Một số kinh nghiệm và bài học cho Hà Nội vềquản lý nhà nƣớc đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 35)

1. Tắnh cấp thiết của đề tài

1.3. Một số kinh nghiệm và bài học cho Hà Nội vềquản lý nhà nƣớc đối vớ

nƣớc đối với các làng nghề

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế và của một số địa ƣơng về quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề nƣớc đối với các làng nghề

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là quốc gia có nền văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng. Một trong những điểm nổi bật của Thái Lan là các làng nghề truyền thống. Chắnh phủ Thái Lan còn thành lập một tổ chức riêng nhằm quảng bá những sản phẩm làm thêm bằng nghề phụ để tạo điều kiện cho ngƣời dân nông thôn có thêm mối thu nhập và để phục hồi một số nghề thủ công truyền thống của Vƣơng quốc.

hiện cũng với nhứng mục tiêu trên. Đây là cuộc vận động mang tắnh chiến lƣợc toàn quốc nhằm khuyến khắch các làng nghề huy động mọi nguồn lực, chuyển tải văn hóa, truyền thống của địa phƣơng mình vào các sản phẩm đã đƣợc lựa chọn làm cho chúng trở thành sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng mình. Chƣơng trình là cơ hội để các làng nghề truyền thống có lịch sử hàng trăm năm đƣợc khôi phục.

Chắnh phủ Thái Lan đã xây dựng 3 nguyên tắc để thực hiện chƣơng trình:

- Thúc đẩy sản phẩm nổi bật của địa phƣơng

- Tăng cƣờng sức sáng tạo và tắnh tự lập của cộng đồng

- Phát triển nguồn nhân lực.

Giai đoạn đầu tiên, chƣơng trình tuyên truyền các hoạt động nhằm làm cho cộng đồng hiểu biết về mục tiêu chƣơng trình, để họ lựa chọn quyết định sản phẩm nổi bật của địa phƣơng mình tham gia chƣơng trình.

Giai đoạn tiếp theo lập danh sách các sản phẩm tham gia chƣơng trình, dự tắnh kinh phắ, tiến hành sản xuất và tiếp thị sản phẩm.

Việc lựa chọn sản phẩm của làng nghề do nhân dân họp bàn quyết định nên không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khâu quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mới là vấn đề cần có sự trợ giúp của Chắnh phủ. Nhà chức trách địa phƣơng đã tìm đến những ngƣời cao tuổi, nghệ nhân và nhất là những ngƣời tình nguyện đi đầu trong sản xuất. Chắnh phủ hỗ trợ một phần nguồn vốn và kết nối các địa phƣơng với thị trƣờng thế giới, sau đó, địa phƣơng phải tự mình hình thành các xƣởng sản xuất, ban đầu tập hợp những ngƣời theo nghề tận dụng nguyên liệu và cơ sở vật chất sẵn có của địa phƣơng, tiếp đó thu hút lao động trong làng (chủ yếu là nữ).

Do việc sản xuất nhỏ, chất lƣợng sản phẩm chƣa đáp ứng đƣợc một số tiêu chuẩn, bao bì chƣa tạo ra sức thu hút nên các sản phẩm của chƣơng trình mới chỉ có mặt tại các cửa hàng tạp hóa nhỏ, quầy bán xăng dầu, bến xe, nhà

ga, chƣa đặt chân vào đƣợc các siêu thị, cửa hàng lớn.

Chắnh phủ đã kêu gọi sự trợ giúp của các tổ chức nƣớc ngoài trong nghiên cứu thiết kế, tiêu chuẩn hóa sản phẩm trong tiếp thị và tổ chức các kênh phân phối trong và ngoài nƣớc. Thực hiện chƣơng trình, tháng 3/2002, tổ chức xúc tiến ngoại thƣơng Nhật Bản (JETRO) đã cử đoàn chuyên gia thiết kế sản phẩm truyền thống đến Thái Lan nhằm thiết kế sản phẩm truyền thống của Thái Lan cho phù hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng Nhật Bản; đồng thời sƣu tập, giới thiệu triển lãm các sản phẩm truyền thống của Thái Lan (đã có 600 sản phẩm đƣợc giới thiệu trong dịp này). Ngoài ra, còn có hàng loạt các cuộc hội thảo phục vụ chƣơng trình ỘMỗi làng một sản phẩmỢ.

Để có thể giúp các làng nghề truyền thống tiêu thụ sản phẩm, Chắnh phủ Thái Lan đã đƣa ra các giải pháp:

- Tổ chức Hội chợ quốc tế lần thứ nhất về sản phẩm truyền thống với sự có mặt của Thủ tƣớng và sự tham gia của 16 quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Sau đó một thời gian, một hội chợ tƣơng tự nhƣ vậy đã đƣợc tổ chức tại Trung Quốc, góp phần quảng bá mạnh mẽ các sản phẩm thủ công của Thái Lan.

- Hàng hóa thủ công mỹ nghệ đƣợc bày bán phần lớn ở các chợ đêm - Chú trọng xây dựng tour du lịch làng nghề truyền thống.

Sau giai đoạn đầu thực hiện chƣơng trình đã thu lợi hơn 32,5%. Doanh số bán sản phẩm thủ công năm 2003 của Thái Lan đạt trên 30 tỷ Bạt, tăng 13% so với năm 2002. Ngoài lợi nhuận là mục đắch đầu tiên thì có thể nói một thành công nữa của chƣơng trình là hình thành các nhóm nghề từ cộng động, cải thiện chất lƣợng rõ rệt sản phẩm địa phƣơng, thiết lập một xã hội cộng đồng nghề nghiệp. Chƣơng trình cũng giúp nâng cao nhận thức của nhân dân về bản sắc văn hóa dân tộc và những nét đặc trƣng của văn hóa các vùng miền.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có nhiều nghề truyền thống lâu đời nhƣ: Nghề dệt vải, dệt tơ lụa, nghề gốm, nghề giấy và nghề đúc kim loại. Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ lịch sử nhƣng nhiều làng nghề ở Trung Quốc vẫn tồn tại và phát triển đến nay. Đến đầu thế kỷ XX, Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủ công làm việc ở các hộ gia đình, trong các phƣờng nghề và làng nghề. Đến năm 1978, cả nƣớc có 1,5 triệu doanh nghiệp phi nông nghiệp, sử dụng 28 triệu lao động, trong đó có 2/3 sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp. Công nghiệp nông thôn chiếm 30% giá trị sản xuất của các công xã nhƣng hiệu quả kinh tế xã hội rất thấp.

Năm 1978, Trung Quốc cũng bắt đầu thực hiện chắnh sách cải cách và mở cửa, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông thôn. Do đó, nghề thủ công và làng nghề thủ công truyền thống đƣợc quan tâm phát triển thông qua các xắ nghiệp hƣơng trấn. Xắ nghiệp hƣơng trấn là tên gọi của các xắ nghiệp công nghiệp, thƣơng nghiệp và xây dựng hoạt động ở nông thôn. Đến nay, các xắ nghiệp hƣơng trấn đã phát triển và hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ chế biến nông sản, công nghiệp và thủ công nghiệp, các nghề thủ công truyền thống, giao thông vận tải và dịch vụ thƣơng nghiệp.

Xắ nghiệp hƣơng trấn có vai trò quan trọng đối với thúc đẩy cái cách kinh tế, làm chuyển biến đời sống nông thôn với chủ trƣơng ỘLy nông bất ly hƣơng, nhập xƣởng bất nhập thànhỢ thu hút 100 triệu lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tại các xƣởng sản xuất ở ngay làng xã với nhiều hình thức nhƣ: cá thể, tƣ nhân, hợp tác xã. Những năm 80, các xắ nghiệp cá thể và làng nghề phát triển nhanh, đóng góp 68% giá trị sản lƣợng công nghiệp nông thôn và trong số 32% sản lƣợng công nghiệp nông thôn do xắ nghiệp cá thể tạo ra có phần đóng góp đáng kể từ làng nghề. Để đạt đƣợc kết quả này, Trung Quốc đã ban hành và thực hiện nhiều

chắnh sách để phát triển ngành nghề truyền thống, bao gồm:

- Chắnh sách thuế: Chắnh phủ quy định chắnh sách thuế khác nhau cho các

vùng và ngành nghề, ƣu tiên các xắ nghiệp hƣơng trấn ở những vùng khó khăn và biên giới. Chắnh phủ còn miễn tất cả các loại thuế cho xắ nghiệp hƣơng trấn trong 3 năm khi mới thành lập. Khi xắ nghiệp hƣơng trấn định hình và phát triển tƣơng đối ổn định, Chắnh phủ thực hiện chắnh sách thuế đồng nhất, bãi bỏ ƣu đãi nhƣng vẫn dành sự ƣu tiên cho những vùng khó khăn. Bên cạnh đó, Chắnh phủ còn cung cấp tắn dụng cho xắ nghiệp hƣơng trấn trong suốt những năm 80, một số ngân hàng lớn đã tham gia cho các xắ nghiệp này vay vốn. Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc và hợp tác xã tắn dụng nông thôn giữ vai trò quan trọng trong thị trƣờng vốn chắnh thức ở nông thôn. Tổng số tiền cho vay của 2 tổ chức này tăng hơn 10 lần trong thời kỳ 1978 Ờ 1990.

- Chắnh sách xuất khẩu: Nhà nƣớc tạo điều kiện cho xắ nghiệp hƣơng

trấn đẩy mạnh xuất khẩu. Từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, nhiều xắ nghiệp hƣơng trấn tham gia xuất khẩu và phát triển nhanh nhờ xuất khẩu. Từ năm 1990 Ờ 1993, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của các xắ nghiệp hƣơng trấn tăng từ 48,6 tỷ nhân dân tệ lên 235 tỷ nhân dân tệ, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 69%, tỷ trọng xuất khẩu của xắ nghiệp hƣơng trấn trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1990 là 15,5%; năm 1993 là 41,5%; năm 1997 là 45,8%. Năm 1996 có khoảng 130 000 trong số 23,6 triệu xắ nghiệp nông thôn tham gia xuất khẩu. Trong đó, riêng mặt hàng thảm đã chiếm 75% số lƣợng thảm ở thị trƣờng Nhật.

- Chắnh sách kắch cầu: Chắnh phủ thực hiện chắnh sách kắch cầu mạnh

ở khu vực nông thôn để tạo thị trƣờng đầu ra cho xắ nghiệp hƣơng trấn. Chắnh sách cải cách của Chắnh phủ đã làm nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân. Khi thu nhập của nông dân tăng, thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng, tạo cơ hội cho các xắ nghiệp hƣơng trấn và ngành nghề truyền thống phát triển.

- Đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến: Quá trình đổi mới

công nghệ ban đầu do xắ nghiệp hƣơng trấn thực hiện để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh. Đầu những năm 90 của thế kỷ 19, các xắ nghiệp hƣơng trấn có nhiều điểm yếu nhƣ kỹ thuật thủ công và lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, năng suất thấp, thiếu nguyên liệu, chất lƣợng sản phẩm kém đã không đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng. Trƣớc tình hình này, Chắnh phủ đã đƣa ra chƣơng trình chuyển giao công nghệ và khoa học tới nông thôn.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực nhƣ đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng...; trong đó có 31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới, chiếm khoảng 10% tổng số làng nghề truyền thống của cả nƣớc. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh nhƣ: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ... có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nƣớc.

Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thƣờng xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ). Tại các làng nghề, số ngƣời giàu và khá giàu ngày càng tăng, 100% số hộ đều có tivi, xe máy, mức thu nhập ở các làng nghề cao gấp từ 3-4,5 lần so với các làng thuần nông, nhờ vậy góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh. Đây còn là nơi cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh với kim ngạch từ 1.200 tỷ đến 1.500 tỷ đồng/ năm.

Để đạt đƣợc kết quả nêu trên, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp về mở rộng và phát triển đồng bộ thị trƣờng làng nghề, nâng cao chất lƣợng hàng hoá của làng nghề; đào tạo nguồn nhân lực; đa dạng hoá các

hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh... , tỉnh Bắc Ninh đã coi việc quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề là một khâu đột phá quan trọng trong phát triển làng nghề.

Hình thành các khu, cụm công nghiệp làng nghề, thực chất là chuyển một phần diện tắch đất canh tác nông nghiệp của chắnh làng nghề sang đất chuyên dùng cho sản xuất CN - TTCN và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề (đặc biệt là các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng) di dời ra các khu sản xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cƣ. Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hƣởng đến môi trƣờng, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn đƣợc sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của ngƣời dân trong làng nghề. Để các khu, cụm công nghiệp làng nghề đƣợc hình thành và hoạt động có hiệu quả, Bắc Ninh đã thành lập ra ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề có nhiệm vụ giúp các cấp, các ngành, trƣớc hết là Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý này là một đơn vị sự nghiệp có thu, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc sử dụng con dấu và mở tài khoản theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp làng nghề, đồng thời là đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, các tổ chức kinh tế - xã hội và Uỷ ban nhân dân các xã có khu công nghiệp làng nghề để giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc quản lý Nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp làng nghề.

Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã dƣới sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các ngành chức năng thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cơ quan này là đầu

mối triển khai, thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan, trực tiếp xây dựng điều lệ quản lý các khu công nghiệp làng nghề, trực tiếp triển khai qui hoạch chi tiết, đƣợc Uỷ ban nhân dân huyện uỷ quyền quản lý trƣớc, trong và sau khi đầu tƣ đối với các khu công nghiệp làng nghề.

Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề, Bắc Ninh đã chú trọng đến hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với sự phân bố xuống tận các xã, phƣờng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh thực hiện chủ trƣơng tất cả các dự án khả thi của các hộ sản xuất đều đƣợc Ngân hàng cho vay 70% giá trị mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay trung hạn và hỗ trợ cho vay từ 30-50% vốn lƣu động. Nhiều làng nghề đƣợc Ngân hàng cho vay đã nhanh chóng nâng cao đƣợc năng lực sản xuất, kinh doanh, có doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm, nhƣ làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, sắt Đa HộiẦ

1.3.1.4. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam

Vào thập niên 70, 80 của thế kỷ trƣớc, Quảng Nam thƣờng đƣợc nhắc tới với những sản phẩm độc đáo, nổi tiếng nhƣ: lụa Phú Bông, Mã Châu; dâu tằm Đông Yên, Thi Lai; gốm sứ Thanh Hà, đúc đồng Phƣớc Kiều, mộc Kim Bồng, chiếu Triêm Tây... Có những sản phẩm đã đi vào thơ ca: "Quảng Nam có lụa Phú Bông, có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn"...

Thế nhƣng, trong quá trình phát triển, ngƣời dân các làng nghề trải qua không ắt thăng trầm; hàng nghìn ngƣời dân không sống đƣợc bằng nghề truyền thống đành phải tìm một lối rẽ mới, khiến nhiều làng nghề rơi vào cảnh bế tắc, mai một dần... Mãi đến những năm gần đây, khi có chắnh sách hỗ trợ, khuyến khắch của Nhà nƣớc, các làng nghề truyền thống xứ Quảng mới bắt đầu đƣợc khôi phục. Và ngƣời dân ở các làng nghề: dệt chiếu, ƣơm tơ, dệt lụa (Duy Xuyên), đúc đồng Phƣớc Kiều (Điện Bàn), mộc Kim Bồng (Hội

An)... mới có điều kiện quay lại với nghề truyền thống của cha ông ḿ nh , tiếp tục chặng đƣờng mới.

Quảng Nam hiện có 89 làng nghề truyền thống đã đƣợc khôi phục và phát triển, chủ yếu tập trung tại thành phố Hội An và các huyện: Duy Xuyên, Điện Bàn, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang.... Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chủ trƣơng đầu tƣ phát triển trong đó đẩy mạnh phát triển kinh tế làng nghề gắn với du lịch. Nghĩa là, lấy du lịch làm động lực để kắch thắch,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)