Đặc điểm chung của các làng nghềtrên địa bànHà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 53 - 56)

1. Tắnh cấp thiết của đề tài

3.1. Tổng quan về các làng nghềtrên địa bànHà Nội

3.1.3. Đặc điểm chung của các làng nghềtrên địa bànHà Nội

3.1.3.1. Điểm mạnh

- Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm chắnh trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nƣớc, đã hình thành mạng lƣới giao thông liên kết vùng và các vùng nguyên liệu của Hà Nội. Đây là những điều kiện thuận lợi để làng nghề Hà Nội phát triển trên cơ sở thu hút nguồn lực, mở rộng thị trƣờng trong, ngoài nƣớc và hội nhập với kinh tế thế giới.

- Hà Nội có bề dày lịch sử, là Thủ đô chứa đựng nhiều đặc trƣng văn hóa Việt, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tắch lịch sử, có nhiều hình thức du lịch trong đó có tour du lịch gắn với làng nghề đang đƣợc đẩy mạnh và phát triển. Đây là nguồn lực và lợi thế cho phát triển các làng nghề gắn với du lịch.

- Hà Nội là nơi tập trung nhiều làng nghề nhất Việt Nam, với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng đƣợc hình thành từ lâu đời nhƣ làng nghề gốm sứ Bát Tràng hình thành cách đây hơn 600 năm, làng nghề sơn mài Hạ Thái, mây tre đan Phú Vinh hình thành cách đây hơn 400 năm, làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ hình thành cách đây 1000 năm, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc hình thành cách đây 1200 năm. Các làng nghề đã có đặc tắnh riêng mang tắnh truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời hơn so với các làng nghề ở địa phƣơng khác. Các nhóm sản phẩm của làng nghề Hà Nội lớn nhất so với cả nƣớc. Các sản phẩm làng nghề lại đa dạng, phong phú về chủng loại mẫu mã. Song có những sản phẩm mang tắnh riêng biệt đặc thù mà chỉ ở Hà Nội mới có nhƣ sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, dát vàng bạc, quỳ Kiêu Kỵ, lụa Vạn Phúc, đúc đồng Ngũ Xã... đây là lợi thế để phát triển nghề, làng nghề.

- Lực lƣợng lao động lành nghề, khéo léo và có kỹ năng tốt trong ngành thủ công. Nhất là có đội ngũ thợ giỏi, nghệ nhân nhiều nhất nƣớc. Lại có số lƣợng lớn các trƣờng đại học, cao đẳng, đặc biệt là các trƣờng mỹ thuật...

- Ở nhiều làng nghề đã hình thành hệ thống doanh nghiệp thƣơng mại sản xuất làm nòng cốt, có tác dụng mở rộng thị trƣờng cho các sản phẩm làng nghề.

- Một số làng nghề đã xuất hiện phân chia giữa các công đoạn sản xuất, liên kết trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.

- Các hoạt động hỗ trợ phát triển làng nghề ở Hà Nội đa dạng, đƣợc đánh giá có hiệu quả tốt.

3.1.3.2. Điểm yếu

- Quy mô hoạt động của các làng nghề còn nhỏ lẻ, phân tán.

- Trình độ công nghệ lạc hậu, chủ yếu sử dụng máy móc đơn giản, lỗi thời. Đối với một số ngành nghề thủ công truyền thống nhƣ: gốm sứ, mây tre đan, làm nón, gỗ mỹ nghệ, công đoạn sản xuất chắnh vẫn phải làm bằng tay, không thể áp dụng máy móc cơ giới cho toàn bộ quy trình sản xuất. Máy móc, công cụ sử dụng trong một số làng nghề là tự chế tạo, chuyển đổi công năng hoặc do các doanh nghiệp quốc doanh thanh lý hoặc nhập khẩu từ các nƣớc có trình độ công nghệ thấp nên năng suất và chất lƣợng sản phẩm bị ảnh hƣởng.

- Chƣa khai thác triệt để loại hình du lịch gắn với làng nghề. Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, quan tam đúng mức của nhiều ngành, nhiều cấp nhất là việc phát triển hạ tầng trong các làng nghề và ngoài phạm vi làng nghề.

- Vai trò của các hội, hiệp hội chƣa cao.

- Thiếu sự liên doanh, liên kết giữa các làng nghề có cùng loại sản phẩm để tạo ra sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

- Do ảnh hƣởng của đô thị hoá và công nghiệp hoá của Hà Nội và sự phát triển công nghiệp của các tỉnh lân cận, nguồn lao động dành cho làng nghề thiếu, không ổn định, kỷ luật lao động kém, tỷ lệ luân chuyển lao động giữa các ngành nghề cao.

- Nguồn nguyên liệu thô dùng cho một số làng nghề khan hiếm, hầu hết nhập từ các tỉnh khác và từ nƣớc ngoài.

- Sản phẩm có chất lƣợng không đồng đều, năng lực thiết kế sản phẩm kém, chủ yếu sản xuất theo các mẫu thiết kế của khách hàng. Chƣa có hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cho các làng nghề.

- Một số dự án khu đô thị, khu nhà ở đang triển khai xây dựng trên địa bàn thành phố chƣa nghiên cứu đầu đủ và thực hiện việc khớp nối hạ tầng kỹ thuật với các khu lân cận, trong đó có các làng nghề nên đã ảnh hƣởng đến tiêu, thoát nƣớc làng nghề.

- Các làng nghề chƣa có quy hoạch điểm dân cƣ nông thôn. Việc xây dựng nhà ở, phát triển khu sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và khả năng tài chắnh của mỗi gia đình. Do đó hạ tầng kỹ thuật chƣa đƣợc đầu tƣ phối hợp để phát triển.

- Công tác quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm của làng nghề chƣa mạnh, quy mô nhỏ theo hƣớng Ộmạnh ai nấy làmỢ, nên chƣa có chiến lƣợc quảng bá chung cho các sản phẩm làng nghề.

- Nguồn vốn đầu tƣ cho khu vực sản xuất làng nghề còn hạn chế.

- Số làng nghề xuất khẩu trực tiếp sản phẩm thấp, nhiều làng nghề vẫn phải xuất khẩu qua các công ty thƣơng mại, do đó phải thông qua nhiều cấp trung gian, thiếu chủ động trong sản xuất, kinh doanh, hiệu quả thấp.

- Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ngày càng trở nên trầm trọng. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề là ở quy mô hộ gia đình, đặt tại nhà và trong khu dân cƣ nên việc thu gom và xử lý chất thải rất khó khăn. Công tác quản lý và những giải pháp bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Chắnh quyền địa phƣơng chƣa có ý thức về tuyên truyền và chỉ đạo nhân dân thực hiện bảo vệ môi trƣờng. Chƣa có cán bộ chuyên môn về môi trƣờng tại cơ sở nên việc quản lý bảo vệ môi trƣờng còn hạn chế.

3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn hà nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)