CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Các giải pháp quản lý hoạt động dịch vụ củaTrung tâm Quy hoạch và
Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia
4.3.1. Giải pháp tăng cường quản lý bằng các nguồn nhân lực
Từ thực trạng về cán bộ quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm nói trên, có thể thấy việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ thực hiện công tác quản lý hoạt động dịch vụ cần phải đƣợc chú trọng hơn nữa.
Chất lƣợng cán bộ, viên chức, ngƣời lao động quyết định đến việc thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả công việc và nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm. Điều này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động, sáng tạo của nhân viên. Để nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động dịch vụ thì cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn, đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành.Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của Trung tâm. Với thực trạng nhân lực hiện nay, Trung tâm nên tập trung vào một số phƣơng diện sau:
- Thực hiện Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia. Đây là đề án đã đƣợc xây dựng công phu, xem xét đến các yếu tố nhân lực và bố trí phù hợp ở các vị trí, do vậy có thể đem lại những hiệu quả nhất định khi triển khai thực hiện.
- Lãnh đạo Trung tâm và lãnh đạo phòng ban, đơn vị cần bám sát thực tiễn các vấn đề về tài nguyên nƣớc của địa phƣơng, của đất nƣớc, nắm bắt nhanh những diễn biến mới phát sinh liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nƣớc, để tìm kiếm cơ hội ký kết đƣợc các hợp đồng dịch vụ.
- Lãnh đạo các phòng ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc Trung tâm: Hiện nay đã đƣợc bố trí đúng trình độ chuyên môn, hiểu biết và khả năng quản lý tốt về lĩnh vực, đơn vị công tác. Tuy nhiên, cần phải nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể tham khảo đƣợc tài liệu nƣớc ngoài cho công việc chuyên môn.
- Lực lƣợng cán bộ kỹ thuật:
Để quản lý đƣợc các hoạt động dịch vụ thì Trung tâm phải có lực lƣợng cán bộ kỹ thuật hùng hậu và có kinh nghiệm về lĩnh vực tài nguyên nƣớc. Là đơn vị có bề dày về địa chất thủy văn, nhƣng lĩnh vực điều tra, đánh giá nguồn nƣớc mặt, quy hoạch và dự báo tài nguyên nƣớc thì còn thiếu. Do vậy cần phải có hình thức đào tạo thích hợp bổ sung kiến thức cho đội ngũ trên, ngoài ra bổ sung, điều chuyển, tuyển chọn các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực điều tra, đánh giá nguồn nƣớc mặt, quy hoạch và dự báo tài nguyên nƣớc. Hiện nay đây là vấn đề rất quan trọng đối với Trung tâm và các đơn vị trực thuộc, bởi việc tuyển dụng đƣợc cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn tốt rất khó, mức lƣơng cấp bậc hiện nay không đủ hấp dẫn đối với các cán bộ giỏi.
Quy hoạch tài nguyên nƣớc là lĩnh vực còn mới đối với Việt Nam, kinh nghiệm lập quy hoạch của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra TNN quốc gia chƣa nhiều, do vậy phải kiện toàn tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch tài nguyên nƣớc.
Trong điều kiện nguồn kinh phí dành cho đào tạo của Trung tâm còn hạn hẹp, cần phải tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án ODA đang thực hiện để đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, tranh thủ tham dự những hội nghị, hội thảo chuyên môn và các khóa đào tạo ngắn hạn đƣợc hỗ trợ kinh phí.
Tổ chức các cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ, ứng xử văn hóa công sở và các vấn đề xã hội khác, qua đó có thể khen thƣởng, khích lệ và cũng rút ra những yếu kém để có biện pháp cải thiện kịp thời.
4.3.2. Giải pháp tăng cường quản lý bằng các hoạt động quảng bá về Trung tâm
- Đẩy mạnh hoạt động thông tin quảng cáo, tuyên truyền mạnh mẽ về các hoạt động và sản phẩm của Trung tâm trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để các khách hàng có đủ thông tin để xem xét, lựa chọn đối tác.
- Từ khi thành lập Trung tâm thƣờng phải đi thuê và mƣợn trụ sở, do vậy đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc đàm phán và ký kết các hợp đồng với khách hàng. Cuối năm 2014, Trung tâm đã xây dựng xong trụ sở với tòa nhà 9 tầng bề thế, khang trang, do vậy cần phải có đầu tƣ để tạo dựng hình ảnh Trung tâm chuyên nghiệp: có logo, biển hiệu riêng và trang phục riêng cho nhân viên mang bản sắc của đơn vị, để tạo nên hình ảnh ấn tƣợng cho khách hàng về Trung tâm khi đến thăm, làm việc và mở ra các hợp đồng ký kết trong tƣơng lai, đặc biệt trong việc hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài nguyên nƣớc với các nƣớc trên thế giới.
- Trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia là một đơn vị có truyền thống 50 năm thực hiện hầu hết các công trình dự án lớn của nhà nƣớc, chính vì vậy đẩy mạnh công tác quản bá về Trung tâm để ngƣời dân và các tổ chức khác biết đến chức năng nhiệm vụ của đơn vị là một quyết sách hợp lý để tăng cƣờng các hoạt động dịch vụ tự tìm kiếm của Trung tâm.
- Để hỗ trợ quản lý hoạt động dịch vụ, Trung tâm đã có nhiều biện pháp để khuyến khích các cá nhân, tập thể chủ động tìm kiếm công việc, đặc biệt là có chế độ chi thƣởng tìm kiếm các hoạt động dịch vụ: Cán bộ, viên chức Trung tâm tích cực trong việc tìm kiếm các hợp đồng dịch vụ tự tìm kiếm để
Trung tâm ký kết thực hiện, hàng năm căn cứ vào kết quả thực hiện của từng hợp đồng dịch vụ đƣợc ký, Trung tâm tăng dần trích thƣởng cho ngƣời có công tìm kiếm dịch vụ để khuyến khích ngƣời lao động. Bên cạnh đó đƣa ra những cơ chế riêng cho những đối tƣợng không phải là cán bộ công nhân viên từ đó tận dụng đƣợc các mối quan hệ trong tìm kiếm các hoạt động dịch vụ tự tìm kiếm của mình.
4.3.3. Giải pháp quản lý bằng nâng cấp trang thiết bị và công nghệ, liên kết thực hiện hoạt động dịch vụ thực hiện hoạt động dịch vụ
Hiện nay, Trung tâm đã có dự án trình Bộ TNMT về “Tăng cƣờng năng lực trang thiết bị phục vụ thi công các công trình nghiên cứu, điều tra quy hoạch tài nguyên nƣớc cho các Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc” do hiện trạng máy móc thiết bị phục vụ công tác điều tra, quy hoạch tài nguyên nƣớc của các đơn vị toàn Trung tâm đã cũ, hỏng, một số đơn vị mới thành lập thiết bị, tài sản thiếu.
Trung tâm có nhiều Ban, đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, nên việc đầu tƣ trang thiết bị phù hợp với công việc khác nhau là cần thiết. Tuy nhiên, thực tế có nhiều công việc lại cần những công cụ giống nhau, do đó khi đầu tƣ cần cân nhắc, lựa chọn giữa yêu cầu công việc, tần suất sử dụng thiết bị, mức độ ƣu tiên để lựa chọn chủng loại, số lƣợng thiết bị cho phù hợp. Cần tránh sự đầu tƣ dàn trải, chia đều cho các đơn vị, sẽ gây nên việc tránh lãng phí không cần thiết.
Tập trung đầu tƣ những trang thiết bị thực sự cần thiết phục vụ cho công tác quy hoạch tài nguyên nƣớc, công tác điều tra, phân tích, đo đạc, khảo sát, đánh giá trữ lƣợng với tất cả các nguồn nƣớc dƣới đất, nƣớc mặt, nƣớc mƣa; cũng nhƣ công tác bảo vệ nguồn nƣớc tránh bị ô nhiễm ảnh hƣởng đến đời sống dân sinh và kinh tế - xã hội.
Trung tâm đề nghị Bộ đấy nhanh thực hiện giao cơ chế tự chủ về tài sản đối với các đơn vị sự nghiệp, từ đó các đơn vị sự nghiệp tự trích khấu hao trong đơn giá để tiền hành tái đầu tƣ, sửa chữa các thiết bị đã hƣ hỏng
Trung tâm đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hàng năm phải có kế hoạch trích khấu hao nguồn tải sản của mình đang sử dụng cho các hoạt động tự tìm kiếm để tạo nguồn cho công tác sửa chữa đại tu các máy móc đó.
Đẩy nhanh theo cơ chế thị trƣờng về việc sử dụng các thiết bị máy móc trong hoạt động dịch vụ đó là có thể hợp tác liên doanh với các đơn vị cung cấp các thiết bị chuyên dụng để thuê khoán khi có các hợp đồng dịch vụ lớn sử dụng đến các loại máy móc đó thì thuê thời vụ để tiết kiệm chi phí đầu tƣ mua thiết bị.
4.3.4. Giải pháp đề xuất xây dựng các Văn bản quy phạm pháp luật, Văn bản pháp quy về tài nguyên nước bản pháp quy về tài nguyên nước
Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nƣớc chƣa đầy đủ và hoàn thiện, do vậy Trung tâm Quy hoạch và Điều tra TNN quốc gia cần chủ động việc tƣ vấn xây dựng chính sách về tài nguyên nƣớc thông qua việc chủ độngđề xuất xây dựng các văn bản, chính sách pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ và quản lý hoạt động dịch vụ của đơn vị, cụ thể:
- Hoàn thiện xây dựng Thông tƣ quy định kỹ thuật lập quy hoạch tài nguyên nƣớc.
- Xây dựng Thông tƣ hƣớng dẫn quan trắc tài nguyên nƣớc mặt; Quy định hƣớng dẫn thông báo, dự báo cảnh báo tài nguyên nƣớc mặt và nƣớc dƣới đất; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sai số dự báo mực nƣớc.
- Xây dựng các văn bản hƣớng dẫn kỹ thuật trong quy hoạch, điều tra đánh giá, quan trắc và dự báo tài nguyên nƣớc, trong đó tập trung: khoanh vùng, khoanh đới bảo vệ tài nguyên nƣớc, xác định dòng chảy tối thiểu...
4.3.5.Giải pháp xây dựng định hướng Chiến lược quản lý hoạt động của Trung tâm
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra TNN quốc gia đã thành lập và phát triển đƣợc 9 năm, đến nay Trung tâm đã xây dựng và ban hành đƣợc Chiến lƣợc phát triển của Trung tâm.
Chiến lƣợc của Trung tâm là giữ vững truyền thống và làm tốt về hoạt động dịch vụ công và tăng cƣờng hơn nữa các hoạt động dịch vụ tự tìm kiếm. Việc quản lý tốt các hoạt động dịch vụ này là sự sống còn trong việc phát triển Trung tâm trong giai đoạn tới.
Cùng với sự phát triển và hội nhập xu hƣớng xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công là rất rõ rang, để tồn tại và phát triển Trung tâm cũng phải gắn mình thành một doanh nghiệp để từng bƣớc vững chắc tiến hành cạnh tranh trong các hoạt động dịch vụ của mình kể cả hoạt động dịch vụ công.
Một đơn vị muốn hoạt động tốt thì phải xây dựng đƣợc những mục tiêu, kế hoạch hành động với những chiến lƣợc cụ thể, rõ ràng. Chiến lƣợc cần đƣợc xây dựng trên nền tảng các kết quả đã đạt đƣợc, các kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu môi trƣờng cạnh tranh, môi trƣờng công nghệ, nguồn nhân lực của đơn vị. Do vậy trong thời gian tới Trung tâm phải tập trung thực hiện chiến lƣợc phát triển của Trung tâm để có những nền tảng quan trọng và chính xác cho việc điều hành, quản lý, đề xuất nhiệm vụ nhà nƣớc giao, đặt hàng và tìm kiếm ký kết các hợp đồng dịch vụ.