1.5.1 .Vai trò của việc bảo hộ bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
3.6.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả âm
nhạc nói riêng và pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung
3.6.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả âm nhạc
Pháp luật về quyền tác giả có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống bảo hộ quyền tác giả âm nhạc. Việc thực hiện tốt hoặc không tốt chức năng, nhiệm vụ, hoặc trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước đều có tác động trực tiếp đến việc bảo hộ quyền tác giả. Trong pháp luật hiện hành, hệ thống cơ quan bảo hộ quyền tác giả được quy định khá dàn trải, thiếu sự tập trung và rất khó xác định được cơ chế phối hợp trong hoạt động bảo hộ. Bên cạnh, những quy định của Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả chưa cụ thể và chi tiết như số lượng văn bản về quyền tác giả hoặc có quy định liên quan đến quyền tác giả rất lớn, khó có thể thống kê đầy đủ. Vì vậy cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn tổ chức thực hiện pháp về quyền tác giả, quyền liên quan; giao nhiệm vụ và xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong việc tổ chức thực hiện bảo đảm quyền lợi cho các tác giả, các nhà sáng tạo một cách tối đa. Đồng thời cần ban hành Thông tư liên tịch về quản lý các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.
Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, đàm phán gia nhập các
Điều ước quốc tế song phương và đa phương để quyền lợi của các nhà sáng tạo không chỉ được bảo vệ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi nước ngoài.
quan đến rất nhiều lĩnh vực chuyên ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ khác. Chính vì thế, để giải quyết đúng đắn các tranh chấp này đòi hỏi đội ngủ làm công tác xét xử các tranh chấp về sở hữu trí tuệ phải có sự am hiểu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các thẩm phán của chúng ta mới chỉ đào tạo chuyên môn pháp lý, chưa có sự am hiểu trong lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ. Về thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật hiện hành còn kéo dài, qua nhiều cấp xét xử dẫn tới quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể liên quan không được bảo vệ kịp thời. Ví dụ Theo thống kê
chưa đầy đủ của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2000 - 2007 số vụ xét xử dân sự về quyền tác giả tại các toà án trên cả nước trung bình chưa tới 20 vụ/năm. “Bản thân các thẩm phán cũng chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực xét xử. Thẩm phán được xem là xử nhiều nhất một năm cũng chỉ có hai vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Do đó, mỗi khi xét xử các thẩm phán thường lúng túng, mất nhiều thời gian để củng cố, cập nhật các quy định của pháp luật” (Thẩm phán Phan Gia Quý - Chánh toà kỉnh tế TP. Hồ Chí Minh).
Để đáp ứng được tình hình thực tế cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, trước tiên là phải chỉnh lý, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ cần phải có các quy định riêng, cụ thể về nguyên tắc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng trong các văn bản pháp luật về quyền tác giả. Nâng cao vai trò của tòa án dân sự trong việc giải quyết tranh chấp về quyền tác giả, cần thiết xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc một cách kịp thời hiệu quả. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong pháp luật hình sự. Quy định cụ thể hơn về các hành vi xâm phạm quyền tác giả âm nhạc, bổ sung chế tài hình sự, nâng cao mức phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng nhằm đẩy mạnh tính răn đe, cảnh cáo, đảm bảo tuân thủ các quy định về quyền tác giả đối với cá nhân, tổ chức.
3.6.2.2. Hoạt động quản lý nhà nước về quyền tác giả âm nhạc
Lĩnh vực quyền tác giả âm nhạc còn rất mới mẻ ở nước ta nên việc xây dựng chủ trương, chính sách lại càng quan trọng hơn. Nếu không định ra phương hướng,
mục tiêu, khuôn khổ cho sự phát triển thì không thể tạo ra được sự thống nhất ý chí và hành động, dễ xảy ra tình trạng mò mẫm, vừa làm vừa sửa, manh mún, tự phát, tùy tiện, không kiểm soát được. Trên thực tế đây là một việc tồn đọng trong thời gian qua. Cho đến nay, không một tài liệu nào chính thức đề cập chiến lược quy hoạch, kế hoạch dài hạn về xây dựng và phát triển quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Cho nên vẫn còn thể hiện một số vấn đề sau.
Hệ thống văn bản pháp luật quyền tác giả hiện hành của nước ta rất phức tạp về cấu trúc, cồng kềnh về số lượng văn bản, nội dung chưa đầy đủ có khi chồng chéo nhau, khó hiểu, hoặc có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau và còn một số điểm chưa phù hợp với pháp luật quốc tế;
Năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thực thi còn hạn chế nhiều mặt, đặc biệt là lực lượng cán bộ vừa thiếu về số lượng vừa thiếu về chuyên môn nghiệp vụ;
Hoạt động bổ trợ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ chưa được triển khai, hiểu biết của công chúng ở mức độ thấp;
Vì vậy, để bảo hộ quyền tác giả một cách triệt để cần bổ sung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bổ sung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy cho Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, xã trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt là bổ sung định biên cán bộ chuyên trách về quyền tác giả, quyền liên quan cho các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên toàn quốc.
Hơn nữa, để tác giả, chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc được bảo hộ tốt hơn, chúng ta cần phải đổi mới cách thức bảo vệ quyền tác giả thông qua tổ chức bảo vệ quyền của tác giả. Các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tăng cường công tác kiểm tra, cấp phép, thu tiền nhuận bút, thù lao kết hợp với hoạt động giáo dục, thuyết phục các đối tượng sử dụng tuân thủ các quy định pháp luật. Đồng thời cần rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các Hội nghề nghiệp có liên quan đến các tổ
hơn cho các tổ chức này hoạt động hiệu quả, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các hội viên, giảm phí tiếp cận để khai thác, sử dụng tác phẩm của tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm và các đối tượng của quyền liên quan, đem lại lợi ích cho công chúng thụ hưởng.Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm âm nhạc thì cần phải thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm về thời lượng, phí bản quyền, hình thức biểu diễn...
Nhằm tạo sự chủ động cho tác giả và nâng cao quyền lợi cho các tác giả Việt Nam, về phía tổ chức bảo vệ quyền lợi của các nhạc sĩ, ngoài việc đóng vai trò là cầu nối trung gian và là môi trường để các bên gặp gỡ, bàn bạc với nhau thì còn phải nắm vững các quy định của pháp luật, đặc biệt là pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Phải có chức năng thực hiện các dịch vụ pháp lý, nhằm thực hiện kịp thời các biện pháp pháp lý bảo vệ triệt để quyền lợi cho các nhạc sĩ khi quyền tác giả của họ bị xâm phạm.
Hiện nay, có 5 tổ chức quản lý tập thể về quyền tác giả. Trung tâm bảo vệ quyền tác
giả Âm nhạc Việt Nam VCPMC (quản lý trong lĩnh vực âm nhạc), Hiệp hội công nghiệp Ghi âm Việt NamRIAV (quản lý quyền liên quan của các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình), Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam VLCC (quản lý quyền tác giả trong lĩnh vực văn học), Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam VIETRRO (quản lý trong lĩnh vực sao chép), Hiệp hội bảo vệ quyền của người nghệ sĩ biểu diễn (APPA).
Ngoài ra, cần mở rộng cho nhiều tổ chức, trung tâm có chức năng pháp lý như hội luật gia, đoàn luật sư, các tổ chức dịch vụ pháp lý khác được thực hiện việc bảo hộ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam để tránh tình trạng độc quyền và từ đó dẫn đến sự bảo vệ không tốt quyền lợi cho các nhạc sĩ như hiện nay. Bên cạnh, cần đẩy mạnh đào tạo và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các tổ chức tập thể quyền tác giả âm nhạc nhằm hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động của các tổ chức này. Từ đó nâng cao chất lượng phục vụ cho công tác bảo hộ quyền tác giả nói chung và quyền đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng. Hình thành đội ngũ cán bộ thực thi quyền tác giả từ trung ương đến địa phương, tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện và cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu
chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động thực thi quyền tác giả.
3.6.2.3. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và đào tạo pháp luật Trong quá trình thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan đặc biệt là
về việc thực hiện chế độ nhuận bút, thù lao; các công việc liên quan đến tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải được tăng cường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng để nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của công chúng nói chung, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan nói riêng; qua đó tạo điều kiện cho người năm giữ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc thụ hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật; đặc biệt là khai thác tối đa giá trị kinh tế của tác phẩm và các đối tượng của quyền liên quan dưới những hình thức sử dụng khác nhau.
Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt nhấn mạnh về nghĩa vụ và trách nhiệm thanh toán nhuận bút, thù lao theo chế độ. Từ nhận thức đến tự giác, tự nguyện thực hiện pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và pháp luật về nghĩa vụ chi trả nhuận bút, thù lao nói riêng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội, trong đó việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; phải có các hình thức và phương pháp hữu hiệu hơn như đưa kiến thức về pháp luật bảo hộ quyền tác giả vào chương trình giáo dục phổ thông, đại học. Trong việc khắc phục hạn chế về nhận thức này thì vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí là rất quan trọng.
Tổ chức các hội nghị, lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ thực thi quyền tác giả, quyền liên qua trong toàn quốc để tiếp nhận thông tin, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đặc biệt là về việc thực hiện chế độ nhuận bút, thù lao.Bên cạnh đó cần có kế hoạch đào tào chuyên sâu đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên
Đồng thời cũng có kế hoạch xuất bản các tài liệu, ấn phẩm, sách, tạp chí, chuyên ngành về quyền tác giả, quyền liên quan gửi về các địa phương để kịp thời cập nhật thông tin có liên quan, nâng cao nhận thức của cán bộ phụ trách cũng như của nhân dân trong tình hình mới.
Kết luận chƣơng 3
Từ những kinh nghiệm đúc kết trong việc nghiên cứu, so sánh pháp luật của Hàn Quốc và Hoa kỳ, cùng với thực tiễn tại Việt Nam cho thấy để tạo lập được cơ chế thực thi pháp luật hiệu quả cần có sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó cần nhấn mạnh tới các yếu tố như: nhận định rõ ràng các chuẩn quốc tế đồng thời cần nhận rõ những điểm khác biệt trong truyền thống pháp luật các nước để bảo đảm sự hài hòa trong việc thực thi các cam kết quốc tế...
Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác lập pháp và thực thi. Tuy nhiên trong bối cái hội nhập kinh tế quốc tế, tình trạng vi phạm bản quyền đối với tác phẩm âm nhạc ngày một phức tạp và gây ra những hậu quả nghiêm trọng thì việc tạo lập thiết chế cần thiết cho việc thực thi pháp luật vẫn cần phải được nghiên cứu ở nhiều chuyên sâu hơn nữa nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ và hoàn thiện ngay từ khâu xác lập quyền sở hữu cho đến cơ chế thực thi và các biện pháp chế tài nhằm bảo vệ các quyền được xác lập.
KẾT LUẬN
Trí tuệ của con người là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo. Con người bằng tư duy sáng tạo của mình đã sản sinh ra biết bao sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của đời sống xã hội. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đồng nghĩa với việc bảo vệ, khuyến khích các thành quả lao động sáng tạo bằng cách dành cho chủ của sáng tạo một khoảng thời gian để có thể độc quyền khai thác nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra và thu lợi nhuận từ sáng tạo của họ. Một thực tế hiển nhiên là khi đã hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật ai cũng biết vấn đề bản quyền và tác quyền vốn rất nhạy cảm và luôn được đặt lên hàng đầu. Thế nhưng những vụ việc xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc xảy ra liên tiếp trong thời gian qua đã cho thấy, ý thức về tôn trọng quyền tác giả ở một số bộ phận những người hoạt động nghệ thuật chưa thật sự quan tâm.
Hoa Kỳ và Hàn Quốc là những quốc gia phát triển với nền khoa học công nghệ hiện đại, góp phần to lớn vào việc tạo lập vị trí cường quốc về các phát minh, sáng tạo hàng năm. Nguyên nhân quan trọng nhất đó là Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều có khung pháp luật bảo hộ quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng là rất phát triển, với sự linh hoạt cao trong quá trình thực thi pháp luật quyền tác giả tại quốc gia này, đặc biệt trong thời điểm mà sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và internet cũng như thương mại điện tử đã và đang tác động lớn đến những nỗ lực bảo hộ quyền tác giả.
Pháp luật quyền tác giả của Hoa Kỳ, và Hàn Quốc so với Việt Nam cũng có những điểm tương đồng và có những điểm khác biệt nhất là về truyền thống luật pháp, tư duy pháp lý và cơ chế thực thi pháp luật. Những nghiên cứu so sánh về mặt pháp luật cũng như thực tiễn được đề cập trong luận văn cho thấy, để tạo lập được