1.5.1 .Vai trò của việc bảo hộ bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
3.2. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam bảo hộ quyền
giả đối với tác phẩm âm nhạc
Giai đoạn trước năm 1946, Ở Việt Nam Đảng và Nhà nước ta chưa xác định rõ vai trò của tài sản trí tuệ và bảo hộ quyền tác giả là một trong những yếu tố quan trọng trong xây dựng nền kinh tế thị trường. Ngay từ bản hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận những quyền cơ bản của công dân liên
quan đến quyền tác giả, thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về con người. Đó là
quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân; là việc Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi của trí thức; tôn trọng quyền tư hữu tư nhân về tài sản. Tư tưởng lập
pháp đó đã tiếp tục được thể hiện tại Hiến pháp 1959, 1980 và Hiến pháp 1992 đang có hiệu lực thi hành. Năm 1986 với Nghị định số 142/HĐBT ngày 14 tháng 11 năm 1986, lần đầu tiên ở Việt Nam, một văn bản riêng biệt về quyền tác giả đã được ban hành với một số quy định cơ bản, ban đầu về quyền tác giả với sự giúp đỡ của hãng VAB (hãng bảo hộ quyền tác giả thuộc Liên Xô trước đây). Trước yêu cầu của phát triển, ngày 02 tháng 12 năm 1994, Ủy Ban thường vụ Quốc hội khóa IX đã thông
qua Pháp lệnh về quyền tác giả. Tại kỳ họp thứ 8 Khóa IX, ngày 28 tháng 10 năm 1995, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ Luật Dân sự, trong đó có các quy định về quyền tác giả. Với 36 Điều quy định riêng về quyền tác giả tại Chương I, Phần thứ 6 Bộ Luật Dân sự, đã điều chỉnh các quan hệ dân sự về quyền tác giả trong điều kiện đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc ra đời của Bộ Luật Dân sự, với các quy định về quyền tác giả là một bước tiến dài về hoạt động lập pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực này, có sự giúp đỡ của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Nó đã tiếp thu những giá trị tiến bộ từ những văn bản pháp luật đã qua kiểm nghiệm trong cuộc sống, về cơ bản phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới. Đồng thời nó đã phản ánh được xu thế phát triển quyền tác giả ở Việt Nam. Nhìn chung, ta có thể so sánh được sự bảo bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới. Trong khi đó các nước trên thế giới pháp luật về sở hữu trí tuệ đã được hình thành và phát triển khá sớm, như là Đạo luật của Nữ hoàng Anne 1709 về quyền tác giả, hệ thống luật Anh - Mỹ về quyền tác giả được gọi là luật sao chép (copyright, hay bản quyền), hay hệ thống luật Lục địa về quyền tác giả và các giá trị nhân thân của tác giả. Khi mà năm 1886 các nước đã ký các Công ước quốc tế, thì ở Việt Nam mãi đến năm 1986 chỉ có Nghị định số 142/HĐBT đã đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển lĩnh vực quyền tác giả, trong đó có hệ thống quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả. Tuy ở mức độ sơ khai, đơn giản nhưng hoạt động quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả được đề cập trong nghị định này và các văn bản hướng dẫn thi hành nghị định sau đó. Năm 1994, Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả và năm 1995 Quốc hội ban hành Bộ luật dân sự trong đó có chương I phần thứ 6 điều chỉnh về quyền tác giả. Về tổng thể, các nguyên tắc và quy định cơ bản về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự đã thiết lập hoặc làm cơ sở để thiết lập một hệ thống phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, dựa trên công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật, Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, người ghi âm và tổ chức phát sóng. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, có không ít vấn đề,
khiếm khuyết đã bộc lộ trong quá trình thực hiện các quy định của Bộ luật dân sự về quyền tác giả. Một mặt, đó là sự chưa phù hợp với các chuẩn mực quốc tế hiện tại, mặt khác chưa cập nhật những bước quan trọng trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan. Vì vậy, trước năm 2005 chưa có Luật chuyên ngành, pháp luật về sở hữu trí tuệ về quyền tác giả chủ yếu được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân Sự 1995 và các văn bản dưới luật. Nghị định 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự. Nghị định này ra đời chỉ đề cập đến quyền tác giả dưới gốc độ dân sự. Các vấn đề khác có liên quan đến quyền quản lý nhà nước như việc xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả, Nghị định 31/CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin. Để khắc phục và xử lý nghiêm minh tình trạng xâm phạm quyền tác giả, đồng thời đưa ra các thủ tục đăng ký, chế độ lệ phí đăng ký quyền tác giả nhằm bảo đảm quyền của tổ chức, cá nhân khi có tranh chấp xảy ra, Thông tư 166/1998/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 1998 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ thu lệ phí đăng ký quyền tác giả.
Những năm cuối thế kỷ XX, sự phát triển của nền kinh tế thế giới hướng theo những xu thế mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đưa con người tiến những bước nhảy vọt. Trước những xu thế hội nhập Quốc tế mạnh mẽ, trước những tác động khách quan của nền kinh tế Thế giới và những yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Đất nước. Vì vậy, trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã xác định tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ cũng như thúc đẩy quá trình phát triền nền kinh tế của đất nước, và ngày 14 tháng 6 năm 2005, Bộ luật dân sự đã được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 7. Trong đó quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ được quy định tại phần thứ sáu với ba chương, từ Điều 736 đến Điều 757. Sau đó ngày 19 tháng 11 năm 2005, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật sở hữu trí tuệ với 6 phần, 18 chương, 222 điều. Và năm 2005 là năm đánh dấu những thành tựu to lớn trong tiến trình đổi mới hệ thống pháp luật của nước ta, cùng lúc ra đời Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Bộ luật dân sự 2005 đã pháp điển hóa những quy định về quyền tác giả
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, sản phẩm trí tuệ... Trong đó lĩnh vực văn học, nghệ thuật bảo đảm tự do dân chủ cho mọi hoạt động sáng tạo, tạo điều kiện để phát huy hiệu quả lao động nghệ thuật, làm tăng giá trị tư tưởng, giá trị lịch sử hoặc các giá trị văn hóa khoa học khác. Chỉ gồm những quy định ở mức độ nguyên tắc về quyền tác giả và dành các quy định chi tiết hơn cho Luật sở hữu trí tuệ với ý nghĩa là văn bản pháp luật chuyên biệt về sở hữu trí tuệ. Bên cạnh, kể từ khi Luật sở hữu trí tuệ 2005 ra đời, thì mảng pháp luật về sở hữu trí tuệ được điều chỉnh chủ yếu bởi các văn bản, Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, đã được sửa đổi và bổ sung bằng nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2011. Được coi là bước tiến mới trong công cuộc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ngành lập pháp nước ta. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về SHTT, được sửa đổi bổ sung Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010.
Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng vào sự phát triển trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng, Luật sở hữu trí tuệ 2005 còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót. Xuất phát từ việc tổng kết thi hành đồng thời để phù hợp với yêu cầu hội nhập, ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Các nội dung sửa đổi bao gồm một số nội dung quyền của quyền tác giả, quyền liên quan và quyền đối với giống cây trồng phù hợp các Công ước quốc tế, thủ tục xác lập quyền Sở hữu công nghiệp và một số điều khoản liên quan đến chính sách về sở hữu trí tuệ và thực thi. Luật sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu phát sinh của thực tiễn, phù hợp hơn với các Điều ước quốc tế, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền Việt Nam bình đẳng với các chủ thể quyền của các nước thành viên các Điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, các văn bản luật có các điều khoản liên quan cũng được ban hành nhằm tạo một hành lang pháp lý vững chắc như: Bộ luật Hình sự (điều 170a) năm 2009; Luật
Hải quan 2005, Luật xử lý phạt vi phạm hành chính 2012; Luật Điện ảnh 2006, Luật công nghệ thông tin 2006; Luật chuyển giao công nghệ 2006; Luật Đầu tư 2005…
Năm 2013, Cục Bản quyền tác giả đã chủ trì tổ chức soạn thảo và hoàn thiện dự thảo Nghị định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan” thay thế Nghị định số 47/2009/NĐ-CP. Nghị định đã được chính phủ ký ban hành (số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013). Nghị định gồm 4 chương, 43 điều sửa đổi, bổ sung một số hành vi vi phạm; điều chỉnh mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả để phù hợp với thực tiễn và các quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định đủ sức giáo dục và răn đe. Điều quan trọng tiếp theo là việc thực thi với tinh thần trách nhiệm cao và nghiêm minh của các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương tới địa phương.
Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định “Quy định về nhuận bút, thù lao nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác. (số 21/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015). Nghị định này cùng với Nghị định số 18/2014/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản là thay thế hoàn toàn Nghị định 61/2002/NĐ-CP trước kia về chế độ nhuận bút. Nghị định đã sửa đổi, bổ sung một số nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP cho phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ và thực tiễn: nguyên tắc thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu với nhau; nguyên tắc đảm bảo nhuận bút cho không chỉ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm phái sinh mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng. Với những sửa đổi, bổ sung phù hợp với hệ thống pháp luật và điều kiện thực tiễn, mang tính khả thi cao hơn, Nghị định còn nhằm tạo dư luận xã hội quan tâm hơn nữa đến vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng vẫn còn mới mẻ và rất phức tạp tại Việt Nam. Từ đó, những người sáng tạo yên tâm hơn trong hoạt động sáng tạo, nhà sử dụng yên tâm khai thác, sử dụng quyền tác giả để có được các sản phẩm giá trị về tư
Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan sau 5 năm thực hiện (2008-2014) cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Theo tinh thần của Chỉ thị, Cục Bản quyền tác giả cũng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết 5 năm thực hiện Chị thị 36 tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/5/2014. Hoàn thiện Báo cáo tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi các Bộ, ngành, địa phương ngày 11/07/2014. Các hoạt động bảo hộ bản quyền đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Các tổ chức, cá nhân đã từng bước thực hiện nghĩa vụ pháp lý khi khai thác, sử dụng bản quyền. Một số địa phương đã triển khai sâu rộng tới các đối tượng có quyền và nghĩa vụ liên quan, đặc biệt là các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Tuy nhiên việc triển khai chưa “quyết liệt” như tinh thần Chỉ thị, vì vậy kết quả chưa thực sự đồng đều giữa các địa phương, bộ, ngành. Một số bộ ngành chưa kiên quyết chỉ đạo các tổ chức trực thuộc sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện nghĩa vụ pháp lý. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện báo cáo định kỳ về việc thực hiện Chị thị của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, xét một cách tổng thể, Luật sở hữu trí tuệ dù ở phạm vi bảo hộ ở quốc gia hay quốc tế, phải bảo vệ lợi ích của người sáng tạo, sở hữu các tài sản sở hữu trí tuệ, đồng thời cũng nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. Việc đảm bảo cân bằng các lợi ích này là một quy tắc cốt yếu và là một “mục tiêu lí tưởng” cho mọi hệ thống chính sách về sở hữu trí tuệ.