1.5.1 .Vai trò của việc bảo hộ bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
3.3. Thực trạng hoạt động thực tiễn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
3.3.1. Tình hình chung về xâm phạm quyền tác giả âm nhạc Việt Nam hiện nay
hiện nay
Những năm qua, tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, trong đó tập trung ở các lĩnh vực âm nhạc, văn học, chương trình phát sóng, kỹ thuật số, hoạt động xuất bản (in lậu sách).
Sử dụng tác phẩm âm nhạc nhưng không trả tiền bản quyền, thù lao cho tác giả. Trong khi đó, nhiều đơn vị kinh doanh truyền hình cáp không thực thi và có khoảng trên 150 Website có sử dụng âm nhạc trong kinh doanh nhưng không đăng ký cấp phép trả tiền bản quyền tác giả... Ước tính, mỗi năm, việc vi phạm bản quyền tác giả gây thiệt hại khoảng trên 120 triệu USD. Năm 2008, thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát hiện hơn 1000 máy tính, nhiều Website đang khai thác bất hợp pháp các tác phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, những con số trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bởi việc phát hiện, xử lý vi phạm bản quyền trên thực tế rất khó kiểm soát. Thời gian qua nhà nước đặc biệt quan tâm về hoạt động nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật với những tiến bộ quan trọng. Một số bộ, ngành, địa phương cũng đã có chương trình triển khai cụ thể, xử lý về vấn đề này. Nhưng nhìn chung, lâu nay, quy định chế tài, xử phạt trong vi phạm bản quyền còn chung chung ở lĩnh vực văn hoá thông tin và mức xử phạt còn thấp rất ít khi được áp dụng. Bên cạnh, dù vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực vi phạm này đã được đặt ra nhưng trên thực tế lại chưa tương thích.
Hiện nay ở các nước trên thế giới, ca sĩ là người thực hiện nghĩa vụ tác quyền đối với nhạc sĩ. Nhưng thực tế ở Việt Nam cho thấy lâu nay việc xin phép và thanh toán tiền tác quyền cho tác giả là do các đơn vị tổ chức biểu diễn làm thay cho ca sĩ nên lâu ngày hình thành thói quen khiến cho cả giới ca sĩ lẫn nhạc sĩ và nhà tổ chức chương trình biểu diễn nghĩ rằng nhà tổ chức chương trình biểu diễn phải có nghĩa vụ thực hiện việc xin phép tác giả và đóng phí tác quyền. Hầu hết các ca sĩ cho rằng nghĩa vụ tác quyền thuộc về trách nhiệm của nhà tổ chức biểu diễn nên theo thông lệ, ca sĩ không phải đóng phí tác quyền đối với tác phẩm mà họ sử dụng trình diễn. Ví dụ Ca sĩ Hồ Ngọc Hà cho rằng, ca sĩ cũng chính là người làm
công, góp phần thu lợi nhuận cho đơn vị tổ chức biểu diễn. Chính vì vậy thù lao không liên quan đến tiền tác quyền phải trả cho những ca khúc mà ca sĩ đã trình diễn. Việc trả tiền tác quyền là điều kiện bắt buộc nhưng đơn vị tổ chức phải làm nghĩa vụ đó [38]. Mặc dù là vậy nhưng theo quy định của pháp Luật sở hữu trí tuệ
nhân thì phải xin phép quyền tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đó. Trước khi ca sĩ hát phải xin phép tác giả vì ca sĩ là người trực tiếp sử dụng tác phẩm. Luật quy định rõ chỉ có nhạc sĩ mới có quyền biểu diễn tác phẩm của mình trước công chúng, ca sĩ hát ca khúc mà không xin phép tác giả là trực tiếp xâm phạm quyền tác giả chứ không phải là nhà tổ chức.
Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin phát triển, vấn đề bảo hộ quyền tác giả càng cần được quy định chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan vẫn tiếp diễn ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó không ít vụ việc nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không tốt với môi trường đầu tư, hợp tác kinh tế quốc tế. Thêm vào đó, những rắc rối phức tạp trong hệ thống quản lý và bảo hộ quyền tác giả âm nhạc của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Từ đó dẫn tới những ảnh hưởng không nhỏ đối với môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như các quan hệ quốc tế khác của Việt Nam với cộng đồng quốc tế đặc biệt là xu thế hội nhập hiện nay. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ từ năm 2000 đến năm 2005 (giai đoạn trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ) của toàn ngành Tòa án như sau. Thụ lý
93 vụ án, đã giải quyết 61 vụ án, trong đó đình chỉ, tạm đình chỉ là 16 vụ án; hòa giải thành 12 vụ án; đưa ra xét xử 33 vụ án bao gồm 11 vụ án tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan. Kể từ khi có Luật Sở hữu trí tuệ thì tình hình giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án cũng không có sự chuyển biến đáng kể, theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ tháng 7/2006 cho đến tháng 6/2012 các Tòa án chỉ thụ lý được 92 vụ án tranh chấp về quyền tác giả [32].
Số vụ việc còn quá hạn chế này cho thấy, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ còn e ngại việc khởi kiện ra Tòa án mà thay vào đó, họ chọn việc xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính. Xuất phát từ tính mất cân xứng của luật nội dung về quyền tác giả và những bất cập của pháp luật về tố tụng đối với việc giải quyết các vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.
Năm 2005 hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tiếp tục được tăng cường, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc – một trong các lĩnh vực gây nhiều bức xúc.
Nhiều hoạt động khai thác, sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tiếp tục vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể quyền. Các hành vi vi phạm đã diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, từ báo chí, xuất bản, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình v.v... Nghiêm trọng nhất phải kể đến việc sao chép, trích ghép, phân phối bất hợp pháp các chương trình ghi âm, ghi hình; sản xuất, xuất nhập khẩu, lắp đặt, phân phối các thiết bị giải mã tín hiệu vệ tinh mang chương trình truyền hình qua vệ tinh; các doanh nghiệp kinh doanh máy tính đã sao chép và cài đặt bất hợp pháp chương trình máy tính. Từ năm 2006 đến tháng 2015 Cục Bản quyền đã tiếp nhận và xử lý 258 vụ khiếu nại, tố cáo, riêng năm 2015 là 31 vụ.Theo các năm đơn thư khiếu nại có chiều hướng tăng lên, đặc biệt trong những lĩnh vực âm nhạc...Cục Bản quyền đã phối hợp với các cơ quan liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan để giải quyết dứt điểm các vụ việc.