Xây dựng, ban hành các văn bản quản lý các làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 62 - 68)

1. Tắnh cấp thiết của đề tài

3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghềtrên địa bàn

3.2.3. Xây dựng, ban hành các văn bản quản lý các làng nghề

Trƣớc năm 2000, làng nghề Việt Nam nói chung và của Thành phố nói riêng ắt đƣợc chú trọng gìn giữ và phát triển, chỉ có một số làng nghề làm hàng xuất khẩu cho các nƣớc Đông Âu và Liên Xô (cũ) là có việc làm tƣơng đối ổn định, nghề truyền thống dần bị mai một và chuyển dần sang nghề mới.

Sau năm 2000, nghề và làng nghề đã đƣợc các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo và đề ra những chắnh sách khuyến khắch phát triển nghề và

làng nghề nhƣ:

- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 Ờ 2010 chỉ rõ ỘThủ đô Hà Nội phải đi đầu trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, phát triển nghề và làng nghề truyền thốngẦỢ;

- Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chắnh sách khuyến khắch phát triển ngành nghề nông thôn với những chắnh sách cụ thể về đất đai, mặt bằng sản xuất, nguyên liệu, đầu tƣ, tắn dụng, thuế và lệ phắ, khoa học công nghệ và môi trƣờng, chất lƣợng sản phẩm, lao động và đào tạo;

- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về việc khuyến khắch phát triển công nghiệp nông thôn với những nội dung chủ yếu là hƣớng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, xin ƣu đãi đầu tƣ, nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đầu tƣ xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, quản lý chất lƣợng sản phẩm, bảo vệ môi trƣờng, đào tạo nghề, truyền nghề, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trƣờng, tham gia triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm, tham gia các hiệp hội ngành nghề và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật;

- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn tập trung vào một số nội dung cụ thể nhƣ bảo tồn và phát triển làng nghề, tạo mặt bằng sản xuất, ƣu đãi về đầu tƣ tắn dụng, xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng và Chắnh phủ, cùng với các bộ, ngành, các tỉnh thành phố trên toàn quốc, Thành phố Hà Nội cũ và tỉnh Hà

Tây trƣớc đây đã xây dựng các chƣơng trình, đề án, kế hoạch cụ thể để phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, các làng nghề truyền thống, thúc đẩy thị trƣờng tiêu thụ cả trong và ngoài nƣớc nhƣ:

- Đề án số 34-ĐA/TU ngày 25/01/2005 của Thành ủy Hà Nội khôi phục, phát triển nghề, làng nghề Hà Nội đến năm 2010 với nội dung là bổ sung các cơ chế chắnh sách của thành phố khuyến khắch phát triển nghề truyền thống, phát triển nghề mới và hình thành các phố nghề, làng nghề gắn với du lịch văn hóa sinh thái, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động ở các làng nghề, tiếp tục xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật trong làng nghề theo hƣớng vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, xây dựng mô hình cụm sản xuất làng nghề tập trung;

- Đề án số 19-ĐA/TU ngày 05/3/2007 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015 trong đó xác định nhiệm vụ xây dựng điểm, tuyến du lịch làng nghề truyền thống;

- Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 29/6/2007 của Tỉnh ủy Hà Tây về phát triển kinh tế làng nghề đến năm 2015 và những năm tiếp theo chủ yếu là tạo dựng môi trƣờng thuận lợi để phát triển làng nghề ngành nghề nông thôn, tạo bƣớc phát triển toàn diện và mạnh hơn kinh tế làng nghề, phát triển lực lƣợng sản xuất, và bảo vệ môi trƣờng góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung vào việc ban hành các cơ chế chắnh sách khuyến khắch, hỗ trợ phát triển làng nghề, xây dựng và đƣa vào khai thác các điểm công nghiệp làng nghề, phát triển các nhóm nghề truyền thống, khôi phục và duy trì một số nghề truyền thống độc đáo, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khuyến công và tiến hành đầu tƣ các dự án vùng nguyên liệu;

hoạch số 70/KH-UB ngày 18/12/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế ngoại thành với yêu cầu phải xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đề án, dự án trọng điểm, các cơ chế chắnh sách và lộ trình thực hiện để phát triển kinh tế ngoại thành và từng bƣớc hiện đại hóa nông thôn, trong đó nội dung chủ yếu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn và xây dựng hạ tầng nông thôn theo hƣớng văn minh, hiện đại mà cụ thể với công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy các dự án cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề tập trung, xây dựng các trung tâm đào tạo nhân lực kết hợp giải quyết việc làm tại các huyện ngoại thành, triển khai thực hiện đề án dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn;

- Quyết định số 9849/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND Thành phố Hà nội và Quyết định số 2595/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn đến năm 2015;

- Quyết định số 155/2004/QĐ-UB ngày 13/10/2004 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quy chế công nhận danh hiệu ỘLàng nghề Hà NộiỢ;

- Quyết định số 1492/1999/QĐ-UB ngày 23/12/1999 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây;

- Quyết định số 120/2003/QĐ-UB ngày 02/10/2003 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Qui chế phong tặng danh hiệu ỘNghệ nhân Hà NộiỢ và một số chế độ đối với nghệ nhân;

- Quyết định số 454/QĐ-UB ngày 22/03/2006 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành Qui định tiêu chuẩn công nhận danh hiệu ỘNghệ nhân Hà TâyỢ ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống;

phố Hà Nội ban hành ỘQuy định một số chắnh sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà NộiỢ.

Ngay sau khi hợp nhất địa giới hành chắnh, Thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản:

- Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND ngày 18/5/2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành thủ công mỹ nghệ;

- Quyết định số 85/2009/QĐ-UBND ngày 02/7/2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy chế xét công nhận danh hiệu Ộlàng nghề truyền thống Hà NộiỢ.

- Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 27/01/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.

- Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 04/7/2011 của UBND Thành phố Hà Nội triển khai ỘĐề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020Ợ giai đoạn 2011 Ờ 2015.

- Chƣơng trình số 154/UBND-CT ngày 26/11/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về ỘPhát triển làng nghề kết hợp du lịch giai đoạn 2012 Ờ 2015Ợ.

- Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.

- Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về chắnh sách khuyến khắch phát triển làng nghề thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 6230/QĐ-UBND ngày 18/11/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về phê duyệt Kế hoạch thực hiện chắnh sách khuyến khắch phát triển làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 Ờ 2020.

đến Thành phố, đã hình thành môi trƣờng pháp lý thuận lợi đảm bảo cho việc phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn Hà Nội đƣợc thể hiện trên các mặt nhƣ: cơ cấu kinh tế có bƣớc phát triển rõ rệt, đúng hƣớng và vững chắc; cơ cấu lao động có xu hƣớng chuyển dịch mạnh từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, số hộ, số lao động tham gia sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng lên nhanh chóng; đã hình thành và phát triển nhanh các điểm công nghiệp làng nghề; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tắch đất tăng liên tục; chất lƣợng của sản phẩm làng nghề từng bƣớc đƣợc nâng cao và đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc chấp nhận; cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của nông thôn nói chung, của các làng nghề nói riêng tiếp tục đƣợc đầu tƣ và phát triển theo hƣớng hiện đại hóa; đã thu hút lƣợng lớn khách du lịch trong và ngoài nƣớc vào các tuyến, các điểm du lịch làng nghề truyền thống; các Hội, Hiệp hội, câu lạc bộ nghề đƣợc thành lập; thu nhập, đời sống của ngƣời lao động ở nông thôn ngày càng đƣợc nâng cao đã đƣa Hà Nội trở thành nơi hội tụ nhiều làng nghề nhất cả nƣớc, đặc biệt là nghề, làng nghề truyền thống với bề dày phát triển hàng trăm năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)