Hệ thống quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghềtrên địa bànHà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 56 - 62)

1. Tắnh cấp thiết của đề tài

3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghềtrên địa bàn

3.2.1. Hệ thống quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghềtrên địa bànHà Nội

3.2.1. Hệ thống quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn Hà Nội bàn Hà Nội

Sơ đồ 3.1.Hệ thống quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề

Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong quản lý làng nghề:

*Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố; chỉ đạo các Sở, ban, ngành có các chắnh sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn.

- Ra quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức thực hiện việc đăng lý và giám sát chất lƣợng sản phẩm ngành nghề nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật về quản lý chất lƣợng sản phẩm.

- Ra quyết định thu hồi giấy công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

*Ủy ban nhân dân Quận/Huyện/Thị Xã có nhiệm vụ:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn nhằm khai thác, phát huy ngành nghề lợi thế của địa phƣơng gắn với bảo vệ môi trƣờng; phối hợp với các sở, ngành, tổ chức có liên quan tạo điều kiện để các làng nghề thực hiện các chắnh sách của nhà nƣớc về khuyến khắch phát triển ngành nghề nông thôn.

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với UBND phƣờng, xã xem xét các làng đủ tiêu chắ và tổng hợp hồ sơ của UBND xã gửi và có văn bản đề nghị cấp thẩm quyền công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

- Lập danh sách nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đảm bảo tiêu chắ gửi Sở công thƣơng ngành tổng hợp, trình UBND thành phố thu hồi giấy công nhận.

* Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn

- Giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nƣớc đối với nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng;

+ Hƣớng dẫn lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định;

+ Hƣớng dẫn các làng nghề, làng nghề truyền thống chấp hành tốt các chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc;

+ Tổ chức xét khen thƣởng và hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi về UBND cấp huyện.

- Báo cáo UBND cấp huyện danh sách nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đảm bảo các tiêu chắ theo quy định để UBND cấp huyện kiểm tra, tổng hợp xử lý theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo UBND thành phố theo quy định.

- Xử lý vi phạm quy định về nghề, làng nghề và làng nghề truyền thống theo quy định của pháp luật.

* Sở Công thƣơng Hà Nội:

Sở Công thƣơng Hà Nội là đơn vị chuyên môn giúp cho UBND Thành phố thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề. Cụ thể, chức năng của Sở công thƣơng trong quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề đƣợc quy định tại Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 08/9/2016 của UBND Thành phố Hà Nội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công thƣơng thành phố Hà Nội: ỘSở Công thƣơng Hà Nội có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện chƣơng trình, đề án, cơ chế, chắnh sách, kế hoạch phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn (bao gồm cả các ngành nghề, làng nghề nông thôn, các hợp tác xã thuộc lĩnh vực công thƣơng); phê duyệt điều lệ của các tổ chức đóỢ. Phòng Công nghiệp trực thuộc Sở Công thƣơng là phòng chuyên môn giúp cho Lãnh đạo sở quản lý nhà nƣớc đối với tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Cụ thể nhiệm vụ của Phòng Công nghiệp trong quản lý làng nghề nhƣ sau:

- Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị xây dựng quy hoạch, chƣơng trình, kế hoạch, cơ chế chắnh sách phát triển nghề và làng nghề; phối hợp với các phòng, đơn vị tổ chức thực hiện sau khi đƣợc UBND Thành phố phê duyệt. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện chƣơng trình, đề án, cơ chế, chắnh sách, kế hoạch phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn (bao gồm cả các

ngành nghề, làng nghề nông thôn, các hợp tác xã thuộc lĩnh vực công thƣơng); phê duyệt điều lệ của các tổ chức đó.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng các cơ chế, chắnh sách hỗ trợ có liên quan đến xây dựng hạ tầng, xây dựng mới hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các làng nghề, dự án thuộc lĩnh vực TTCN & làng nghề trên địa bàn;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xét công nhận làng nghề trên địa bàn.

- Định kỳ đánh giá tình hình phát triển đối với hoạt động sản xuất TTCN & làng nghề;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định xét chọn và đề nghị xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội; xét chọn và đề nghị Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ƣu tú ngành thủ công mỹ nghệ;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu;

- Thực hiện chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, tạo dựng môi trƣờng cho doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển:

+ Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị xây dựng và triển khai thực hiện công tác hội chợ, triển lãm cho doanh nghiệp công nghiệp, cơ sở sản xuất TTCN, làng nghề;

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp; Làng nghề (thuộc lĩnh vực Công thƣơng) xây dựng và phát triển thƣơng hiệu.

* Phòng Kinh tế Quận/Huyện/Thị xã

Phòng Kinh tế là phòng chuyên môn thay mặt UBND cấp quận/huyện/thị xã quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh tế đƣợc quy định tại Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày

20/01/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội: Phòng Kinh tế thuộc UBND quận, huyện, thị xã có nhiệm vụ tham mƣu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ, công nghiệp, thƣơng mại,Ầ.

Sở Công thƣơng có trách nhiệm hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công thƣơng, trong đó có quản lý tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đối với phòng Kinh tế thuộc UBND quận, huyện, thị xã.

3.2.2. Xây dựng quy hoạch tổng thể cho các làng nghề

Sau khi Thành phố Hà Nội mở rộng địa giới hành chắnh, các phƣơng hƣớng phát triển của Thành phố đƣợc xây dựng bởi một số quy hoạch đã đƣợc thông qua và có tác động đến sự phát triển các làng nghề nhƣ:

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030;

- Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020;

- Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020;

- Quy hoạch mạng lƣới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Trên cơ sở các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, các quy hoạch phát triển làng nghề Hà Nội đƣợc xây dựng cụ thể đối với từng ngành nghề, từng làng nghề nhằm khôi phục lại những ngành nghề và làng nghề đã và đang bị mai một nhƣng trên thị trƣờng có nhu cầu, chú trọng một

số nghề và làng nghề truyền thống có từ lâu đời, mang bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời chuyển đổi đối với một số ngành nghề, làng nghề khó khăn về thị trƣờng thông qua các cơ chế hỗ trợ để cho các làng nghề đó phục hồi và phát triển.

Nội dung quy hoạch phát triển làng nghề của Hà Nội gồm:

- Ƣu tiên phát triển các nghề, làng nghề có giá trị truyền thống;

- Quy hoạch phát triển các ngành nghề theo hƣớng tham gia sản xuất các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho sản xuất công nghiệp;

- Tập trung khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khắ, không khuyến khắch mở rộng và phát triển một số làng nghề gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng;

- Phát triển một số ngành nghề khác nhƣ tránh đá, gỗ; tranh hoa lá khô, hoa giấy, dƣợc liệu, chế biến bảo quản rau quả, ẩm thực,Ầ

- Phát triển làng có nghề mới.

Với mục tiêu nhằm tạo dựng quỹ đất có đủ điều kiện cơ bản về hạ tầng kỹ thuật, mở rộng mặt bằng sản xuất ở các làng nghề góp phần phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ năm 2001, Hà Nội đã triển khai quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đã đƣợc lập với 154 cụm công nghiệp làng nghề, tổng diện tắch quy hoạch là 1 453ha. Cụ thể:

Biểu đồ 3.3. Số lƣợng cụm công nghiệp làng nghê phân theo quận, huyện, thị xã

Nguồn: Khảo sát của Trung tâm Khuyến công Hà Nội

Các cụm công nghiệp làng nghề phân bố tại hầu hết các làng nghề, làng có nghề trên địa bàn Hà Nội. Số lƣợng, diện tắch quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề cơ bản đáp ứng nhu cầu về mặt bằng sản xuất cho các làng nghề. Tuy nhiên quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề vẫn còn dàn trải, nhỏ lẻ, có nhiều cụm diên tắch chỉ khoảng 1ha/cụm, nên diện tắch thực hiện chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển. Ngoài ra, tiến độ triển khai xây dựng cụm công nghiệp làng nghề còn chậm, nhiều làng nghề, các hộ dân tự phát đã lấn chiếm đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất hành lang đê điều để lấy mặt bằng sản xuất nhƣ làng nghề Hữu Bằng (Thạch Thất), làng nghề Liên Hà, Liên Trung, Tân Hội, Tân Lập (Đan Phƣợng), làng nghề La Phù gây khó khăn trong việc quản lý trật tự an ninh xã hội.

Các loại hình đơn vị sản xuất và Hội, Hiệp hội của làng nghề ngày càng phát triển. Tắnh đến năm 2015, làng nghề đã thu hút 739 630 ngƣời tham gia sản xuất. Trong các làng nghề có 2063 công ty cổ phần, 4562 công ty TNHH, 1466 doanh nghiệp tƣ nhân, 164 hợp tác xã. Đã có 50 Hội và hiệp hội đƣợc thành lập và hoạt động với 7553 hội viên nhƣ các Hiệp hội tơ tằm Vạn Phúc, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng, Hội nghề da Kiêu Kị, Hội da giầy Phú Yên,Ầ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)