Định hƣớng hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hải dương (Trang 86 - 87)

Chƣơng 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của quản lý huy động vốn, Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng xác định để hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn trong thời gian tới, chi nhánh có những định hƣớng sau:

- Tập trung mọi nguồn lực toàn chi nhánh và bằng nhiều giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn của các tổ chức và dân cƣ, đặc biệt là nguồn vốn rẻ, ổn định; chủ động cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả, nhất là khi Trung tâm vốn Agribank Việt Nam bắt đầu thực hiện cơ chế mua, bán vốn; cơ cấu nguồn vốn chuyển biến theo hƣớng tích cực và an toàn; nâng cao thị phần nguồn vốn trên địa bàn; phấn đấu 100% các đơn vị tự cân đối đƣợc nguồn vốn.

- Thành lập tổ đề án để nghiên cứu, đánh giá chiến lƣợc huy động vốn giai đoạn 2011-2015. Rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới một cách tổng thể, sát với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dƣơng.

- Đánh giá môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài trong xây dựng chiến lƣợc huy động vốn. Đề xuất các phƣơng án chiến lƣợc huy động vốn trong những giai đoạn tiếp theo.

- Tiếp tục phân tích thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về vốn. Đẩy mạnh công tác chăm sóc, tiếp thị khách hàng, giữ vững nguồn vốn theo hƣớng đổi mới, cải tiến chất lƣợng dịch vụ, thủ tục và phong cách giao dịch tạo dựng niềm tin cho khách hàng; Đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn; Tập trung huy động vốn gắn với phát triển và bán chéo sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trƣờng, thị phần, tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn trong cơ cấu nguồn vốn

ngắn hạn, huy động vốn giá rẻ, duy trì lãi suất đầu vào ổn định, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Tổng nguồn vốn huy động hàng năm từ 8% trở lên, trong đó: Tiền gửi dân cƣ chiếm trên 90%/tổng nguồn vốn và tăng từ 9% trở lên; Nguồn vốn nội tệ tăng từ 9% trở lên; Nguồn vốn ngoại tệ tăng từ 5% trở lên; Tiền gửi tổ chức kinh tế tăng từ 7% trở lên; Tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 8% trở lên; Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng tăng từ 7% trở lên; Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng tăng từ 8% trở lên; Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên tăng từ 8% trở lên.

- Tiếp tục củng cố vững chắc thị phần của mình với định hƣớng phát triển về nguồn vốn và đầu tƣ tín dụng. Mở rộng các sản phẩm dịch vụ chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tiếp tục phát triển khách hàng mới đặc biệt là khách hàng xuất khẩu.

Trong thời gian tới Agribank tỉnh Hải Dƣơng phấn đấu tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Duy trì tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý. Ƣu tiên đầu tƣ cho “tam nông”, trƣớc tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dƣ nợ.

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánhHải Dƣơng

Để hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh, Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng cần thực hiện các giải pháp đồng bộ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hải dương (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)