Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Trang 85 - 93)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá việc quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và

3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

3.3.2.1. Tồn tại

Hiện nay Trung tâm Quy hoạch và Điều tra TNN quốc gia đã chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động dịch vụ, tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt đƣợc, việc quản lý hoạt động dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ tự tìm kiếm của Trung tâm còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế:

Thứ nhất, nguồn nhân lực của Trung tâm chủ yếu có chuyên môn về địa chất thủy văn, địa chất, địa chất công trình, do vậy kéo theo việc thực hiện loại hình hoạt động dịch vụ (cả dịch vụ công và dịch vụ tự tìm kiếm) của Trung tâm tập trung chủ yếu vào lĩnh vực truyền thống của đơn vị là lĩnh vực điều tra, đánh giá bảo vệ TNN, trong khi loại hình hoạt động dịch vụ quy hoạch TNN phát triển chƣa cao.

Đặc biệt việc xây dựng đề xuất với Bộ TNMT để đƣợc giao thực hiện hoạt động quy hoạch TNN còn hạn chế, trong khi quy hoạch TNN là nhiệm vụ quan trọng gắn với tên của Trung tâm, với sứ mệnh của Trung tâm. Đồng thời, các nhiệm vụ về công tác điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc mặt chƣa nhiều (mới thực hiện 05 dự án), nghĩa là hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc mặt theo quy định tại Điều 12 Luật Tài nguyên nƣớc mới chỉ đƣợc thực hiện ¼ hoạt động là điều tra, đánh giá tài nguyên nƣớc. Nội dung hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nƣớc cũng mới chỉ đƣợc thực hiện 3/8 nội dung theo quy định. Công tác điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc dƣới đất: chƣa có quy hoạch, kế hoạch trung và dài hạn.

Đối với hoạt động dịch vụ tự tìm kiếm thƣờng chỉ tập trung vào hoạt động thế mạnh là địa chất thủy văn- địa chất công trình, chƣa có kế hoạch, chiến lƣợc dài hạn để phát triển hoạt động một cách quy mô, liên vùng, liên tỉnh.

Thứ hai, hoạt động quảng bá về hoạt động của Trung tâm và các đơn vị chƣa đƣợc đầu tƣ nhiều. Đa phần các đơn vị chỉ nghiên cứu đề xuất thực hiện

nhiệm vụ nhà nƣớc và tìm kiếm ký kết các hợp đồng dịch vụ trên phạm vi địa bàn đóng trụ sở hoặc với các khách hàng truyền thống, chƣa có nhiều bƣớc đột phá trong mở rộng thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng các nƣớc lân cận, mới chỉ dừng lại ở tìm hiểu thị trƣờng. Các đơn vị ở phía Nam rất năng động và nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trƣờng.

Thứ ba, trang thiết bị của Trung tâm khá lớn xong các thiết bị quá cũ, chƣa đƣợc trang bị mới.

Số lƣợng máy khoan theo trình độ công nghệ, độ sâu có thể khoan đƣợc là 52 máy khoan (trong đó 15 máy tốt, 18 máy trung bình và 19 máy kém, hỏng).

Số lƣợng máy bơm: có 35 máy bơm các loại, gồm 25 máy nén khí các loại và 10 máy bơm chìm các loại (trong đó 16 máy tốt, 8 máy trung bình và 11 máy kém, hỏng).

Máy móc thiết bị phục vụ công tác kỹ thuật gồm: máy Địa vật lý, thiết bị trắc địa. Các máy địa vật lý hiện có của Trung tâm chỉ có ở 3 Liên đoàn quản lý và sử dụng tổng cộng có 14 cái trong đó có 6 cái đã quá cũ. Thiết bị trắc địa có 32 cái, trong đó 10 cái sử dụng tốt, 7 cái trung bình và 15 cái kém, hỏng.

Thiết bị phân tích thí nghiệm của các cơ sở phân tích thuộc Trung tâm có 19 cái, về công nghệ nhìn chung thuộc loại trung bình, có xuất xứ chủ yếu từ Liên Xô cũ.Ngoài ra còn có các máy phát điện và cơ khí, thiết bị vận tải phục vụ thi công; máy móc, thiết bị phục vụ thi công điều tra đánh giá nƣớc mặt (đo và quan trắc thuỷ văn; thiết bị tin học, văn phòng, phần mềm tin học…chỉ có khoảng 50% là có chất lƣợng tốt.

Đứng trƣớc thực trạng trang thiết bị của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia nhƣ trên, việc tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị là rất cần thiết và cấp bách, hoàn toàn phù hợp với các nhiệm vụ, chức năng và cơ sở pháp lý mà Trung tâm đƣợc quy định.Để Trung tâm duy trì và phát triển sản xuất trong những năm tới, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc Bộ Tài nguyên và

Môi trƣờng giao, cần phải đầu tƣ đổi mới thiết bị một cách đồng bộ, nhằm tăng cƣờng năng lực trang thiết bị cho công tác quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên nƣớc, và thực hiện các dịch vụ điều tra địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa chất môi trƣờng...Nếu không đƣợc tăng cƣờng năng lực trang thiết bị phục vụ cho công tác quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên nƣớc… thì chỉ vài tới năm các thiết bị hiện có cũng không thể sử dụng đƣợc nữa, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, chất lƣợng công việc và hiệu quả kinh tế.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, để đấu thầu, thực hiện đƣợc các dự án lớn thì trang thiết bị hiện có của đơn vị là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả các dự án.

Thứ tư, Thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc còn yếu và thiếu tính đồng bộ

Hệ thống văn bản pháp luật chƣa đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch. Trong quá trình thực hiện nếu có nhiều bật cập, kiến nghị sửa đổi thì cần phải đƣợc xem xét, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung ban hành cho phù hợp với thực tiễn.Năm 2013 là năm thứ 7 thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Thông tƣ số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 71/2006/TT- BTC, do vậy các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo cơ chế tự chủ quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã dần đi vào ổn định. Sau một thời gian thực hiện, Chính phủ đã yêu cầu đánh giá và hiện tuy nhiên dần lộ ra những bất cập trong hoạt động của các đơn vị.

Thứ năm, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra TNN quốc gia đã thành lập và phát triển đƣợc nhiều năm, tuy nhiên đến nay Trung tâm vẫn chƣa xây dựng và ban hành đƣợc Chiến lƣợc phát triển của Trung tâm.

Một đơn vị muốn hoạt động tốt thì phải xây dựng đƣợc những mục tiêu, kế hoạch hành động với những chiến lƣợc cụ thể, rõ ràng. Chiến lƣợc cần đƣợc xây dựng trên nền tảng các kết quả đã đạt đƣợc, các kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu môi trƣờng cạnh tranh, môi trƣờng công nghệ, nguồn nhân lực của đơn vị. Do vậy trong thời gian tới Trung tâm phải tập trung xây dựng Chiến lƣợc phát triển của Trung tâm để có những nền tảng quan trọng và chính xác cho việc điều hành, quản lý, đề xuất nhiệm vụ nhà nƣớc giao, đặt hàng và tìm kiếm ký kết các hợp đồng dịch vụ.

3.3.2.2. Nguyên nhân a) Nguyên nhân chủ quan

- Môi trường pháp lý

Các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, tiêu chuẩn, định mức lĩnh vực tài nguyên nƣớc còn thiếu, do vậy hạn chế việc thực hiện các lĩnh vực hoạt động dịch vụ:

+ Về Quy hoạch tài nguyên nƣớc:

Do chƣa có quy hoạch tài nguyên nƣớc chung của cả nƣớc và quy hoạch tài nguyên nƣớc lƣu vực sông, nguồn nƣớc liên tỉnh, cũng nhƣ chƣa có đầy đủ các hƣớng dẫn, quy định kỹ thuật lập quy hoạch tài nguyên nƣớc nên gây khó khăn trong việc triển khai lập quy hoạch, hạn chế về nguồn lực, số liệu, tài liệu cơ bản để thực hiện hoạt động dịch vụ về quy hoạch tài nguyên nƣớc.

+ Về Điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc:

Trong điều kiện có nhiều quan điểm mới về lĩnh vực tài nguyên nƣớc chƣa đƣợc nhất quán nên việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới để thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc mặt còn hạn chế.Thông tin, số liệu điều tra về công tác điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc dƣới

quản lý, chƣa hỗ trợ đƣợc nhiều cho việc thực hiện hoạt động dịch vụ hiện nay của Trung tâm.

+ Về Quan trắc tài nguyên nƣớc:

Hiện nay Văn bản pháp quy đối với quan trắc tài nguyên nƣớc mặt chƣa có văn bản nào quy định, hiện đang thực hiện theo quy định của ngành khí tƣợng thủy văn do vậy rất khó khăn cho việc thực hiện hoạt động dịch vụ về quan trắc, giám sát tài nguyên nƣớc mặt.

+ Về Dữ liệu thông tin điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc:

Hiện nay dự án xây dựng Cơ sở dữ liệu tích hợp quốc gia ngành tài nguyên môi trƣờng đang đƣợc xây dựng, tuy nhiên mới thực hiện bƣớc thu thập và chuẩn hóa dữ liệu quan trắc, do vậy khó khăn trong việc thu thập tài liệu liên quan để thực hiện hoạt động dịch vụ.

Về Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập:

Tại điểm c, khoản 1, Điều 18 về Tiền lƣơng, tiền công và thu nhập có quy định: “Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng, thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp không hạch toán riêng chi phí, đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định”, đây là điểm bất hợp lý khi đơn vị triển khai thực hiện, vì thực tế các đơn vị có hoạt động dịch vụ vẫn áp dụng theo chế độ tiền lƣơng trong doanh nghiệp nhà nƣớc.

- Môi trường kinh tế

Hiện nay chính sách cắt giảm chi tiêu công cũng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đề xuất nhiệm vụ của Trung tâm, trong đó có nhiều nhiệm vụ thực hiện phải kéo dài vì thiếu nguồn vốn.

Ngày nay, các nghiên cứu khoa học công nghệ đem lại nhiều máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại để thực hiện nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ do vậy Trung tâm cũng phải nghiên cứu, đầu tƣ thay đổi công nghệ, máy móc trang thiết bị để đáp ứng đƣợc với đòi hỏi của thị trƣờng, đặc biệt là việc ứng dụng các mô hình trong thực hiện các nhiệm vụ về điều tra tài nguyên nƣớc.

b) Nhân tố chủ quan

- Năng lực điều hành của lãnh đạo đơn vị

Việc quản lý hoạt động dịch vụ tại đơn vị phụ thuộc nhiều vào sự năng động của ngƣời lãnh đạo đứng đầu đơn vị. Đối với đơn vị có lãnh đạo tích cực và chủ động trong công việc thì sẽ tìm kiếm đƣợc nhiều hợp đồng hơn. Cơ chế, quy định tại từng đơn vị sẽ quyết định đến việc quản lý hoạt động dịch vụ tại đơn vị. Đặc công tác marketing, quảng bá cho hình ảnh đơn vị chƣa đồng bộ. Các hoạt động triển khai mang tính sự vụ nên chƣa tạo đƣợc sự thống nhất trong toàn đơn vị trong Trung tâm, từ đó hiệu quả của hoạt động mang lại chƣa cao.

Trung tâm chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc, kế hoạch cụ thể để quản lý hoạt động dịch vụ của toàn Trung tâm. Hiện tại các đơn vị tự lo tìm kiếm dịch vụ, chƣa có sự phối hợp đồng bộ từ đơn vị dự toán cấp II đến cấp III.

- Chất lượng nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực tại các đơn vị còn thiếu, chuyên môn và đào tạo về nƣớc dƣới đất (địa chất, khoáng sản) chiếm đa số, chƣa có kế hoạch bổ sung, đào tạo nguồn nhân lực về nƣớc mặt và quy hoạch, do vậy gặp khó khăn nhất định khi triển khai các hoạt động về mảng nƣớc mặt và quy hoạch tài nguyên nƣớc.

Bảng số 3.13. Số lƣợng ngƣời lao động Trung tâm phân Theo chuyên ngành đào tạo (tính đến 31/12/2015)

STT Chuyên ngành đào tạo Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) 1 Môi trƣờng 10 1 2 Đo đạc bản đồ 14 1 3 Địa chất, khoáng sản 287 30 4 Nƣớc, thủy lợi 224 23 5 Khí tƣợng thủy văn 3 0,3 6 Kinh tế 141 14,7 7 Chuyên ngành khác 297 30 Tổng cộng 976 100

(Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức cán bộ của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia năm 2015)

Chuyên ngành đƣợc đào tạo về nƣớc, thủy lợi chỉ chiếm tỷ trọng 23% nhƣ vậy là còn thấp so với yêu cầu của đơn vị chuyên về quy hoạch, điều tra tài nguyên nƣớc.

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia đƣợc thành lập từ năm 2008, tiền thân là 3 Liên đoàn Địa chất thủy văn- Địa chất công trình miền Bắc, Trung, Nam, do vậy chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ về địa chất thủy văn, do vậy nhân sự cũng đa số có trình độ chuyên môn về nƣớc dƣới đất. Việc tuyển dụng đƣợc những cán bộ có kinh nghiệm về quy hoạch TNN và lĩnh vực nƣớc mặt gặp rất nhiều khó khăn, bởi những cán bộ đó đã có công việc ổn định, có vị trí nhất định tại một số đơn vị nhƣ: Cục Quản lý tài nguyên nƣớc, Viện Quy hoạch thủy lợi, Trung tâm Khí tƣợng thủy văn quốc gia.... trong khi kinh phí đào tạo của đơn vị phải tự cân đối và chi trả.

Do nguồn kinh phí nhà nƣớc cấp ngày càng hạn hẹp, việc đầu tƣ trang thiết bị thƣờng bị cắt giảm, do đó ảnh hƣớng đến việc quản lý hoạt động dịch vụ tại đơn vị, ảnh hƣởng đến doanh thu chung của toàn Trung tâm. 03 Liên đoàn đƣợc trang bị đầy đủ trang thiết bị nhƣng đã cũ và chƣa đƣợc thay thế, trang bị mới, đơn vị phải tự tìm kiếm dịch vụ để tăng thêm thu nhập cho ngƣời lao động, không đủ nguồn để đầu tƣ máy móc trang thiết bị hiện đại.

Cơ quan Trung tâm thành lập trong điều kiện trụ sở khó khăn, đi mƣợn, đi thuê và chuyển trụ sở 3 lần trong vòng 6 năm, do vậy việc giải quyết nhiệm vụ thƣờng xuyên chiếm nhiều thời gian, chƣa tập trung vào xây dựng các kế hoạch, chiến lƣợc dài hạn.

- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

Do nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị cũng có nhiều định hƣớng khác nhau theo thời gian, để phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao, Trung tâm thƣờng xuyên rà soát cơ cấu tổ chức của cơ quan Trung tâm và 07 đơn vị trực thuộc để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc quản lý hoạt động dịch vụ, song bên cạnh đó cũng có nhiều tồn tại và hạn chế. Nghiên cứu, hiểu rõ những nguyên nhân này là tiền đề để đƣa ra đƣợc những giải pháp giải quyết những tồn tại, đề xuất những kiến nghị với các cấp lãnh đạo nhằm giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc giúp Trung tâm Quy hoạch và Điều tra TNN quốc gia ngày càng quản lý hoạt động dịch vụ hơn nữa.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƢỚC QUỐC GIA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Trang 85 - 93)