Kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 74 - 75)

1. Tắnh cấp thiết của đề tài

3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghềtrên địa bàn

3.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục. Các nội dung đƣợc lựa chọn kiểm tra bao gồm: công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất cho các làng nghề; cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của các làng nghề; công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề; việc bảo vệ môi trƣờng trong các làng nghề.

Thực tế cho thấy, hiện nay mức độ ô nhiễm do nƣớc thải của các làng nghề trên địa bàn thành phố những năm qua có xu hƣớng tăng lên. Ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩn, nƣớc mặt nhiều nơi có hàm lƣợng ô nhiễm vƣợt hàng chục lần đến hàng trăm lần tiêu chuẩn. Tại các làng nghề khắ thải, nƣớc thải, chất thải rắn chƣa đƣợc xử lý đã xả thẳng vào môi trƣờng gây ô nhiễm nghiêm trọng không khắ và các nguồn nƣớc mặt, nƣớc đất tại địa phƣơng. Trƣớc thực trạng đó, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch số 235/KH-UBND về thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng làng nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 Ờ 2020. Theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra, thống kê, kiểm kê, phân loại làng nghề trên địa bàn thành phố theo 8 loại hình sản xuất (bao gồm chế biến lƣơng thực, thực phẩm; thủ công, mỹ nghệ; nhuộm, thuộc da; tái chế chất thải; gia công cơ kim khắ; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi, giết mổ gia

súc; loại hình khác) theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chắnh phủ trong hai năm (2016 - 2017). Hoàn thành việc điều tra, thống kê, phân loại các cơ sở trong làng nghề trên địa bàn các xã, huyện theo các nhóm A (cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng thấp), nhóm B (cơ sở có một hoặc một số công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao) và nhóm C (cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao); đồng thời rà soát, phân loại các cơ sở trong làng nghề phải đƣợc cập nhật bổ sung hàng năm thực hiện trong hai năm (2016 Ờ 2017).

Hàng năm, Sở Công thƣơng là đầu mối tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình hoạt động và khó khăn vƣớng mắc của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các cụm công nghiệp làng nghề. Bên cạnh đó, việc giám sát chuyên đề cũng đƣợc xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm đề ra các chắnh sách thiết thực, có hiệu quả.

Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề đã phát hiện ra nhiều vấn đề bất cập, hạn chế của các đơn vị, địa phƣơng trong khi thực hiện nhiệm vụ, từ đó đƣa ra những kiến nghị với các cấp, các ngành giải quyết, khắc phục thiếu sót một cách nhanh nhất, đặc biệt là những kiến nghị liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất và công tác bảo vệ môi trƣờng làng nghề.

3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)