Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc (Trang 38 - 39)

1.5.1 .Vai trò của việc bảo hộ bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

2.1.5. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong đó có Việt Nam đã tham dự Lễ ký kết để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, Niu Di-lân. Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình.

Quyền sở hữu trí tuệ trong TPP. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những lĩnh vực đàm phán quan trọng trong TPP, một hiệp định được cho là “thế hệ mới”, “tiêu chuẩn cao” giữa 12 nước trong đó có những nước phát triển ở mức độ cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, phát triển ở mức độ vừa phải như Ôxtraylia, Canada, Mexico, Newzealand, Singapore, Brunei, Chi lê và cả các nước đang phát triển như Malaysia, Peru, Việt Nam.

Quyền tác giả và các quyền liên quan cũng hàm chứa những quy định mới so với khung pháp lý hiện tại của nhiều quốc gia tham gia TPP, cụ thể:

- Quyền độc quyền về sao chép (Exclusive Reproduction Right)

TPP quy định mang lại cho tác giả, người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi quyền độc quyền lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến việc sao chép các tác phẩm đã được bảo hộ bằng quyền tác giả. Điều 9 của Công ước Berne chỉ đề cập đến quyền cho phép, còn không đề cập đến việc các tác giả đó có thể cấm việc sao chép dưới bất kỳ hình thức nào hay không, không đề cập đến việc cấm sao chép dưới dạng lưu trữ tạm thời tại các bản ghi điện tử. Đối với Việt Nam, quy định trong Bản dự thảo cũng đã mở rộng hơn so với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam khi luật Việt Nam không quy định gì về việc sao chép “thường xuyên hay tạm thời.

- Nhập khẩu song song (Parallel Importation)

TPP đã tạo ra một tiêu chuẩn quốc tế mới liên quan đến việc nhập khẩu song song, theo đó, người sở hữu quyền có quyền cho phép hoặc cấm việc nhập khẩu song song này vì lợi ích của mình. Quy định này khắt khe hơn so với quy định của TRIPS vì TRIPS cho phép các Thành viên WTO có quyền tự do lựa chọn quy định hoặc không quy định về vấn đề này trong nội luật của mình. Quy định này không có

một số nước tham gia đàm phán TPP. Thực tế, nếu điều này được thông qua, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người tiêu dùng cũng như của người kinh doanh, vì lúc đó, quyền cho phép nhập khẩu song song hoàn toàn nằm trong tay của người sở hữu quyền, mà không còn linh hoạt như hiện nay.

- Các biện pháp bảo hộ mang tính công nghệ

Các biện pháp bảo hộ mang tính công nghệ được đưa ra nhằm chống lại các hành vi vượt qua rào cản công nghệ (circumvention) để chống lại việc qua mặt các biện pháp công nghệ mà tác giả, người biểu diễn hoặc nhà sản xuất bản ghi sử dụng liên quan đến việc thực hiện các quyền của họ để hạn chế các hành vi không được phép đối với tác phẩm, buổi biểu diễn và bản ghi, đề xuất các bên tham gia đàm phán TPP phải đưa ra các quy định để quy trách nhiệm cho một loạt những người có liên quan. Trách nhiệm này đòi hỏi phải là trách nhiệm hình sự, đi kèm với các biện pháp khắc phục khác để đảm bảo quyền lợi của người sở hữu quyền.

- Quyền quản lý thông tin

TPP quy định liên quan đến quyền của người sở hữu quyền về quản lý thông tin nhằm hạn chế các hành vi xâm phạm bản quyền và các quyền có liên quan, đồng thời mở rộng phạm vi của các hoạt động bị cấm. Liên quan đến quyền này, Bản dự thảo đề nghị các bên tham gia TPP phải quy định cấm bất kỳ người nào không có thẩm quyền và biết hoặc có cơ sở hợp lý để biết rằng các hành động sẽ dẫn đến, cho phép, thúc đẩy việc vi phạm bản quyền hoặc các quyền có liên quan bằng cách loại bỏ, biến đổi, cung cấp, nhập khẩu quyền quản lý thông tin; phân phối, nhập khẩu, phát thanh, truyền hình, trao đổi hoặc đưa ra công chúng tác phẩm, cuộc biểu diễn hoặc bản ghi khi biết rằng quyền quản lý thông tin đã bị loại bỏ hoặc thay đổi không phép. Điều cần chú ý ở đây là việc bổ sung quy định cấm một cá nhân phát thanh, truyền hình, thông tin hoặc đưa ra công chúng một tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi là một quy định mới so với khung pháp lý hiện tại về bản quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)