1.5.1 .Vai trò của việc bảo hộ bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
3.3. Thực trạng hoạt động thực tiễn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
3.3.3. Về phát triển nguồn thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật, tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của nhân dân
Cùng với công tác nghiên cứu và xây dựng văn bản pháp luật, trong những năm qua, nhà nước ta cũng rất chú trọng hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Từ năm 2005 đến 2015 riêng Cục Bản quyền tác giả đã chủ trì tổ chức hơn 108 hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về quyền tác giả với sự tham gia của trên 8300 lượt người bao gồm các đối tượng là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, các cơ quan, tổ chức sử dụng tác phẩm, cơ quan quản lý Văn hoá - Thông tin, toà án, viện kiểm sát, hải quan, v.v... Các hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn được chuẩn bị tốt về nội dung, chương trình và tài liệu. Nó đã tạo cơ sở nâng cao nhận thức và hiểu biết cho các đối tượng, từ đó đã thúc đẩy các hoạt động về bảo hộ quyền tác giả trên các lĩnh vực. Theo hướng này, các thông tin về đăng ký sẽ được in trên “Công báo về quyền tác giả và quyền liên quan” theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và truyền lên mạng ngay sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan.
Ngoài việc xuất bản sách và niên giám hàng năm, Cục Bản quyền tác giả đã phối hợp với Trung tâm Hợp tác báo chí truyền thông quốc tế sản xuất bộ phim tài liệu “Trí tuệ Việt Nam từ thông điệp các di sản văn hoá” gồm 6 tập. Tổ chức biên soạn, dịch 15 cuốn sách nhằm trang bị kiến thức pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về quyền tác giả cho các đối tượng.
Tổ chức các buổi họp báo công bố nội dung các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc kí kết như Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối các tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá; Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng…
“Website quyền tác giả Việt Nam” được khai trương vào tháng 4 năm 2005 đã gây được ấn tượng và có giá trị thiết thực, không chỉ đối với các tổ chức và cá nhân Việt Nam mà còn đối với cả các tổ chức và cá nhân của cộng đồng quốc tế, thể hiện qua số lượt truy cập tiếng Việt và tiếng Anh tương đương nhau. Mỗi năm website có hàng trăm triệu lượt truy cập kể cả tiếng anh và tiếng việt cho thấy sự quan tâm của người dân đối với vấn đề bản quyền. Một Website được thiết kế có
quốc tế, bộ máy quản lý và thực thi của Việt Nam, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới và các tổ chức quốc tế, quốc gia liên quan, số liệu đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan từ năm 1986 đến nay. Website còn dành phần hướng dẫn đăng ký, công bố tác phẩm của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, cũng như định kỳ cập nhật các thông tin hoạt động bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam và Thế giới.
Kể từ năm 2007, việc xuất bản Niên giám đăng ký quyền tác giả Việt Nam 1986 – 2006 kết thúc, mở ra việc xuất bản Công báo. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, các thông tin về đăng ký sẽ được xuất bản định kỳ bằng “Công báo quyền tác giả, quyền liên quan Việt Nam”.