CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu:
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp:
Phân tích trƣớc hết là phân chia quản lý hoạt hoạt động dịch vụ của Trung tâm thành 02 loại (quản lý hoạt động dịch vụ công và quản lý hoạt động dịch vụ tự tìm kiếm), sau đó phân chia thành 04 mảng dịch vụ chính để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó hiểu đƣợc từng đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn từ những yếu tố bộ phận ấy. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cũng nhƣ tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từng mặt nghiên cứu.
2.2.2. Phƣơng pháp thống kê so sánh:
Là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một tiêu chí cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích báo cáo tài chính của Trung tâm, qua đó có thể đánh giá đƣợc tốc độ tăng trƣởng của đơn vị.
Thống kê và so sánh là hai phƣơng pháp đƣợc sử dụng song hành với nhau trong luận văn. Các phƣơng pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia.
Thống kê mô tả là phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu, ở đây chính là quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia.
Phƣơng pháp này dùng để hệ thống hoá tài liệu bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân để phân tích tình hình biến động của hiện tƣợng theo thời gian. Tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến công tác quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia..
Các phƣơng pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu đƣợc chính xác, phân tích tài liệu đƣợc khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh đƣợc đúng nội dung cần phân tích. Sau khi số liệu đƣợc tổng hợp và phân tích chúng ta có thể sử dụng phƣơng pháp này để so sánh các số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân... để chúng ta thấy đƣợc sự phát triển của sự vật hiện tƣợng qua các mốc thời gian, không gian và từ đó có thể suy rộng ra đƣợc vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp so sánh đƣợc tác giả sử dụng khá triệt để
trong Chƣơng 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia. Việc phân tích thực trạng dựa trên các kết quả dự án chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng phƣơng pháp so sánh để rút ra nhận xét về quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia có hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, việc tính toán và so sánh kết quả đạt đƣợc của các đầu ra so với kế hoạch cũng giúp tác giả có một cái nhìn toàn diện, để từ đó đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả hơn trong các năm tiếp theo.
Trong luận văn, sau khi thu thập dữ liệu tác giả sẽ thống kê số liệu về hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia trong các năm từ 2011 đến năm 2015, trên cơ sở đó tác giả so sánh đánh giá theo số tuyệt đối, theo số tƣơng đối, theo chiều ngang, chiều dọc giữa các năm và trong cùng một năm để đánh giá thực trạng công tác quản lý dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia.
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hóa
Kết hợp với việc phân tích tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hóa. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Tác giả tổng hợp các lý thuyết liên quan về quản lý hoạt động dịch vụ. Thu thập thông tin về thực tế công tác quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia. Tác giả thu thập các thông tin, số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu của đề tài từ các Quyết định giao vốn ngân sách nhà nƣớc; Báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ; Báo cáo Tài chính hàng năm; Báo cáo công tác hàng năm của Trung tâm từ năm 2010 – 2015 kết hợp với thông tin sơ cấp qua trao đổi, tìm hiểu trực tiếp công tác
quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia.
Qua các số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM