trƣớc, dự kiến kỳ kế hoạch và các giải pháp chủ yếu để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch quản lý huy động vốn.

Sau khi Chi nhánh xác định đƣợc kế hoạch quản lý huy động vốn của mình và bảo vệ thành công kế hoạch đó trƣớc Tổng Giám đốc (hoặc ngƣời đƣợc Tổng Giám đốc ủy quyền). Kế hoạch đó sẽ đƣợc trình lên Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam:

- Chậm nhất 30 ngày sau khi tổ chức bảo vệ kế hoạch xong, Hội đồng quản trị Nghiên cứu - dự báo và thiết

lập các tiền đề Thiết lập các mục tiêu

Xây dựng các phƣơng án

Kết quả: Xác định đƣợc các căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý huy động vốn Kết quả: Xác định đƣợc các mục tiêu cần đạt trong huy động vốn

Kết quả: Xây dựng đƣợc các lựa chọn kế hoạch quản lý huy động vốn

Đánh giá và lựa chọn phƣơng án tối ƣu

Kết quả: Lựa chọn đƣợc kế hoạch quản lý huy động vốn tối ƣu

Agribank Việt Nam phê duyệt chính thức tổng thể kế hoạch kinh doanh năm để Tổng Giám đốc thông báo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm cho Chi nhánh Hải Dƣơng.

- Chậm nhất ngày 10 tháng đầu quý, Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam thông báo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh quý, trong đó có kế hoạch quản lý huy động vốn cho Chi nhánh để điều hành kinh doanh hàng ngày.

- Các chỉ tiêu đƣợc Tổng Giám đốc thông báo chính thức là căn cứ để điều hành kế hoạch tại Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng.

Theo yêu cầu của Hội sở chính, kế hoạch quản lý huy động vốn hàng năm của các Chi nhánh phải phù hợp với: Chiến lƣợc kinh doanh của Agribank Việt Nam từng giai đoạn; Các kế hoạch hoạt động khác của Chi nhánh; Khả năng tăng trƣởng nguồn vốn huy động; Mục tiêu tăng trƣởng tín dụng trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng và khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng; Đảm bảo vốn khả dụng cho các nhu cầu thanh toán, an toàn hoạt động kinh doanh.

Căn cứ vào chiến lƣợc huy động vốn của Agribank Việt Nam, chỉ tiêu vốn huy động hàng năm của Chi nhánh Hải Dƣơng đƣợc xây dựng trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn toàn hệ thống, theo tỷ lệ đƣợc tăng dƣ nợ trên nguồn vốn tăng thêm đƣợc Hội sở chính giao cho Chi nhánh hàng năm và tình hình cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, dân cƣ ở địa phƣơng và đƣợc tính cân đối với phần sử dụng vốn để tăng trƣởng dƣ nợ, kinh doanh chứng khoán nợ - chứng khoán vốn, lập quỹ an toàn chi trả và đảm bảo phần thừa, thiếu vốn kế hoạch.

Kết quả xây dựng kế hoạch quản lý huy động vốn của Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng cho giai đoạn 2013-2016 đƣợc thể hiện nhƣ sau:

a) Kế hoạch quản lý huy động vốn theo kỳ hạn

Thực hiện chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu vốn theo hƣớng tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn, trong những năm vừa qua, Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng đã xây dựng kế hoạch quản lý huy động vốn theo kỳ hạn một cách thận trọng nhƣng vẫn đảm bảo khả năng linh động và bám sát với các yếu tố môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ đặc điểm khách hàng ở địa phƣơng. Kết quả xây dựng kế hoạch quản lý huy động vốn theo kỳ hạn tại Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3: Kế hoạch quản lý huy động vốn theo kỳ hạn của Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng giai đoạn 2013-2016

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Không kỳ hạn 1.298,27 15,50 1.622,52 14,95 1.748,44 14,28 2.383,3 14,11 Có kỳ hạn ≤ 12 tháng 6.181,56 73,78 7.860,33 72,42 8.918,94 72,84 12.316,9 72,92 Có kỳ hạn > 12 tháng 898,56 10,72 1.370,73 12,63 1.577,26 12,88 2.190,8 12,97 Tổng 8.378,39 100 10.853,58 100 12.244,64 100 16.891,0 100

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Chi nhánh Hải Dương

Bảng số liệu cho thấy, tình hình huy động vốn của Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng có xu hƣớng gia tăng trong kế hoạch huy động giai đoạn 2013-2016. Xét về mặt tƣơng đối thì tỷ lệ vốn có kỳ hạn ngắn so với tổng nguồn vốn luôn cao nhƣng lại có xu hƣớng giảm từ 2013 đến 2016: năm 2013, tỷ lệ nguồn vốn huy động này trong kế hoạch của chi nhánh là 73,78%, đến năm 2016 thì tỷ lệ này đã đạt tới 72,92%.

Đối với nguồn vốn huy động không kỳ hạn thì xu hƣớng giảm trong kế hoạch huy động đƣợc thể hiện rõ: năm 2013 là 15,50%, năm 2014 là 14,95%, năm 2015 là 14,28% và năm 2016 là 14,11%. Tuy nhiên, nếu xét về mặt giá trị tuyệt đối thì nguồn vốn huy động này tại chi nhánh vẫn còn rất hạn chế.

Xu hƣớng này là hoàn toàn phù hợp với định hƣớng phát triển về kế hoạch huy động của Agribank Việt Nam trong giai đoạn 2013-2016. Nguyên nhân của xu hƣớng chuyển dịch này trong cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn là do:

Một là, bất kỳ một ngân hàng nào trong quá trình hoạt động của mình đều muốn phát triển loại hình tiền gửi trung và dài hạn cũng nhƣ tiền gửi có kỳ hạn, bởi vì loại hình tiền gửi này sẽ giúp tăng khả năng chủ động của ngân hàng, tăng tính thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời, cần giảm dần tỷ trọng huy động vốn ngắn

hạn đến một mức tỷ trọng hợp lý nhƣng vẫn phải giữ tỷ trọng tuyệt đối trong tổng nguồn vốn huy động.

Hai là, lãi suất của các khoản tiền gửi ngắn hạn luôn thấp hơn lãi suất các khoản vay dài hạn, do đó để thu đƣợc lợi nhuận cao trong hoạt động của mình thì các ngân hàng thƣờng lấy các khoản tiền gửi ngắn hạn cho vay dài hạn, nhƣng đồng thời các ngân hàng cũng có thể nhận thấy nếu nhƣ ngƣời gửi ngắn hạn đến thời điểm đáo hạn thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động tiền để trả nợ. Chính vì vậy, các ngân hàng luôn cho rằng trong khoảng thời gian đáo hạn của các khoản này, nhất thiết sẽ có nhiều ngƣời tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng và ngân hàng có thể dùng các khoản này trả nợ cho các khoản nợ đến hạn. Do vậy, ngoài việc thiết lập uy tín vững chắc thì các ngân hàng cũng phải tiến hành các biện pháp cũng nhƣ các hình thức quảng cáo, khuyến mãi nhằm giữ vững tỷ trọng tuyệt đối của các khoản tiền gửi ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động.

b) Kế hoạch quản lý huy động vốn theo loại tiền

Hiện nay, Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng đang huy động vốn theo hai loại là VNĐ và đồng ngoại tệ. Thực trạng kế hoạch huy động theo loại tiền của chi nhánh giai đoạn 2013-2016 đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4: Kế hoạch quản lý huy động vốn theo loại tiền của Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng giai đoạn 2013-2016

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tiền gửi VNĐ 6.522,16 77,84 8.815,56 81,22 10.405,14 84,98 14.465,6 85,64 Tiền gửi ngoại

tệ(quy đổi VNĐ)

1.856,23 22,16 2.038,02 18,78 1.839,50 15,02 2.425,4 14,36

Tổng 8.378,39 100 10.853,58 100 12.244,64 100 16.891,0 100

Nhƣ vậy, kế hoạch quản lý huy động vốn của chi nhánh cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu của theo chiều hƣớng tăng dần tỷ lệ nguồn nội tệ và giảm dần tỷ lệ nguồn ngoại tệ trong tổng nguồn. Cụ thể, trong 04 năm 2013-2016 tỷ lệ nguồn ngoại tệ chiếm tỷ trọng lần lƣợt là 22,16%, 18,78%, 15,02%, 14,36% trên tổng nguồn vốn huy động theo kế hoạch của chi nhánh.

Hiện nay, nguồn nội tệ vẫn là nguồn vốn chủ yếu của Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng, nó chiếm tỷ trọng bình quân trong tổng nguồn vốn huy động rất lớn và đang có xu hƣớng tăng dần. Sự chuyển dịch này là phù hợp với kế hoạch nguồn nội tệ và kế hoạch nguồn ngoại tệ của Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng, nằm trong chiến lƣợc điều chỉnh cơ cấu vốn theo chƣơng trình chỉ đạo của Hội sở chính và phù hợp với hoạt động vốn hiện nay của các TCTD. Vốn huy động VNĐ tăng về mặt giá trị tuyệt đối là kết quả của hoạt động đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, là kết quả của sự phối hợp tích cực giữa các phòng ban để đƣa ra các giải pháp cụ thể cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng là các tổ chức kinh tế, xã hội.

Nhìn chung, nguồn vốn ngoại tệ không phải là thế mạnh của Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng, đây cũng chính là hạn chế của các NHTM khác. Bởi vì:

Một là, do địa thế và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của Agribank Hải Dƣơng chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ cho các nghiệp vụ của ngân hàng nhƣ thanh toán quốc tế, thu hút nguồn vốn ngoại tệ, hạn chế giao dịch với các tổ chức nƣớc ngoài...

Hai là, do chi nhánh ngân hàng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong khâu lập kế hoạch, đặc biệt là khâu nghiên cứu và dự báo. Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng đã không xác định đƣợc chính xác thị trƣờng mục tiêu của mình, chƣa xác định đƣợc đâu là khách hàng tiềm năng của mình, do vậy các biện pháp mà chi nhánh đƣa ra vẫn còn chƣa hợp lý, chƣa phù hợp. Chính điều này đã hạn chế khả năng thu hút nguồn vốn ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế nƣớc ngoài...

c) Kế hoạch quản lý huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế của đất nƣớc, giai đoạn 2013- 2016, Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng đã đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu mới, nhiều định hƣớng mới thể hiện sự chuyển đổi của mình, đặc biệt là trong kế hoạch quản lý

huy động vốn theo các tổ chức. Thực trạng kế hoạch quản lý huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng của Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5: Kế hoạch quản lý huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng của Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng giai đoạn 2013-2016

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dân cƣ 6.199,27 73,99 7.858,11 72,40 8.826,62 72,09 12.139,6 71,87 Tổ chức kinh tế 2.179,12 26,01 2.995,47 27,60 3.418,02 27,91 4.751,4 28,13 Định chế tài chính 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 8.378,39 100 10.853,58 100 12.244,64 100 16.891,0 100

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Chi nhánh Hải Dương

Nhƣ vậy có thể thấy rằng:

- Nguồn vốn huy động từ dân cƣ chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2013-2016.

- Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có sự tăng trƣởng cả về mặt tuyệt đối và tƣơng đối.

- Nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính, thị trƣờng liên ngân hàng không đƣợc lên kế hoạch trong huy động vốn tại chi nhánh vì do quy định của NHNN từ năm 2012, NHTM muốn huy động vốn từ thị trƣờng liên ngân hàng phải đảm bảo những điều kiện khá khắt khe (nếu muốn đƣợc giao dịch liên ngân hàng phải không có các khoản nợ quá hạn đối với các giao dịch từ 10 ngày trở lên tại thời điểm thực hiện giao dịch - đối với bên đi vay), dẫn đến khả năng huy động vốn của các NHTM ở thị trƣờng này hiện nay khá khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hải dương (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)