Giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 91 - 106)

1. Tắnh cấp thiết của đề tài

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghềtrên địa bàn

4.2.1. Giải pháp về quy hoạch

- Hà Nội cần xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển nghề, làng nghề và quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố, trong đó chú trọng đến một số nội dung nhƣ:

+ Khôi phục, duy trì và phát triển các sản phẩm của làng nghề truyền thống có tiềm năng.

+ Các nghề và làng nghề có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có cảnh quan và vị trắ thắch hợp liên kết với các tuyến du lịch theo quy hoạch của cả

nƣớc và của Hà Nội để xây dựng và phát triển các vùng du lịch, văn hóa và sinh thái kết hợp với làng nghề.

+ Ƣu tiên phát triển các phố nghề sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, những nghề tinh xảo có khả năng thu hút khách du lịch thông qua trƣng bày sản phẩm, sản xuất tại chỗ cho khách xem.

+ Đối với các phố cổ, phố cũ trong nội thành mà trƣớc đây là các phố nghề đã có thời kỳ phát triển mạnh đến nay do nhu cầu của thị trƣờng cần tiếp tục chuyển hƣớng sang thành các phố chuyên doanh, phố thƣơng mại.

- Trên cơ sở Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đã đƣợc lập, các địa phƣơng cần có những chắnh sách ƣu tiên về mặt bằng đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề. Bố trắ mặt bằng để xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề. Xây dựng các chƣơng trình hành động và kế hoạch thực hiện nhằm hạn chế tối thiểu tác động của sản xuất làng nghề đến môi trƣờng. Từng bƣớc khắc phục các làng nghề bị ô nhiễm trầm trọng, cải thiện môi trƣờng sống cho nhân dân.

- Bên cạnh đó, trong thời gian tới, thành phố cần di dời các điểm sản xuất, khu vực làng nghề ra xa khu dân cƣ, vào các khu, cụm công nghiệp tập trung. Tăng cƣờng đầu tƣ và có kế hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống lƣới điện, hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc có tác động tắch cực đến sản xuất tại các làng nghề. Xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả trang website về làng nghề. Một số việc làm cụ thể nhƣ:

+ Phát triển giao thông nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và sinh hoạt của làng nghề: Hà Nội cần tập trung đẩy mạnh việc khảo sát và quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống giao thông trong các làng nghề và trên địa bàn toàn Thành phố nhằm đảm bảo sự lƣu thông hàng hóa giữa các làng nghề với thị trƣờng. Kết hợp chặt chẽ xây dựng mới với việc cải tạo, duy

trì và bảo dƣỡng hệ thống đƣờng xá hiện có. Bê tông hóa, nhựa hóa hệ thống đƣờng xá trong các làng nghề để đảm bảo yêu cầu giao thông vận tải bằng cách huy động mọi nguồn lực tập trung, kết hợp giữa vốn từ ngân sách Nhà nƣớc với các nguồn nhƣ: đóng góp trực tiếp, tại chỗ của dân cƣ, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác,Ầ

+ Phát triển hệ thống cung cấp điện: tiếp tục mở rộng hệ thống cung cấp điện đến tất cả các làng nghề nhƣ hệ thống trạm biến áp, đƣờng dây tải điện,Ầđảm bảo cung cấp điện ổn định và có chất lƣợng đến tận các hộ sản xuất.

+ Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc: phát triển cung ứng dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin, Internet phục vụ hoạt động thƣơng mại điện tử, đồng thời có chắnh sách đào tạo, hƣớng dẫn khai thác và sử dụng dịch vụ hiệu quả. Ƣu tiên lắp đặt thuận lợi, giá rẻ đáp ứng mọi nhu cầu về thuê bao điện thoại, cung cấp thiết bị thông tin cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất dƣới hình thức đầu tƣ trả góp với lãi suất thấp, tăng thời gian bảo hành, giảm chi phắ quản lý và các phụ phắ khác.

+ Phát triển hệ thống cấp nƣớc, thoát nƣớc thải: tiến hành quy hoạch và xây dựng các hệ thống công trình kết cấu hạ tầng về cấp, thoát nýớc, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trƣờng.

Xây dựng các công trình nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề nhƣ: xây dựng nhà bảo tàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội làm nơi lƣu giữ những sản phẩm có giá trị, các hiện vật, công cụ sản xuất truyền thống... Thành lập Viện nghiên cứu phát triển và bảo tồn kỹ thuật truyền thống về các nghề, làng nghề: gốm sứ, mây tre đan, dệt lụa, đồ gỗ mỹ nghệ... Xây dựng một số điểm giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ kết hợp với du lịch.

Việc quy hoạch phát triển làng nghề phải gắn với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và bảo tồn, phát triển làng nghề, nâng cấp hệ thống hạ tầng song

song với việc nâng cấp, bảo tồn các di sản văn hóa, di tắch lịch sử, xây dựng, gìn giữ nét văn hóa và hoạt động nghệ thuật nghiên cứu sáng tác phù hợp với từng làng nghề, từng địa phƣơng.

4.2.2. Giải pháp về tổ chức và quản lý nhà nƣớc

- Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về làng nghề cần thƣờng xuyên rà soát các văn bản về cơ chế, chắnh sách chắnh sách liên quan đến làng nghề để điều chỉnh, bổ sung và thống nhất triển khai thực hiện trên địa bàn Thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đầu tƣ, hỗ trợ phát triển các nghề và làng nghề Hà Nội trong thời gian tới. Chú trọng các thông tin hai chiều giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề để phát hiện những tồn tại nhằm đề xuất các giải pháp, cơ chế, chắnh sách hỗ trợ phù hợp có hiệu quả.

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, Mặt trận tổ quốc, và các đoàn thể triển khai các chƣơng trình phục vụ phát triển nghề và làng nghề đạt hiệu quả..

- Các địa phƣơng tập trung tổ chức triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển các làng nghề của Thành phố, phân công các ngành, đoàn thể phụ trách theo dõi hỗ trợ về tổ chức cho từng làng cụ thể.

- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khuyến công trên địa bàn Thành phố, tập trung kinh phắ cho các hoạt động hỗ trợ các làng nghề trong tìm kiếm thị trƣờng, quảng bá giới thiệu sản phẩm, đào tạo nghề, đổi mới thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trƣờng.

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chắnh, thực hiện cơ chế một cửa bảo đảm thông thoáng, giải quyết công việc nhanh gọn kịp thời, hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ sản xuất trong làng nghề sản xuất kinh doanh.

4.2.3. Giải pháp về xây dựng cơ chế, chắnh sách hỗ trợ phát triển làng nghề

* Chắnh sách hỗ trợ về tài chắnh, tắn dụng:

Thành phố cần hoàn thiện cơ chế để các doanh nghiệp làng nghề, hộ sản xuất,..tiếp cận đƣợc với nguồn vốn tắn dụng, vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại với lãi suất ƣu đãi, thủ tục nhanh gọn, thông thoáng. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức tắn dụng, ngân hàng, nâng cao năng lực thẩm định, cho vay các dự án của các cơ quan tắn dụng, đa dạng hóa các hoạt động tắn dụng. Cải tiến các hình thức đầu tƣ tắn dụng thuận tiện, đơn giản cho ngƣời đi vay song vẫn đảm bảo an toàn vốn vay. Ngành ngân hàng cần có cơ chế chắnh sách tăng hạn mức cho vay cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, HTX trong các làng nghề, đồng thời tăng mức cho vay trung và dài hạn tạo điều kiện cho làng nghề sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả bền vững... Tăng vốn tắn dụng ƣu đãi, vốn chƣơng trình kắch cầu của Nhà nƣớc cho các cơ sở làng nghề nông thôn đƣợc vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ƣu đãi nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, sản xuất mặt hàng mới và mặt hàng xuất khẩu

Thứ hai, cần khuyến khắch phát triển mạnh các dự án liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tƣ phát triển giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong làng nghề nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực về tài chắnh, cơ sở vật chất, uy tắn, thƣơng hiệu làng nghề.

Thứ ba, xây dựng cơ chế huy động mọi nguồn lực của các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề và khuyến khắch các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các tổ chức phi Chắnh phủ đầu tƣ vào lĩnh vực phát triển liên quan đến làng nghề. Quan tâm tới các khách hàng truyền thống có ý định hợp tác lâu dài với Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của làng nghề.

Thứ nhất, triển khai đánh giá rà soát trình độ thiết bị, công nghệ để khuyến khắch áp dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp với những công đoạn không cần độ tinh sảo và khéo léo của con ngƣời, đặc biệt là áp dụng khoa học kỹ thuật giảm nhẹ sức lao động trong một số công đoạn sản xuất nhất định.

Thứ hai, cần ban hành và thực hiện cơ chế, chắnh sách, hệ thống các quy định đồng bộ nhằm khuyến khắch các đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và dự án chuyển giao công nghệ, khuyến khắch các hoạt động tƣ vấn dịch vụ, cung cấp thông tin về đổi mới công nghệ cho các làng nghề, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề: phần mềm quản lý sản xuất, quản lý chất lƣợng sản phẩm, xây dựng website, chợ ảo điện tửẦ

Thứ ba, phát triển các hoạt động thông tin tƣ vấn và chuyển giao công nghệ trong sản xuất làng nghề. Thành lập và ƣu đãi cho các trung tâm tƣ vấn hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong các hoạt động trợ giúp các cơ sở sản xuất, hộ gia đình sử dụng các trang thiết bị và công nghệ phù hợp với yêu cầu sản xuất và của thị trƣờng.

Thứ tƣ, áp dụng chắnh sách miễn thuế cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở các làng nghề đầu tƣ đổi mới công nghệ, thiết bị, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ và các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lƣợng thay thế hàng nhập khẩu.

* Chắnh sách hỗ trợ về thị trƣờng tiêu thụ

- Đối với thị trƣờng trong nƣớc: Tạo lập và phát triển đồng bộ hệ thống tiêu thụ sản phẩm làng nghề tại thị trƣờng trong nƣớc, trong đó tập trung việc gắn kết giữa hệ thống các siêu thị, chợ, trung tâm thƣơng mại, hệ thống bán lẻ của các tập đoàn kinh tế lớn với các làng nghề để đƣa sản phẩm vào các hệ thống phân phối. Nâng cấp phòng giới thiệu sản phẩm làng nghề Hà Nội hiện

có thành Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề Hà Nội; Đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng 04 Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống với khách hàng trong và ngoài nƣớc theo các tour du lịch tại các huyện: Thƣờng Tắn, Chƣơng Mỹ, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây.

- Đối với thị trƣờng xuất khẩu: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu cho các làng nghề thông qua các nguồn kinh phắ (xúc tiến thƣơng mại, khuyến công, tắn dụng xuất khẩuẦ), trong đó chú trọng đến dịch vụ cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trƣờng, kết nối giao thƣơng, tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, tham quan khảo sát thị trƣờngẦHỗ trợ các hiệp hội, các làng nghề xây dựng và duy trì trang Website nhằm quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm trên Internet. Thành phố Hà Nội xây dựng trang Website về làng nghề Hà Nội để xúc tiến thƣơng mại, giao lƣu, giới thiệu quảng bá các nghề, sản phẩm làng nghề trên toàn quốc và thế giới.

- Về xây dựng và phát triển thƣơng hiệu làng nghề: Đẩy mạnh việc hỗ trợ các làng nghề trong việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu, nhất là làng nghề truyền thống. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giới thiệu về vai trò, tầm quan trọng của thƣơng hiệu, khuyến khắch các làng nghề đăng ký xây dựng thƣơng hiệu thông qua việc hoàn thiện các cơ chế chắnh sách trong hỗ trợ xây dựng và phát triển thƣơng hiệu làng nghề theo hƣớng nâng mức hỗ trợ kinh phắ cao hơn so với hiện nay.

- Về xúc tiến thiết kế mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng: Nghiên cứu và lập đề án xây dựng đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ thuộc Trung tâm khuyến công và tƣ vấn PTCN Hà nội; tiến tới thành lập trung tâm thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ cấp Thành phố. Hàng năm tổ chức các cuộc thi cấp Thành phố về sáng tác mẫu mã sản phẩm làng nghề theo chuyên đề.

- Về thị trƣờng nguyên liệu: Xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu của một số sản phẩm đặc thù có nhu cầu lớn nhƣ: Mây tre giang đan guột tế, gốm sứ, dệt may, chế biến lƣơng thực thực phẩm... Từng bƣớc hình thành một số vùng cung cấp nguyên liệu ổn định, lâu dài cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn. Tăng cƣờng liên doanh, liên kết hợp tác với các tỉnh, thành trong cả nƣớc trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo ổn định về giá, chất lƣợng, số lƣợng và thời gian giao hàng.

4.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Tăng cƣờng hơn nữa công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chắnh sách hỗ trợ đặc biệt để khuyến khắch các nghệ nhân (nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ƣu tú) và thợ giỏi tham gia đào tạo, chú trọng đến các nghề truyền thống, cổ truyền nhƣ: xây dựng chƣơng trình, viết sách, giảng viên để tránh thất truyền nghề do truyền nghề.

- Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng, mở rộng, sắp xếp lại hệ thống các trƣờng dạy nghề, thu hút lao động học nghề, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động, gắn chƣơng trình giảng dạy với lao động thực tiễn tại doanh nghiệp. Thƣờng xuyên đào tạo, đào tạo lại lực lƣợng lao động, nâng cao những kiến thức và kỹ năng tiếp cận và mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Đồng thời, tiếp tục thực hiện chƣơng trình đào tạo nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn.

-Thực hiện quy chế thƣờng xuyên tổ chức phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, bàn tay vàng cho các lao động làng nghề, tổ chức các cuộc thi tay nghề cho thợ thủ công.

- Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản

xuất tại làng nghề. Tổ chức cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, tham quan học tập kinh nghiệm phát triển làng nghề ở trong và ngoài nƣớc.

- Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nhằm giới thiệu các kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ mới và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại làng nghề.

4.2.5. Giải pháp về phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, Hiệp hội, Câu lạc bộ

Làng nghề hiện bao gồm nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh khá phong phú từ các doanh nghiệp (doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nƣớc), các hợp tác xã, trang trại, tổ sản xuất, hộ kinh doanh cá thểẦ). Việc phát triển doanh nghiệp tại các làng nghề có tắnh khách quan, phù hợp với các điều kiện cụ thể. Đối với làng nghề, việc phát triển doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa xã hội góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, bảo tồn giá trị văn hoá của làng nghề truyền thống; vì vậy cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 91 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)