Đánh giá sau tuyển dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.4. Đánh giá sau tuyển dụng

Kết thúc mỗi đợt tuyển dụng, tổ chức sẽ tiến hành đánh giá chất lƣợng tuyển dụng qua các chỉ tiêu, tiêu chí đã đƣợc xây dựng từ trƣớc. Đây là việc làm quan trọng trong việc tìm kiếm phát hiện ra những sai sót trong quá trình tuyển dụng, giúp công tác tuyển dụng có thể trở nên hoàn thiện hơn.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động tuyển dụng cần có những tiêu chí cụ thể và có thể đo lƣợng đƣợc. Đánh giá hiệu quả tuyển dụng cũng có nhiều cách đánh giá, mỗi cách đánh giá đều nhằm tìm ra những mặt đạt đƣợc và hạn chế của hoạt động tuyển dụng từ đó tìm ra nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp hợp lý để khắc phục những hạn chế đó. Dƣới đây là các tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng hiện nay thƣờng đƣợc sử dụng.

1.2.4.1. Số lượng hồ sơ xin việc tiếp nhận ban đầu

33

Tiêu chí này phản ánh hiệu quả của công tác tuyển mộ, số hồ sơ này càng nhiều chứng tỏ hiệu quả của hoạt động thu hút, tìm kiếm ngƣời xin việc và chất lƣợng thông trong thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp.

1.2.4.2. Tỷ lệ sàng lọc qua các bước

Tỷ lệ sàng lọc qua các bƣớc = số ứng viên còn lại sau mỗi bƣớc/ tổng số ứng viên của từng bƣớc

Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả sàng lọc của các bƣớc tuyển chọn , Tỷ lệ này càng cao cho thấy hiệu quả công tác tuyển chọn càng cao, góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác tuyển dụng. Tỷ lệ sàng lọc của bƣớc sau phải cao hơn bƣớc trƣớc vì những yêu cầu về kỹ năng, trình độ... đối với ứng viên ở vòng sau cao hơn vòng trƣớc.

1.2.4.3. Mức độ hài lòng của nhân viên mới

Mức độ hài lòng của nhân viên mới phản ánh chất lƣợng hiệu qủa của hoạt động tuyển dụng khi mức độ hài lòng càng cao. Thể hiện ở sự hài lòng của ứng viên để từ đó hoàn thành tốt công việc, có thái độ, mối quan hệ với đồng nghiệp.

Mức độ hài lòng của nhân viên mới cũng hể hiện thông qua việc gắn bó của nhân viên với tổ chức. Nếu mức hài lòng thấp nhân viên mới sẽ nhanh chóng rời bỏ tổ chức và ngƣợc lại.

1.2.4.4. Mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với nhân viên mới

Mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng đối với nhân viên mới cũng phản ánh chất lƣợng hiệu qủa của hoạt động tuyển dụng khi mức độ hài lòng càng cao. Thể hiện ở sự hài lòng trong việc ứng viên hoàn thành tốt công việc, có thái độ, mối quan hệ với đồng nghiệp.

1.2.2.5. Tỷ lệ hợp lý của chi phí tuyển dụng

Tỷ lệ hợp lý của chi phí tuyển dụng = Chi phí tuyển dụng thực tế/ chi phí tuyển dụng kế hoạch

34

Tỷ lệ này càng nhỏ cho thấy chi phí thực tế của hoạt động tuyển dụng càng nhỏ so với kế hoạch, tuy nhiên ở đây cần đảm bảo hiệu quả của hoạt động tuyển dụng tránh trƣờng hợp quá tết kiệm chi phí gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng của tuyển dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)