1.5.1 .Vai trò của việc bảo hộ bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
2.1.4. Hiệp ước WCT
Thừa nhận sự cần thiết đưa ra những quy định quốc tế mới và xác định rõ sự ảnh hưởng sâu rộng của sự phát triển và thành tựu của công nghệ tin học và truyền thông. Hiệp ước WIPO về quyền tác giả hay còn gọi tắt là WCT ra đời trên tinh thần Điều 20 của Công ước Berne 1886 nhằm mong muốn duy trì phát triển sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật một cách hiệu quả và đồng bộ nhất. WCT kế thừa sự ảnh hưởng sâu rộng của sự phát triển và thành tựu của công nghệ tin học và truyền thông đối với việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Hiệp ước quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WCT), được ký kết tại Geneva ngày 20/12/1996. Nó mở rộng việc phê chuẩn, chấp thuận gia nhập cho các quốc gia thành viên của Wipo và Cộng đồng Châu Âu (EC). Hiệp ước gồm có phần mở đầu và 25 điều. Trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả Hiệp ước đề cập tới: chương trình máy tính, không phân biệt cách thức và hình thức thể hiện chúng; và sưu tập dữ liệu dưới bất kì hình thức nào, với sự lựa chọn và sắp xếp nội dung tạo thành những sáng tạo trí tuệ. Về các quyền của tác giả, Hiệp ước đề cập đến 3 quyền: quyền phân phối; quyền cho thuê; quyền truyền thông công cộng. Trừ các hạn chế và ngoại lệ cụ thể, các quyền này là các quyền độc quyền.
Quyền phân phối là quyền cho phép cung cấp bản gốc hoặc bản sao tác phẩm tới công chúng thông qua việc bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu khác;
Quyền cho thuê là quyền cho phép cho thuê thương mại các bản gốc và bản sao chương trình máy tính, tác phẩm điện ảnh.
Quyền truyền đạt tới công chúng là quyền đưa tới công chúng thông qua phương thức truyền cáp hoặc truyền sóng, bao hàm cả việc tạo ra sự sẵn có tác phẩm để công chúng có thể truy cập tại bất kì địa điểm, thời gian do họ lựa chọn.
Hiệp ước ràng buộc các quốc gia thành viên quy định quyền áp dụng biện pháp tự bảo vệ quyền, chống lại việc dỡ bỏ, phá hủy các biện pháp công nghệ, các thông tin quản lí quyền. Hiệp ước ràng buộc quốc gia thành viên về việc thông qua các biện pháp cần thiết, để bảo đảm áp dụng Hiệp ước, phù hợp với hệ thống pháp lí của quốc gia mình. Đặc biệt là, quốc gia thành viên bảo đảm các thủ tục cưỡng chế phải được đáp ứng các biện pháp thực thi mau lẹ, để ngăn chặn vi phạm và cản trở đối với những vi phạm tiếp theo. Hiệp ước có quy định lập Đại hội đồng của các quốc gia thành viên với nhiệm vụ chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc duy trì và phát triển hiệp ước, và giao cho Văn phòng quốc tế của Wipo các nhiệm vụ quản lí liên quan đến Hiệp ước. Những khuyến nghị, các nguyên tắc hướng dẫn và các quy định nhìn chung dựa trên việc giải thích các quy tắc quốc tế hiện hành, cụ thể là Công ước Berne góp phần vào sự phát triển bản quyền tác giả trên toàn thế giới [31, tr.270].
Hiện nay, Hiệp ước có 70 nước thành viên. Tại thời điểm này Việt Nam chưa tham gia Hiệp ước WCT. Về mục đích bảo hộ quyền tác giả, Công ước WCT nhấn mạnh quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng, không bảo hộ nội dung ý tưởng (Điều 2). Về đối tượng bảo hộ, Công ước quy định các tác phẩm được bảo hộ bao gồm cả chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu. Về nội dung, một số quyền tác giả như quyền phổ biến tác phẩm, quyền cho thuê tác phẩm cũng được làm rõ (Điều 6, Điều 7). Các nước thành viên được phép quy định các hành vi sử dụng hạn chế theo luật của nước mình, miễn không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm và ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 10). Các nước thành viên còn phải bảo hộ “quyền quản lý thông tin” về tác giả, như mã số băng đĩa nhạc, điều kiện sử dụng tác phẩm, v.v… (Điều 12). Tên miền trên internet (Domain name) cũng được coi như một công cụ quản lý thông tin. Mọi hành vi sửa đổi thông tin về tác giả, hay lưu hành các tác phẩm bị