Công ước Berne 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc (Trang 28 - 33)

1.5.1 .Vai trò của việc bảo hộ bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

2.1.1. Công ước Berne 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật

Việc một tác phẩm chỉ được bảo hộ trong phạm vi một nước nên nạn xâm phạm quyền tác giả ở nước ngoài diễn ra ngày càng nhiều và hầu như không có biện pháp khắc phục bởi Pháp luật của một nước nơi mà tác phẩm phát sinh không thể bảo vệ tác phẩm đó bên ngoài lãnh thổ của mình. Theo thời gian, nhiều điều ước quốc tế song phương đã được kí kết, đặc biệt là sự gia tăng vào nửa cuối thế kỷ XIX. Từ đó, ý tưởng về một điều ước quốc tế đa phương đã ra đời. Việc chuẩn bị một văn kiện pháp lí đã phương chứa đựng các quy tắc ứng xử chung, tạo ra nền tảng pháp lí thống nhất tới mức có thể là vấn đề rất phức tạp. Công việc này đã khởi động trước khi thông qua nghị quyết Hội nghị các Hiệp hội Văn học và Nghệ thuật quốc tế (ALAI) năm 1886. Theo yêu cầu của ALAI, ba hội nghị ngoại giao liên tiếp được tổ chức tại Berne vào các năm 1884, 1885 và 1886 do Liên bang Thụy Sỹ triệu tập để xem xét dự thảo Công ước. Tại cuộc họp lần thứ ba năm 1886, Công ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật đã được thông qua. Nguyên tắc

đối xử quốc gia và yêu cầu bảo hộ tối thiểu là tư tưởng quán xuyến toàn bộ nội dung của Công ước này.

Công ước Berne ra đời cách đây 129 năm, văn bản ngày 24/07/1971 tại Paris, sửa đổi ngày 28 tháng 9 năm 1979 là văn bản đang được thi hành tại 164 quốc gia thành viên. Như vậy, sức sống của nó hiện đã nằm xuyên 3 thế kỷ, trong đó trên một thập niên thuộc thế kỷ XIX, trọn thế kỷ XX và đang ở thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Sở dĩ trường tồn được như vậy vì từ khi ra đời đến nay đã trải qua 8 lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thời đại. Trong đó, lần sửa đổi đầu tiên tại Paris năm 1896, tiếp đó tại Berlin năm 1908, tại Berne năm 1914, tại Rome năm 1928, tại Brussels năm 1948, tại Stockholm năm 1967, tại Paris năm 1971 và bổ sung năm 1979.

Việc sửa đổi bổ sung công ước xuất phát từ sự tiến bộ của khoa học và công nghệ như việc phát minh ra máy ghi âm, máy ảnh, radio, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, v.v… Đồng thời là nhu cầu nội tại của việc công nhận quyền tinh thần, hủy bỏ thủ tục hình thức, bảo hộ sự sáng tạo dân gian, tiếp cận tác phẩm cho việc giáo dục, nghiên cứu khoa học, v.v… Các điều luật được điều chỉnh đã chi tiết hơn về quyền được bảo hộ, ngoại lệ và giới hạn, thời hạn bảo hộ tối thiểu, chủ sở hữu nguyên thuỷ, v.v...Sau nhiều lần sửa đổi, Công ước Berne đã đưa ra các quy định đạt mức hài hòa cao dựa trên nguyên tắc đối xử quốc gia kết hợp với quy định về mức độ bảo hộ tối thiểu.

Ba nguyên tắc điều chỉnh lợi ích của các quốc gia thành viên:

Công ước Berne ra đời đánh dấu sự tiến bộ rất lớn trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật trên thế giới. Công ước đã đưa ra các quy định đạt mức hài hòa cao giữa các nguyên tắc đặt ra: nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc bảo hộ độc lập và nguyên tắc đương nhiên bảo hộ.

Nguyên tắc đối xử quốc gia: Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc cơ

bản trong quan hệ quốc tế nói chung, thường được thể hiện trong các thông lệ quốc tế, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Theo công ước Berne thì mỗi nước thành viên của công ước phải bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của công dân các

nước thành viên khác như bảo hộ quyền tác giả cho chính công dân nước mình, và mỗi nguyên tắc có nội dung quy định cụ thể về quyền tác giả cho công dân của các nước thành viên.

là nguyên tắc đặt ra cho các quốc gia thành viên thực hiện bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên khác, tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân quốc gia mình. Sự bảo hộ đó không kém thuận lợi, không thấp hơn sự bảo hộ đối với công dân của chính quốc gia đó. Nguyên tắc này đặt ra sự bình đẳng trong đối xử với công dân và pháp nhân của các quốc gia thành viên (khoản 1 Điều 5 Công ước Berne).

Nguyên tắc bảo hộ tự động: là sự bảo hộ không lệ thuộc vào bất kỳ thủ tục

hình thức nào. Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền đăng ký quyền tác giả tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng thủ tục này không có ý nghĩa bắt buộc. Sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một chứng cứ để xác định ai là chủ sở hữu quyền tác giả khi có tranh chấp. Do đó, khi có tranh chấp người được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả không có nghĩa vụ phải chứng minh mình là chủ sở hữu quyền tác giả đó. (Khoản 2 Điều 5 Công ước Berne).

Nguyên tắc bảo hộ độc lập: Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu cho các quốc gia

thành viên việc bảo hộ để công dân và các pháp nhân được hưởng và thực thi các quyền được cấp theo công ước là độc lập với những gì được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm.

Ba nguyên tắc này phải được thực hiện tại tất cả các quốc gia thành viên nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng cho công dân và pháp nhân có tác phẩm được bảo hộ. Đó cũng là sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các nước thành viên Công ước.

Tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu tại các quốc gia thành viên

Bảo hộ tối thiểu là chuẩn mực chung, áp dụng tại mọi quốc gia thành viên, được thể hiện tại các quy định của Công ước, đặc biệt là quy định về các quyền của tác giả và thời hạn bảo hộ.

phẩm trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được định hình dưới dạng vật chất nhất định, không phân biệt hình thức và cách thức thể hiện, không lệ thuộc bởi bất kì thủ tục hình thức nào như là việc đăng kí, nộp lưu chiểu. Quy định này bắt nguồn từ triết lí “quyền tự động phát sinh”, nguyên tắc bảo hộ đương nhiên. Các liệt kê tại Điều 2 Công ước bao gồm nhiều loại hình tác phẩm cụ thể được bảo hộ, trong đó có đề cập đến các bản nhạc có lời hay không lời. Theo yêu cầu mới của việc bảo hộ từ các nước đang phát triển, loại hình văn học, nghệ thuật dân gian đã được bổ sung tại Hội nghị Stockholm năm 1967. Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ năm 1994 đã bổ sung chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu vào loại hình tác phẩm được bảo hộ (Điều 10); việc loại trừ các loại hình không được bảo hộ cũng được quy định cụ thể để các quốc gia thành viên áp dụng. Như vậy, cùng với sự phát triển của nhân loại, tác phẩm được bảo hộ luôn được bổ sung để có thể thực hiện bảo hộ trên toàn cầu các sáng tạo văn học, nghệ thuật và khoa học.

Về quyền được bảo hộ, Công ước quy định các quyền độc quyền của tác giả

đối với tác phẩm âm nhạc bao gồm quyền sao chép, quyền phân phối, quyền phóng tác, quyền biểu diễn công cộng, quyền phát sóng, quyền truyền thông tới công chúng, quyền bán lại tác phẩm nghệ thuật gốc. Khi xuất hiện các hiệp ước về Internet (WCT, WPPT), khái niệm sao chép kĩ thuật số, các quyền truyền kĩ thuật số, biện pháp công nghệ và thông tin quản lí quyền ra đời để có thể bảo vệ được quyền tác giả trong thời đại kĩ thuật số.

Các quyền độc quyền trên là quyền kinh tế của tác giả, do tác giả trực tiếp thực hiện hoặc cho phép các tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Việc khai thác các quyền này sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho tác giả để tái đầu tư sáng tạo những tác phẩm âm nhạc mới. Nguồn lợi thu được từ các tác phẩm là động lực thúc đẩy lao động sáng tạo của các tổ chức và cá nhân, để có nhiều giá trị nghệ thuật đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của xã hội loài người.

Đồng thời với quyền độc quyền, Công ước còn đưa ra quy định về giới hạn và ngoại lệ. Tuy nhiên nó phải đáp ứng điều kiện ba bước thử. Có nghĩa các giới

hạn và ngoại lệ chỉ mở rộng tới các trường hợp đặc biệt, không ảnh hưởng tới việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây thiệt thòi về quyền lợi hợp pháp của tác giả. Các quyền tinh thần được đề cập trong Công ước là các quyền đứng tên tác giả trên tác phẩm, phản đối bất kì sự cắt xén, bóp méo, sửa đổi hoặc bất kì hành vi xúc phạm khác liên quan tới tác phẩm, có thể làm phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Thời hạn bảo hộ cũng là vấn đề thuộc yêu cầu bảo hộ tối thiểu đã được quy

định tại Công ước Berne. Có hai nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ được áp dụng. Nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ theo đời người, được quy định là khoảng thời gian suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ dựa vào thời điểm công bố được quy định là khoảng thời gian 50 năm đối với tác phẩm điện ảnh hoặc thời điểm tác phẩm được sáng tạo, nếu chưa công bố. Đối với tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, thời hạn bảo hộ tối thiểu là 20 năm kể từ khi tác phẩm được sáng tạo. Quy định này là yêu cầu bảo hộ tối thiểu, tuỳ theo từng quốc gia thành viên có thể quy định thời hạn bảo hộ dài hơn như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Singapore, v.v...

Ưu đãi dành cho quốc gia thành viên là những nước đang phát triển:

Những điều khoản đặc biệt dành cho các quốc gia đang phát triển được quy định tại phụ lục Công ước Berne về ưu đãi, miễn trừ. Lợi ích này là thoả thuận của các nước phát triển, để các quốc gia đang phát triển có thể tiếp cận việc dịch và xuất bản (làm các bản sao) đối với một số loại hình tác phẩm. Giấy phép không độc quyền và bất khả nhượng sẽ do cơ quan có thẩm quyền cấp với thời hạn thông thường là 5 năm tính từ lần xuất bản đầu tiên tác phẩm;và là 7 năm đối với tác phẩm khoa âm nhạc. Đây là lợi ích được ưu đãi, nhưng nhiều vấn đề liên quan đến điều kiện sử dụng, thủ tục và quy trình bắt buộc cũng như hình thành trung tâm thông tin quốc gia để quản lí vấn đề này phải được thực hiện nghiêm túc tại các quốc gia đang phát triển có nhu cầu hưởng ưu đãi.

Công ước Berne là công ước quốc tế về bản quyền lâu đời nhất. Nó tạo nên yếu tố nền tảng và tương tác với các công ước và hiệp ước khác đặc biệt là Hiệp

định TRIPS, Công ước quyền tác giả toàn cầu (UCC), các Hiệp ước về Internet (WCT, WPPT). Vì vậy, việc tiếp cận với Công ước Berne và các công ước, hiệp ước quốc tế khác về bản quyền để có nhận thức đúng, hiểu biết đầy đủ, làm cơ sở cho hoạt động thực thi, khai thác các lợi ích bản quyền trên phạm vi toàn cầu là yêu cầu tất yếu của quá trình hội nhập. Việt Nam có tìm thấy lợi ích hài hòa đặt ra tại Công ước Berne và các công ước, hiệp ước quốc tế khác về quyền tác giả và quyền liên quan trong quá trình thực thi, hội nhập hay không, điều đó tuỳ thuộc nhiều ở sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức phi chính phủ liên quan, đặc biệt là các tổ chức và cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm.Đến nay có 168 nước là thành viên của Công ước [36].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)