Dự báo nhu cầu về hoạt động dịch vụ tài nguyên nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Trang 93 - 95)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Dự báo nhu cầu về hoạt động dịch vụ tài nguyên nƣớc

4.1.1. Về dịch vụ Quy hoạch TNN

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng đã xác định nhiệm vụ cụ thể về quản lý tài nguyên nói chung là “quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia” trong đó “quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông” là nhiệm vụ trọng tâm.

Tài nguyên nƣớc nhiều lƣu vực sông liên tỉnh thực tế đang chịu những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nguồn nƣớc, ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng của nghiều ngành, nhiều địa phƣơng, đòi hỏi cần phải có quy hoạch tài nguyên nƣớc lƣu vực sông. Song để lập quy hoạch tài nguyên nƣớc nhiều lƣu vực sông liên tỉnh, cần phải có nguồn kinh phí rất lớn, cùng với sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các Bộ, ngành và các địa phƣơng trên lƣu vực sông. Do đó, việc lập đề án quy hoạch tài nguyên nƣớc các lƣu vực sông liên tỉnh là rất cần thiết.

Hiện nay, chƣa có quy hoạch tài nguyên nƣớc lƣu vực sông nào đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong khi đó để đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đã có nhiều quy hoạch thủy lợi, thủy điện, cấp nƣớc trên các lƣu vực sông đã đƣợc Chính phủ, các Bộ, các địa phƣơng phê duyệt và triển khai thực hiện; bên cạnh đó để phục vụ yêu cầu công tác quản lý tài nguyên nƣớc có khoảng 20/63 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc đã và

đang tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nƣớc của tỉnh.

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia có đủ năng lực cần thiết về cán bộ, trang thiết bị, các công cụ phần mềm để thực hiện và quản lý tốt công tác quy hoạch tài nguyên nƣớc, do vậy Trung tâm chú trọng đề xuất mở các nhiệm vụ về quy hoạch TNN, phát triển các hợp đồng dịch vụ tƣ vấn quy hoạch tài nguyên nƣớc với các địa phƣơng, các ngành kinh tế xã hội.

4.1.2. Về Điều tra, đánh giá, bảo vệ tài nguyên nước

Dự kiến công tác điều tra, đánh giá,bảo vệ tài nguyên nƣớc sẽ tập trung vào các nhiệm vụ chính sau:

- Biên hội và xuất bản bộ bản đồ tài nguyên nƣớc dƣới đất tỷ lệ 1: 200.000 trên toàn quốc;

- Thực hiện điều tra, đánh giá lập bản đồ tài nguyên nƣớc tỷ lệ 1: 100.000 trên diện tích đất liền;

- Tiếp tục và tăng cƣờng điều tra, đánh giá lập bản đồ tài nguyên nƣớc ở các vùng kinh tế trọng điểm;

- Thực hiện Chƣơng trình điều tra, tìm kiếm nguồn nƣớc dƣới đất để cung cấp nƣớc sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nƣớc;

- Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nƣớc phục vụ xây dựng công trình cấp nƣớc cho các đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam;

- Thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên nƣớc dƣới đất ở các đô thị lớn; - Đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng đến tài nguyên nƣớc:Điều tra, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc dƣới đất các vùng đồng bằng châu thổ.

4.1.3. Về Quan trắc, giám sát tài nguyên nước

Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt đầu tƣ xây dựng các công trình quan trắc nƣớc mặt và đầu tƣ xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nƣớc dƣới

đất vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc. Do vậy, nhu cầu về quan trắc, giám sát tài nguyên nƣớc đối với việc xây dựng các trạm, mạng quan trắc tại địa phƣơng khá lớn.

4.1.4. Về Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đang xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu tài nguyên nƣớc quốc gia, Sở TNMT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng sẽ phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa phƣơng. Đây là những đơn vị có nhu cầu tƣ vấn và xây dựng cơ sở dữ liệu TNN.

4.1.5. Về Địa chất công trình và hoạt động khác

- Tổng chi ngân sách nhà nƣớc cho các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 là 507.750 triệu đồng chủ yếu thực hiện 02 Chƣơng trình: ứng phó biến đổi khí hậu và khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trƣờng, trong đó 122.750 triệu đồng vốn sự nghiệp và 385.000 triệu đồng vốn đầu tƣ phát triển, do vậy có thể tập trung vào nhu cầu điều tra, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc dƣới đất các vùng đồng bằng châu thổ.

- Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả công tác điều tra, quy hoạch và giám sát nguồn nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dịch vụ tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Trang 93 - 95)