Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước việt nam (Trang 45 - 50)

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Qua tài liệu thu thập đƣợc từ các nguồn tài liệu học viên tiến hành nghiên cứu tài liệu kế thừa, tiếp thu tri thức và lịch sử từ những ngƣời đi trƣớc đã làm, làm lại những công việc mà đồng nghiệp đã thực hiện. Nghiên cứu tài liệu để thu thập đƣợc những thông tin cần thiết nhƣ cơ sở lí thuyết, thành tựu lí thuyết đã đạt đƣợc, kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc về đối tƣợng nghiên cứu, chủ trƣơng và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu, số liệu, dữ liệu thống kê.

Trong công việc nghiên cứu tài liệu, học viên sẽ nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu, lựa chọn nguồn tài liệu cần sử dụng. Các nguồn tài liệu mang giá trị nghiên cứu khoa học nhƣ sách chuyên ngành, giáo trình, tác phẩm nghiên cứu chuyên môn về nhân lực và công tác quản lý nhân lực đƣợc học viên đọc và phân tích rút ra những vấn đề cơ bản làm lý thuyết xuyên suốt trong nghiên cứu nhƣ khái niệm thế nào là nhân lực, là quản lý nhân lực, có nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận các khái niệm và mỗi cách tiếp cận đều mang quan điểm riêng của tác giả dựa trên cách nhìn chung bao quát, tuy nhiên từ những cách nhìn nhận của nhiều tác giả để học viên đƣa ra các khái niệm gần nhất với quan điểm của mình. Đây là nguồn tài liệu quý giá giúp học viên hiểu và phân biệt những nội dung mình cần nghiên cứu.

Trên cơ sở những tài liệu hiện có học viên sắp xếp theo yêu cầu của bố cục luận văn đƣa ra các nội dung cần phải xây dựng. Tại chƣơng một là khái niệm, tổng quan các chƣơng trình đã nghiên cứu, mỗi tác phẩm ấy đƣa lại những bài học cả về mặt tích cực và mặt còn hạn chế nếu nhƣ áp dụng theo cách này hay cách khác. Tại chƣơng ba từ lý thuyết đã cho học viên áp dụng vào thực hiện các mặt của công tác quản lý và có lựa chọn. Nếu nhƣ công tác quản lý nhân lực bao gồm nhiều hoạt động theo nhƣ lý thuyết thì từ nghiên cứu tài liệu để định hƣớng cho nghiên cứu của luận văn sẽ bao gồm những hoạt động mà cá nhân học viên lựa chọn, nó chỉ là một mảng của công tác quản lý nhân lực nhƣng sẽ có tác động lớn đến toàn bộ nội dung của vấn đề nghiên cứu.

Khi nghiên cứu các tác phẩm khoa học hoàn thiện về lí thuyết, có giá trị cao về luận cứ lí thuyết, tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành cung cấp thông tin nhiều mặt, có ích cho việc phát triển chiều rộng của nghiên cứu, góp ý khách quan về hƣớng nghiên cứu. Tuy nhiên bên cạnh đó học viên cũng nghiên cứu những đề tài khoa học trong ngành nghiên cứu những vấn đề

mang tính cấp thiết, thời sự để nhận thức thêm về quá trình thay đổi, những chuyển biến của nhân lực Kho bạc Nhà nƣớc qua các thời kỳ và cách thức quản lý nhân lực tác động tại mỗi thời kỳ đó ra sao.

Tài liệu lƣu trữ tại cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc, các hồ sơ thuộc thể loại thông tin không công bố trên báo chí nhƣ báo cáo Bộ, ngành, chƣơng trình thực tế… đƣợc nghiên cứu làm cơ sở minh chứng cho những đánh giá của học viên, những tài liệu này rất quan trọng để phân tích đánh giá quá trình và thực trạng của từng nội dung học viên nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Qua phân tích riêng biệt từng bộ phận, học viên tổng hợp để tìm mối liên hệ tất yếu giữa các bộ phận đã đƣợc phân tích, hình thành đƣợc cái nhìn tổng quan về bản chất đối tƣợng nghiên cứu.

Tại chƣơng một từ phân tích lý thuyết, tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm về nhân lực, quản lý nhân lực theo cách hiểu của cá nhân tới tạo thành lý thuyết mới. Từ lý thuyết nhân lực và phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian của công tác tổ chức và các nội dung liên quan để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết học viên thu thập, tổng hợp thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Trên cơ sở của nguồn dữ liệu đã tổng hợp đƣợc sau khi đã hệ thống vấn đề nghiên cứu tại chƣơng một, học viên phân tích những nội dung của công tác quản lý nhân lực tại Cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc tại chƣơng ba theo lý thuyết tại chƣơng một để hệ thống các hoạt động thực trạng đã đạt đƣợc ở

mức độ nào của yêu cầu công việc. Việc quy hoạch có đúng theo các bƣớc hay không? Trong công tác quy hoạch đã làm đƣợc những gì? Những gì làm tốt và những gì chƣa làm tốt. Công tác đào tạo bồi dƣỡng đƣợc thực hiện hàng năm theo yêu cầu công việc, mặc dù đầy đủ các bƣớc theo lý thuyết nhƣng đánh giá kết quả thực tế vẫn nhìn thấy những lỗ hổng, vậy phân tích để đánh giá tìm ra những hạn chế để khắc phục. Tƣơng tự nhƣ vậy trong các hoạt động đánh giá và đãi ngộ nhân lực, khi phân tích đối chiếu với lý thuyết của chƣơng một có đúng có thứ tự, tuy nhiên lý thuyết là cứng nhắc nhƣng trong thực tế vận dụng lý thuyết sao cho mềm dẻo, linh hoạt và hợp lý là nghệ thuật của ngƣời làm công tác quản lý nhân sự.

Phân tích không chỉ trong nội dung nghiên cứu mà phân tích cả tâm lý con ngƣời trong các hoạt động thực thi công việc, phân tích đƣợc kỹ nội dung công việc và tâm lý con ngƣời sẽ đƣa ra đƣợc các giải pháp cho chƣơng bốn. Việc dùng phƣơng pháp phân tích hiểu đƣợc nhu cầu của nhân lực qua lý thuyết từ nhu cầu tâm sinh lý đến nhu cầu cao hơn sẽ giúp ngƣời làm quản lý nhân lực có những đề xuất trong xử lý công việc. Cần quy hoạch thế nào? Xây dựng vị trí việc làm ra sao? Đánh giá nhân lực cần chú ý những điểm nào? Thứ tự ƣu tiên cho các nội dung đánh giá. Hình thức đãi ngộ làm cho nhân lực đƣợc thỏa mãn và tôn trọng.

Sau khi phân tích các vấn đề nghiên cứu thành những mảng nhỏ để tìm đƣợc bản chất của đối tƣợng. Tổng hợp là việc quan trọng để đúc rút ra những kết luận có ảnh hƣởng trực tiếp đến tổng thể công trình nghiên cứu. Khi tổng hợp liên kết các vấn đề nghiên cứu tạo thành hệ thống lý thuyết mới về đối tƣợng cần nghiên cứu. Tại chƣơng một sau khi phân tích các nội dung nghiên cứu, học viên tổng hợp đƣợc bài học kinh nghiệm. Tại chƣơng ba sau khi phân tịch học viên sẽ rút ra những kết luận về công tác quản lý nhân lực còn yếu, thiếu những gì. Chẳng hạn nhƣ công tác đánh giá còn chƣa mang lại kết

quả nhƣ mong đợi là do đâu, cơ chế chính sách hay tâm lý ngƣời thực hiện? Tại sao lại chảy máu chất xám do chế độ đãi ngộ chƣa hợp lý? Việc dùng đồng thời song song cả hai phƣơng pháp phân tích và tổng hợp giúp học viên nhìn thấy mối quan hệ mật thiết cần phải có giữa lý thuyết và thực tế, lý thuyết định hƣớng và thực tế giúp ngƣời làm lý thuyết có bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp và khoa học, giúp lý thuyết ngày càng hoàn thiện và gần gũi với thực tế.

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Thực hiện nghiên cứu lý thuyết qua thu thập và xử lý để tìm ra bản chất của công tác quản lý. Tại luận văn, để minh chứng cho lý thuyết và việc áp dụng lý thuyết vào nghiên cứu, bên cạnh việc thống kê tài liệu theo các loại hình để nghiên cứu học viên còn thu thập thông tin, số liệu để mô tả minh chứng. Tại chƣơng tổng quan sau khi mô tả về các nội dung tham khảo học viên đã phân tích và tổng hợp để tạo lên một chỉnh thể mới. Tuy nhiên, để hiểu đƣợc thực trạng hoạt động của Kho bạc nhà nƣớc theo các nội dung và tình hình công tác quản lý nhân lực của Kho bạc Nhà nƣớc thời gian qua, học viên dùng phƣơng pháp thống kê để mô tả những hoạt động bằng con số, nhận xét. Mỗi mảng của công tác đƣợc thông kê theo số liệu từ năm 2011 đến 2016 trong đó mô tả chi tiết từng con số thông qua biểu bảng, điều này giúp học viên nhìn thấy rõ sự thay đổi nguồn lực hàng năm theo các tiêu chí phù hợp từ cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, theo trình độ chuyên môn.

Nhìn vào các bảng số đƣợc thống kê theo tiêu chí đánh giá học viên giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc bao quát tình hình, tuy nhiên bên cạnh đó học viên cũng có những diễn giải để đánh giá sự thay đổi qua các thời kỳ và rút ra kết luận về công tác trong cả một giai đoạn dài. Qua đó có những đề xuất mới tại chƣơng giải pháp.

Việc sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp trong nghiên cứu giúp học viên có cách nghiên cứu logic về công tác Quản lý nhân lực tại cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam. Từ thống kê, nghiên cứu, mô tả, phân tích và tổng hợp tài liệu và dữ liệu để tạo thành một chỉnh thể nghiên cứu hoàn chỉnh giúp cho ngƣời đọc có cái nhìn bao quát và tổng thể về Kho Bạc Nhà nƣớc nói chung và công tác quản lý nhân lực tại đơn vị nói riêng.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN KHO BẠC NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

3.1. Khái quát về cơ quan Kho bạc nhà nƣớc và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhân lực tại cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước việt nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)