1.5.1 .Vai trò của việc bảo hộ bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
3.1. Bài học kinh nghiệm từ các nƣớc với pháp luật Việt Nam
3.1.1. Bài học từ Hàn Quốc
Trước tiên, phải nhìn nhận rằng thay vì quy định dàn trải tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, những quy định về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đều được ghi nhận tại Luật quyền tác giả Hàn Quốc. Là một quốc gia có nền âm nhạc phát triển đi cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ kỹ thuật số, việc bảo hộ quyền tác giả ở Hàn Quốc cũng đòi hỏi được quy định cụ thể và chặt chẽ, đặc biệt là đối với việc xử lý các hành vi vi phạm về quyền tác giả, những quy định này được ghi nhận tại Chương XI Luật quyền tác giả Hàn Quốc năm 2006.
Đối với các hành vi vi phạm về quyền tác giả, các biện pháp hình sự đi kèm với biện pháp hành chính được áp dụng tùy theo mức độ vi phạm:
- Bất cứ người nào xâm phạm quyền sở hữu của tác giả hoặc các quyền liên
quan được bảo vệ trong luật này về tái sản xuất, trình diễn công cộng, truyền đạt tới công chúng, triển lãm, phân phối, cho thuê, hoặc sản xuất một tác phẩm phái sinh, có thể bị phạt tù không quá 5 năm hoặc không quá 50 triệu won, hoặc cả hai.
- Pháp luật Hàn Quốc dặt biệt coi trọng quyền nhân thân của tác giả hay
người biểu diễn, và đặt ra các quy phạm điều chỉnh vấn đề này, theo đó “bất kỳ người nào đã vi phạm về quyền tác giả hoặc quyền nhân thân (quyền tinh thần) của nghệ sĩ biểu diễn hoặc bôi nhọ danh dự của tác giả hay người biểu diễn có thể bị phạt tù không quá ba năm hoặc phạt tiền không quá 30 triệu won, hoặc cả hai”. Mức phạt này cũng áp dụng với trường hợp người nào đó xâm phạm quyền sản xuất bằng các phương tiện sao chép.
- Bên cạnh những quy phạm điều chỉnh về vi phạm đối với quyền tác giả,
phạt 10 triệu won đối với những vi phạm sau: thực hiện tác phẩm dưới tên thật hoặc bút danh của người khác; công khai trình diễn hoặc phân phối các bản sao dưới tên thật hoặc nghệ danh của một nghệ sĩ khác;…
So với pháp luật Việt Nam, pháp luật Hàn Quốc quy định chặt chẽ hơn về các chế tài đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Việc sử dụng các biện pháp hình sự nhằm nâng cao tính răn đe đối với các hành vi vi phạm, điều này góp phần nâng cao ý thức của người dân khi thực hiện các hành vi liên quan đến quyền tác giả.
Với một nền công nghiệp giải trí phát triển, đặc biệt là nền âm nhạc quốc gia, dịch vụ karaoke từ lâu đã phổ biến tại Hàn Quốc và trờ thành phương thức giải tỏa căng thẳng đối với dân Hàn Quốc. Việc phát triển dịch vụ karaoke tràn lan cũng dẫn tới yêu cầu cấp thiết siết chặt hệ thống quy phạm pháp luật bảo hộ đối với tác phẩm âm nhạc được sử dụng trong dịch vụ này. Trên thực tế, việc kinh doanh dịch vụ karaoke đem lại lợi nhuận cho người kinh doanh và đòi hỏi các bài hát phải có bản quyền và không thể được sử dụng một cách phổ biến nếu không có sự cho phép của nhạc sĩ.
Những công nghệ hiện đại cũng góp phần phát triển nền kinh tế và còn tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ và phát triển văn hóa. Các máy hát karaoke xuất hiện ở nhiều nơi như xe lửa, tàu điện ngầm và các tác phẩm âm nhạc ngày càng được sử dụng rộng rãi tuy nhiên không phải hầu hết đều có bản quyền.
Hiệp hội quyền tác giả âm nhạc Hàn Quốc (KMCA) thiết lập một chế độ thu phí tiền bản quyền các tác phẩm âm nhạc riêng đối với từng đối tượng, mục đích khác nhau như: sử dụng phát sóng, đăng tải lên website, biểu diễn công cộng, ghi âm, chuyển giao, tái sản xuất, phân phối… Đối với các phòng karaoke, những địa điểm vui chơi giải trí, các quán bar, trong những năm gần đây, pháp luật Hàn Quốc đã đẩy cao mức thu phí bản quyền đối với các đỉa điểm kinh doanh dịch vụ này. Sau quá trình đàm phán với hiệp hội karaoke, hiệp hội giải trí,… KMCA đã đạt được mục tiêu tăng tiền bản quyền cho các phòng karaoke, các quán bar vui chơi giải trí, hay có sử dụng âm nhạc và thiết lập tiền bản quyền ở mức hợp lý phù hợp với mức lợi nhuận mà các địa điểm kinh doanh này thu lại được. Không những thế, KMCA còn thu
thập dữ liệu về việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc Hàn Quốc tại Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á thông qua các văn phòng liên lạc đặt tại Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan và tiến hành không ít hội thảo để bảo vệ các tác phẩm âm nhạc của Hàn Quốc trên các quốc gia này. Từ đó, KMCA thúc đẩy việc thu tiền bản quyền các tác phẩm âm nhạc của Hàn quốc được sử dụng trong dịch vụ karaoke ở Việt Nam, Indonesia, và các quốc gia khác. Có thể thấy rằng KMCA đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc bảo hộ tối đa quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc của quốc gia mình.
So sánh cách thức và mức biểu phí bản quyền âm nhạc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke tại Việt Nam, thì Hàn Quốc thực hiện một cách chặt chẽ và khắt khe hơn. Mức thu phí bản quyền đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, máy karaoke, hay thiết bị ca hát sử dụng tại nhà đều được quy định. Mức phí được áp dụng cho các bài hát mới và những bài hát cũ hơn là khác nhau, đối với từng loại, mức thu phí được tính trên tỉ lệ mỗi bài hát được lựa chọn và số lần bài hát được chơi. Việc thu phí bản quyền được thực hiện theo từng tháng thay vì trong một năm như ở Việt Nam. Điều này đảm bảo một cách chặt chẽ quyền lợi của chủ sở hữu quyền tác giả và đồng thời cũng kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở kinh doanh như kinh doanh dịch vụ karaoke.